Kính gửi BBT lucbat.com!
Tôi là Phạm Đan Quế, tác giả một số sách viết về Truyện Kiều, trong đó có quyển Truyện Kiều đọc ngược với 3.254 câu Kiều xếp ngược từ câu cuối lên câu đầu tiên của Truyện Kiều. Tôi đã có những nghiên cứu đầu tiên về Thơ lục bát thuận nghịch độc. Nay xin gửi tới các bạn yêu thơ lục bát một loại hình thơ mới để các bạn cùng làm quen và chia sẻ. Đây là một loại thơ có thể chứng minh tính độc đáo và kỳ diệu của ngôn ngữ Việt. Nay xin gửi tới BBT để đưa lên Lucbat.com và mong loại thơ độc đáo này của Việt
Kính thư!
Thơ thuận nghịch độc đã có ở Việt Nam từ trước năm 1720 với Tiến sĩ Nguyễn Quý Đức (1648-1720), người xã Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội, trong bài Vịnh Chùa Trấn Quốc. Sau đó là Nguyễn Huy Lượng (? – 1808) với bài Cảnh Tây Hồ, Phạm Thái (1777-1813) với bài Đề mỹ nhân đồ, Tự Đức (1829-1883) với bài Xuân hứng…
Đến những năm bảy mươi của thế kỷ 20 mới chỉ tìm được 15 bài, tất cả đều là thơ thất ngôn bát cú thuận nghịch độc. Có thể các nhà nho xưa vốn sành và rất giỏi về thơ cũng có nhiều người làm loại thơ này nhưng tài liệu hiện còn không thấy ghi lại.
Thơ thuận nghịch đôc rất khó làm vì phải viết được những câu thơ đọc xuôi, đọc ngược đều thành câu, đúng luật, đúng vần và trọn nghĩa. Chỉ những nhà nho có tài dụng công tiểu sảo mới làm nổi. Các nhà thơ thuộc lớp tân học ít ai làm và cũng không thích làm loại thơ này. Trong Phong trào thơ mới, cũng chỉ có thi sĩ Hàn Mặc Tử khi đi vào thơ Đường luật đã làm hai bài thất ngôn bát cú là bài Đi thuyền và Cửa sổ đêm khuya (Thơ lục chuyển).
Khi chuẩn bị cho ra mắt quyển Truyện Kiều đọc ngược, chúng tôi đã để ý đến thơ thuận nghịch độc và bước đầu thử nghiệm một số bài thơ lục bát, song thất lục bát và giới thiệu trên tạp chí Thế giới mới. Tuy không hay làm thơ nhưng trong nghiên cứu chúng tôi có viết một số bài thơ thuận nghịch độc theo các thể loại khác nhau. Trong giao lưu với các bạn thơ, chúng tôi đã nêu thành những công thức cụ thể của từng loại.
Trong bài này chỉ xin giới thiệu sau đây ba loại thơ lục bát thuận nghịch độc với quy cách làm cụ thể và những thí dụ minh họa.
1. THƠ LỤC BÁT THUẬN NGHỊCH ĐỘC THEO TỪNG KHỔ
Thơ lục bát thuận nghịch độc vừa phải luật thơ lục bát lại phải có khả năng đọc ngược, ta hãy xét 2 câu:
TRIỀU DÂNG
Ngàn mây vạc lướt xiêu xiêu
Triều dâng vang tiếng gác chèo sương tan
Đọc ngược từng chữ câu thứ nhất rồi đến câu thứ hai:
Xiêu xiêu lướt vạc mây ngàn
Tan sương chèo gác tiếng vang dâng triều
(Tạp chí Thế giới mới số 704)
Qua bài này ta thấy về luật, hai câu lục bát phải như sau:
B, T là bằng (B), trắc (T) bắt buộc, những chữ B có số ở sau (B1, B2) là những chữ phải cùng vần theo nhóm. Riêng câu bát, chữ B2 và B1 ở đầu câu tuy cùng bằng không cùng vần nhưng không được cùng một thanh (chữ này dấu huyền thì chữ kia không dấu và ngược lại – tan và chèo). Giữa chữ B1 và B2 ở cuối câu cũng vậy, cùng bằng nhưng không được cùng một thanh (vang và triều). Nhìn bảng trên, về hình thức ta thấy khá đối xứng, 2 chữ trắc ở giữa cả 2 câu, còn lại toàn vần bằng
Thơ lục bát thuận nghịch độc thường phải có vài ba khổ để nêu được đủ ý của mình. Trường hợp này các khổ thơ phải nối vần được với nhau, sau đây là một thí dụ (Những câu thơ đọc ngược in bằng chữ nghiêng):
TRĂNG THU TÂY HỒ Phạm Đan Quế 1. Chờ trăng gió lộng Hồ Tây Đầy vơi thơ thẩn khách say trăng mờ Tây Hồ lộng gió trăng chờ Mờ trăng say khách thẩn thơ vơi đầy 2. Sang thu ửng ráng trời mây Bay trầm vàng ánh tháng ngày quê hương Mây trời ráng ửng thu sang Hương quê ngày tháng ánh vàng trầm bay 3. Vui buồn vẫn thuở thơ ngây Cay chua bùi ngọt... đắm say bao đời Ngây thơ thuở vẫn buồn vui Đời bao say đắm... ngọt bùi chua cay 4. Quang mây rực sáng Hồ Tây Say mê tràn ngập ngất ngây thu vàng Tây Hồ sáng rực mây quang Vàng thu ngây ngất ngập tràn mê say... ...Chờ trăng gió lộng Hồ Tây Đầy vơi thơ thẩn khách say trăng mờ... (Tạp chí Thế giới mới số 714) |
HƯƠNG QUÊ (Lục bát thuận nghịch độc theo từng khổ thơ) Đầy vơi nhớ tiếc mênh mông Trông vời ngày tháng nhớ mong mai rày Mông mênh tiếc nhớ vơi đầy Rày mai mong nhớ tháng ngày vời trông Đời xuân trả nợ tơ lòng Mong chờ sùi sụt ngóng trông ngùi ngùi Lòng tơ nợ trả xuân đời Ngùi ngùi trông ngóng sụt sùi chờ mong Trời mây trải rộng quê hương Trường xuân tươi thắm chiếu gương ngời ngời Hương quê rộng trải mây trời Ngời ngời gương chiếu thắm tươi xuân trường Ngày ngày tháng tháng yêu thương Trường canh ngây ngất vấn vương đêm ngày Thương yêu tháng tháng ngày ngày Ngày đêm vương vấn ngất ngây canh trường (Tạp chí Thế giới mới số 710) |
********
2. THƠ LỤC BÁT TẢ HỮU THUẬN NGHỊCH ĐỘC
Thơ lục bát tả hữu thuận nghịch độc vừa phải theo đúng luật thơ lục bát lại phải có thể đọc ngược từng câu từ trái sang phải và từ phải sang trái. Ta hãy xét bài thơ sau đây:
PHÚC LỘC XUÂN Xuân sang lộc phúc chan hòa Lời trao nhân nghĩa nở hoa ân tình Người xa mộng ước hương quỳnh Mây hồng ngời rạng bóng hình quê hương Say mê ước hẹn yêu thương Đài hoa ngây ngất quyện hương Tây Hồ Mai vàng dãi nắng mong chờ Đào hoa lơi lả cợt đùa hương xuân |
ĐỌC NGƯỢC TỪNG CÂU Hòa chan phúc lộc sang xuân Tình ân hoa nở nghĩa nhân trao lời Quỳnh hương mộng ước xa người Hương quê hình bóng rạng ngời hồng mây Thương yêu hẹn ước mê say Hồ Tây hương quyện ngất ngây hoa đài Chờ mong dãi nắng vàng mai Xuân hương đùa cợt lả lơi hoa đào (T/cThế giới mới số 723, Xuân Đinh Hợi) Có thể đọc tiếp bài thơ đọc ngược này (Phải sang trái, trên xuống dưới). |
Qua bài này ta thấy về luật, hai câu lục bát phải như sau:
|
B, T là bằng (B), trắc (T) bắt buộc, những chữ B có số ở sau (B1, B2…) là những chữ phải cùng vần theo nhóm. B3, B4… cùng vần với những chữ đầu và cuối hai câu lục bát tiếp theo (Tức câu 3 và 4). Riêng câu bát, chữ B3, B1… ở đầu câu hay B2, B4… ở cuối câu tuy cùng bằng không cùng vần nhưng không được cùng một thanh (chữ này dấu huyền thì chữ kia không dấu và ngược lại – hoa và tình…). Nhìn bảng trên, về hình thức ta thấy khá đối xứng, 2 chữ trắc T ở giữa các câu, còn lại toàn vần bằng B.
Thơ lục bát thuận nghịch độc thường phải có vài ba khổ để nêu được đủ ý của mình, các khổ thơ phải nối vần được với nhau như thí dụ ở trên.
***
CHIỀU HỒ TÂY (Lục bát tả hữu thuận nghịch độc) Hồ Tây sóng vỗ xa khơi Chèo ai lơ lửng nổi trôi mây ngàn Chiều thu vẳng tiếng hò khoan Hương thơm ngào ngạt chứa chan men nồng Sương giăng trải rộng mênh mông Mờ trăng hương khói thuỷ chung ân tình Mưa rơi biển sóng bồng bềnh Đầy vơi hờ hững bóng hình ngây thơ |
TÂY HỒ CHIỀU (Đọc ngược) Khơi xa vỗ sóng Tây Hồ Ngàn mây trôi nổi lửng lơ ai chèo Khoan hò tiếng vẳng thu chiều Nồng men chan chứa ngạt ngào thơm hương Mông mênh rộng trải giăng sương Tình ân chung thuỷ khói hương trăng mờ Bềnh bồng sóng biển rơi mưa Thơ ngây hình bóng hững hờ đầy vơi (Tạp chí Thế giới mới số 726) |
3. THƠ LỤC BÁT THUẬN NGHỊCH ĐỘC THEO ĐÚNG NGHĨA
Thơ lục bát thuận nghịch độc theo đúng nghĩa – tức là đọc từ đầu đến cuối bài rồi lại đọc từ cuối trở lên thì có hai cách:
A- Bài lục bát có số câu thơ lẻ kết thúc bằng câu lục để có thể đọc ngược từng câu từ cuối trở lên đầu theo công thức:
|
MƯA RƠI Mưa rơi lạnh vắng xa người Thờ thẫn thương nhớ cảm hoài trào dâng Trường canh gió thoảng lâng lâng Hương quê gìn giữ núi rừng mông mênh Duyên tơ đượm thắm hương quỳnh Thêm say chiều sớm bóng hình chờ trông Yêu thương mãi nguyện thủy chung |
ĐỌC NGƯỢC Chung thủy nguyện mãi thương yêu Trông chờ hình bóng sớm chiều say thêm Quỳnh hương thắm đượm tơ duyên Mênh mông rừng núi giữ gìn quê hương Lâng lâng thoảng gió canh trường Dâng trào hoài cảm nhớ thương thẫn thờ Người xa vắng lạnh rơi mưa |
B- Bài lục bát có số câu thơ chẵn thì câu bát cuối phải cắt ra 6 chữ thành câu lục, 2 chữ còn lại được nối liền với 6 chữ của câu lục thành câu bát… – thì không thể theo đúng luật bằng trắc thông thường mà phải dùng biến thể và công thức của một bài thơ lục bát thuận nghịch độc có thể sẽ như sau:
|
Cũng có thể một số chữ có thay đổi chút ít, nhưng những chữ cùng vần bằng là bắt buộc. Xin nêu ở đây một thí dụ, dấu - trong câu bát là để ngắt ra câu lục khi đọc ngược:
XUÂN TÌNH MỘNG Ngời sắc xuân liễu thướt tha Hò hẹn - thân lẻ dáng hoa tím chiều Trăn trở hình bóng dấu yêu Tha thiết - tình mộng ước trào ý dâng Canh thâu ngời rạng ánh dương Đào hoa - lơi lả khói sương mơ chiều |
ĐỌC NGƯỢC Chiều mơ sương khói lả lơi Hoa đào dương ánh rạng ngời thâu canh Dâng ý trào ước mộng tình Thiết tha yêu dấu dáng hình trở trăn Chiều tím hoa bóng lẻ thân Hẹn hò tha thướt liễu xuân sắc ngời |
********
4. THƠ LỤC BÁT CHUYỂN THÀNH THẤT NGÔN BÁT CÚ
Xin giới thiệu sau đây là bài thơ lục bát độc đáo của chúng tôi có thể chuyển thành thất ngôn bát cú :
CHÈO BẾN LẠNH Bến bờ quen lạ thẳm xa Nhặt khoan sóng nổi trôi hoa giọng hò Sông xanh sương khói lững lờ Hương thơm biển sáng ngọc ngà mới dâng Mộng tình dáng liễu gió sương Bóng chèo gầy đẩy mái buông chiều tà Mênh mông lơi lả đợi chờ Chứa chan lạnh vắng mịt mờ xứ xa. |
CHUYỂN THÀNH THẤT NGÔN BÁT CÚ Quen lạ giọng bờ bến thẳm xa Nhặt khoan hò sóng nổi trôi hoa Sông xanh dâng hững hờ sương khói Biển sáng hương thơm mới ngọc ngà Tình mộng gió sương gầy dáng liễu Bóng buông chèo mái đẩy chiều tà Mênh mông vắng đợi chờ lơi lả Chan chứa lạnh mờ mịt xứ xa |
PHẠM ĐAN QUẾ
(Email: phamdanque@yahoo.com.vn)
Phạm Đan Quế - phamdanque@yahoo.com - 0909842973 - CT 3-4-20 Riverside Đường Nguyễn Lương Bằng Q7 TPHCM
(Ngày 12/10/2014 3:12:47)
Trả lời bạn đọc xyz - 116 Cống Quỳnh Q1 TPHCM,
xyz - xyz@royal.net - 0838408496 - Equest Academy,116 Cống Quỳnh, Q.1, tpHCM
(Ngày 04/09/2011 21:07:25)
Tác giả Phạm Đan Quế có những đóng góp thú vị, chúng tôi chỉ có vài nhận xét thế này:
Nguyễn Đức Tuỳ - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - Việt Trì-Phú Thọ
(Ngày 23/02/2010 11:57:57 AM)
Đúng là thầy Tuân có nhiều sáng tạo. Học tập thầy tôi cũng xin đọc ngược hai câu cuối bài thơ của thầy và tên tác giả để tặng lại thầy nhé! "Xa xa trời biếc, nắng đầy mây cao
Trần Mạnh Tuân - tranguyenanh@gmail.com - 091353 0266 - Hà Nội
(Ngày 22/02/2010 03:43:14 PM)
Xin đọc hai câu cuối thơ của thầy Tuỳ và tên tác giả theo kiểu thơ...ngược đời , tặng thầy Tuỳ nhé: "Mê say ước hẹn yêu người Tuỳ đức nguyễn tình duyên tươi, Trần Mạnh Tuân
Nguyễn Đức Tuỳ - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - Việt Trì-Phú Thọ
(Ngày 22/02/2010 10:19:32 AM)
Kính gửi nhà thơ Phạm Đan Quế cùng các bạn thơ! Bài1. XUÂN TÌNH YÊU
Trần Mạnh Tuân - tuan_hwru@fulbrightmail.org - 091 353 0266 - Hà Nội
(Ngày 5/02/2010 07:38:20 PM)
Kính gửi tác giả Phạm Đan Quế! Không được trực tiếp dự ngày Thơ lục bát lần thứ nhất, nhưng tôi cũng được đọc bài thơ Thuận nghịch độc KÝ ỨC của tác giả Đặng Văn Phú: KÝ ỨC Ve con hát giọng ngân vang In chân nhẹ bước đây đâu Đặng Văn Phú Rất tâm đắc với thể loại này, tôi cũng mạo muội thử làm một bài, đọc ngược cả tên lẫn bài thơ. Xin tặng tác giả Pham Đan Quế và bạn đọc đọc chơi nhé: Sang Thu Ao Thu nước lặng sen phơi, Thu sang Trần Mạnh Tuân |