Trước tiên đặt câu hỏi : Tên bài thơ đặt là Nguyên Tiêu đã đúng chưa?
Ngày xưa ở Trung Hoa vào đêm rằm tháng giêng triều đình mở dạ tiệc nêu tên người đỗ đầu bảng tức trạng nguyên. Nguyên là đỗ đầu, tiêu là nêu. Đêm rằm tháng giêng là đêm nguyên tiêu được ghi vào lịch, trở thành phong tục trong tâm thức của họ. Dù không còn việc nêu danh trạng nguyên vào đêm rằm tháng giêng. Nhưng theo phong tục truyền thống cuả họ thì rằm tháng giêng vẫn gọi là nguyên tiêu với nội dung mới.
Đối với người Việt Nam thì “nguyên tiêu” không tự nó mang sẵn ý nghĩa là rằm tháng giêng, và rằm tháng giêng cũng không tự nó mang sẵn ý nghĩa là nguyên tiêu như ở Trung Quốc. Nếu cứ mặc nhiên gọi rằm tháng giêng là nguyên tiêu thì không đúng.
Xét về chữ nghĩa. Nếu lấy nguyên là đứng đầu và tiêu là nêu thì nguyên tiêu là đêm nêu tên người đứng đầu Lấy chữ nguyên tiêu với chữ nguyên là đầu tiên và chữ tiêu với nghĩa là đêm thì nó chỉ có nghĩa là đêm đầu tiên với chức năng là vị ngữ.Nó có thể kết hợp với bất cứ chủ ngữ nào. Thí dụ. Buổi họp đêm đầu tiên thì là nguyên tiêu đàm. Đêm đầu tiên ở nhà mới thì là nguyên tiêu tân gia, Đêm rượu đầu tiên là nguyên tiêu tửu.
Tín ngưỡng Phật giáo của người Việt thì hàng năm vào đêm rằm tháng giêng là đêm lễ chính đầu tiên ở chùa. Mồng một ngày thường người ta cũng lên chùa thắp hương. Nhưng chỉ đến đêm rằm tháng giêng mới làm lễ chính. Lễ là có đọc sớ, dâng sớ, giải hạn. Như vậy với người theo đạo phật lễ đêm rằm tháng giêng là lễ đầu tiên. Viết theo Hán Việt là lễ nguyên tiêu. Chỉ cần nói đêm lễ nguyên tiêu, người ta tự hiểu là đêm rằm tháng giêng.
Nếu đêm rằm tháng giêng này Hồ Chủ Tịch họp để nêu tên những người đứng đầu bảng thành tích xuất sắc thì đêm này gọi là đêm nguyên tiêu với nghĩa nguyên là đứng đầu bảng, tiêu là nêu. Nếu chủ đề chính của buổi họp này không phải như vậy thì nguyên tiêu gì đây? Thì tác giả đặt tên đầy đủ rồi đấy thôi : NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN
Một người nước ngoài hỏi Hồ Chủ Tịch: ông làm thơ? Hồ Chủ Tịch trả lời: tôi viết nhật ký. Đấy là cơ sở để nghĩ rằng bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN là nhật ký Hồ Chủ Tịch ghi lại những việc đã làm trong đêm Rằm tháng giêng đầu tiên họp mặt đón xuân:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Hồ Chủ Tịch không khen không chê bản dịch của Xuân Thủy. Cụ không khen không chê tức là không hay, không dở. Khi đó Xuân Thủy nghe Hồ Chủ Tịch đọc xong, ngẫm nghĩ một lát là dịch ngay, chưa có thời gian nghiền ngẫm.
Tôi xin gọi bản dịch của Xuân Thủy là Rằm Xuân. Hỏi:
- Rằm Xuân đã là bản dịch hay nhất chưa? Đã thật trúng với ý của bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN hay chưa?
Đã qua sáu mươi năm. Vẫn chỉ có Rằm Xuân được dùng cùng NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN. Vẫn chưa có bản dịch nào khác được phổ biến rộng rãi. Tại sao?
Hiện nay đang có những câu lạc bộ thơ thi dịch bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN, vì nhiều người không phục bản dịch của Xuân Thủy.
Xin bàn đôi nét về bản dịch của Xuân Thủy
ở Miền bắc Việt
Sau đây tôi phân tích và dịch bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN
Hồ Chủ Tịch không viết ra bản chữ Hán bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN. Để dịch bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN cho trúng và hay thì phải nhận diện cho trúng và hay chữ Hán trong bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN
Theo bài viết của Tường Quang và Dương Văn Khoa đăng ở Tạp chí Thơ tháng mười và tháng mười một năm 2008 thì trong các năm 1967 và 1970 đã có báo đăng bản chữ Hán bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN. Trong đó, bản in năm 1970 có chữ khác với bản in năm 1967. Cũng không khẳng định được bản in năm 1967 là do Hồ Chủ Tịch tự tay viết. Nếu bản in năm 1970 là của người biên tập báo thì người biên tập phải biết rõ, bản in năm 1967 không do Hồ Chủ Tịch viết, và không đồng ý với cách dùng chữ trong bản in đó, thì mới dám viết khác đi. Nghĩ thế này. Năm 1967. báo muốn in bản chữ Hán bài NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN. Hồ Chủ Tịch bảo ai đó viết. Cũng như việc Hồ Chủ Tịch không tự dịch mà bảo Xuân Thủy dịch và không nhận xét bản dịch của Xuân Thủy. Nghĩ thế này Hồ Chủ Tịch không tự viết, không tự dịch, cũng không nhận xét bản viết, bản dịch của ai , là cứ để cho các nho sĩ thi nhân đàm đạo đàm đạo mãi.
Nếu viết ra bản chữ Hán mà tạo nên sự thu hút của bài thơ này thì Hồ Chủ Tịch viết ra ngay khi làm bài thơ. Chính bởi không có bản chữ Hán nên đã tạo nên sự thu hút của bài thơ. Vậy thì cũng không bàn đến việc viết ra bản chữ Hán cho bài thơ này. Bài thơ này không chỉ là dịch theo chữ Hán đã được viết rõ, mà phải là cảm với sự nghiền ngẫm để nhận diện ý bài thơ nói gì, rồi mới nhận diện chữ. Chưa nhận diện được ý bài thơ nói gì mà đã viết chữ thì không được đâu.
Nguyên tiêu nguyệt chính viên là gì?
Chìa khóa là ở hai chữ “kim dạ” đặt ngay ở đầu câu mở đầu. Dùng hai chữ “kim dạ” mở khóa để biết đêm nay là đêm gì?
“Nguyệt viên” là trăng tròn. Đêm nay đêm trăng tròn, thì có nghĩa đêm nay là đêm rằm. Chữ chính 正 đứng vào giữa hai chữ “nguyệt viên” thành nguyệt chính viên: chỉ ra vai trò của đêm rằm này. Người Việt
“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên” nghĩa là gì? Trước tiên nhận diện chữ xuân thiên. Tôi nhận diện chữ thiên 兛 là dời
Thiên nhiên dời chuyển bốn mùa xuân hạ thu đông gọi là sang mùa. Xuân thiên là xuân sang. Tiếp xuân thiên là đón xuân sang
Thông thường đón xuân thì có rượu. Hỏi buổi đón xuân này Hồ Chủ Tịch có rượu không? Theo phong tục, đón xuân mà không có rượu thì lấy nước trong gọi là thanh thủy. Ngày xưa thanh thủy thì còn gì hơn xuân giang xuân thủy. Hiểu ra rằng buổi đón xuân này Hồ Chủ Tịch dùng thanh thủy là không có rượu.
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Đó là cảm xúc của Người qua bao nhiêu năm bôn ba, đến đêm nay mới là đêm rằm tháng giêng đầu tiên đón xuân. Ngày đầu kháng chiến, chiến sĩ đồng bào nơi chiến khu đều đói rét. Người đón xuân cũng chỉ dùng nước sông xuân.
Xong việc đón xuân. Đến họp bàn việc quân. “Yên ba thâm xứ đàm quân sự” nghĩa là gì?
Có gió thì mới có sóng. Yên ba thâm xứ là hình ảnh gợi lên một nơi nằm sâu trong rừng núi có nhiều sương gió. Tháng giêng gió mùa đông bắc. Suy ra khúc sông này chảy theo hướng đông bắc tây nam. Hơi nước bay lên gặp gió lạnh ngưng tụ thành sương. Gío thổi dọc sông thì sương bay trên mặt sông như khói. Phải chăng khi đi thì đi bằng phương tiện khác, đi ngựa. Đến đoạn sông có nhiều sương gió thì xuống thuyền (địa điểm đã được thăm dò trước). Họp xong rồi xuôi thuyền về. Trong thơ cổ, sương, người thơ không nói thẳng là sương, mà dùng hình ảnh khói để gợi, giảm đi cái cảm giác lạnh lẽo. Mặt nước coi như tầng khói phủ (Nguyễn Khuyến).
Họp rồi, có dềnh dàng với gió trăng hay không? “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” là gì?
Trước tiên nhận diện tài chơi chữ ở ba từ: nguyệt mãn thuyền: mãn đứng sau nguyệt và đứng trước thuyền.
Mãn đứng sau sự vật là sự viên mãn của sự vật. Thí dụ cốc tiểu mãn là hạt lúa nhỏ đã mẩy đầy. Mãn đứng trước sự vật là kết thúc hoạt động của sự vật. Thí dụ. Mãn khóa là kết thúc năm học. Mãn nhiệm là kết thúc nhiệm kỳ. Mãn tiệc là kết thúc buổi tiệc.
Mãn đứng sau nguyệt tạo thành nguyệt mãn. Đêm rằm lúc trăng lên giữa trời là trăng đã tròn hết độ tròn, không còn chỗ để tròn thêm: trăng tròn đầy.
Mãn đứng trước thuyền tạo thành mãn thuyền, nghĩa là kết thúc việc trên thuyền, rời khỏi thuyền.
Tại sao ở câu cuối lại có hai cái chỉ nửa đêm là dạ bán và nguyệt mãn? Đó là đặc trưng của đêm rằm âm lịch. Đêm rằm tháng giêng nói đây là rằm tháng giêng âm lịch.
Dương lịch thời gian kim đồng hồ đặt theo múi giờ, 12 giờ đêm là nửa đêm của cả múi giờ. Âm lịch thì theo trăng. Trăng lên giữa trời ở nơi nào thì là nửa đêm ở nơi ấy không theo múi giờ.
“Dạ bán quy lai” là thì giờ của công việc. Thì giờ của công việc thì phải tính theo kim đồng hồ mới chính xác. Kim đồng hồ chỉ 12 giờ đêm thì xong việc họp. Lúc này chưa phải là nửa đêm âm lịch. Xuôi thuyền trở về. Thêm tiết mục văn nghệ đọc thơ. Lúc này Người nhìn lên trăng. Thấy trăng lên giữa trời “nguyệt mãn” thì “mãn thuyền”.
Theo phong tục của người Việt thì hoạt động mang tính thiêng liêng của đêm rằm tháng giêng âm lịch kết thúc vào lúc nửa đêm theo trăng. Trăng chếch về phía tây là đã hết đêm rằm, chuyển sang nửa đêm về sáng ngày mười sáu rồi. Ngay câu mở đầu đã là: “Đêm nay rằm tháng giêng” thì cũng kết thúc vào lúc kết thúc đêm rằm tháng giêng: nguyệt mãn. Có nhận ra cách dung thời gian của Hồ Chủ Tịch: vừa dùng phương tiện chính xác cho công việc, vừa giữ gìn phong tục văn hóa truyền thống, thì mới hiểu được câu “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền”.
“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền ” đẹp thì có đẹp, nhưng mà không hay. Có thể có những người làm được câu thơ như vậy và hơn vậy.
Một từ đặt vào một vị trí vừa làm viên mãn cái này, lại vừa làm kết thúc cái kia. Chỉ với ba từ mà tạo thành một cặp tiểu đối: nguyệt mãn đối với mãn thuyền. Trong một câu thơ có bẩy từ mà đủ cả định rõ chính xác thời gian xong công việc theo kim đồng hồ , và nhìn trăng để kết thúc đêm rằm tháng giêng theo đúng phong tục thì chỉ có nhà thơ Hồ Chí Minh.
Vậy:
Nguyên tiêu nguyệt chính viên
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền
Dịch nghĩa:
Đêm nay, đêm rằm tháng giêng đầu tiên
Đón xuân sang, đồ uống có nước sông xuân
Đến khúc sông vùng sâu nhiều sương sóng bàn việc quân
Mười hai giờ đêm quay về, trăng lên giữa trời thì rời khỏi thuyền
Dịch thơ:
ĐÊM RẰM THÁNG GIÊNG ĐẦU TIÊN ĐÓN XUÂN
Đêm nay mới được rằm giêng
Đón xuân sang, nước xuân thiêng nào bằng
Bàn việc quân, sóng sương giăng
Nửa đêm về, bỏ thuyền trăng giữa trời.
Mời các nho sĩ thi nhân đàm đạo tiếp.
Tác giả Phạm Minh Giắng
Trung tâm Bảo trợ xã hội Vũ Thư – Thái Bình
Đt: 0362497559 - Dd: 0987736365
Email: phamigia@gmail.com
Nguyễn Xuân Ngọc - NgocNX1939 @gmail.com - 01677225720 - Hiệp Sơn Kinh Môn Hải Dương
(Ngày 22/07/2015 15:37:06)
NGUYÊN TIÊU
Phạm Minh Giắng - phamigia@gmail.com - 0987736365 - Trung tâm Bảo trợ xã hội Thái Bình
(Ngày 24/02/2010 05:59:48 AM)
Nghiền ngẫm dịch bài NGUYÊN TIÊU cỦA ChỦ tịch HỒ CHÍ MINH Cảm ơn các Thi Hữu đã gửi cho tôi bản chữ hán bài NGUYÊN TIÊU và bài dịch của các Thi Hữu giúp mở mang hiểu biết. Qua đó tôi đã chính thức hoàn thành bài dịch bài NGUYÊN TIÊU cả về tứ tuyệt và lục bát. Phần dịch theo thể tứ tuyệt chưa đạt mấy. Còn bài dịch theo thể lục bát thì tôi tự chấm điểm 8/10. nay trình làng để các Thi Hữu và bạn đọc chấm điểm làm rạng rỡ cho lucbat.com Nguyên tiêu xuất xứ từ Trung Quốc. từ thời Tam quốc đã có tết Nguyên tiêu. Như vậy Cái tên gọi Nguyên tiêu đã có từ lâu trước công nguyên. Từ khi định ra việc thi cử để chọn người tài. Hàng năm nhằm ngày rằm tháng giêng triều đình mở đại tiệc nêu tên những người đỗ đầu bảng. Ở VIệt Nam phật giáo nhằm ngày rằm tháng giêng mở đại lễ đầu năm. Nội dung của lễ là tấu sớ, giải hạn. Mỗi gia đình có một tờ sớ riêng nêu tên những người trong gia đình. Làng thì có tờ sớ chung nêu tên những người theo thờ phật ở chùa làng. Với nội dung như vậy chữ nguyên tiêu cũng viết là 元 標 với nguyên là đầu năm và tiêu là nêu tên Nếu bản chữ hán này là đúng với nguyên bản bài NGUYÊN TIÊU do Hồ Chủ Tịch viết 元宵 Chữ Nguyên元 là đầu tiên, Tiêu 宵 là đêm. Đêm rằm đầu tiên trong năm thì có nghĩa là đêm rằm tháng giêng. Phong cách làm việc và cách sử dụng thời gian của Người. Cách sử dụng thời gian của Người là rất rõ ràng. Ngay đầu câu mở đầu đã là “Kim dạ” đêm nay, rằm tháng giêng. Mỗi mùa xuân có ba đêm rằm. “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” thì đó là rằm tháng ba, sau tiết Thanh minh trời mới trong sáng, mới có trăng lồng lộng, chứ không phải là rằm tháng giêng. Dịch như vậy là đã loại bỏ tính cụ thể về thời gian. Tức là đã ra ngoài phong cách Hồ Chí Minh. “Nguyệt chính viên” là gì” Có phải là tả trăng hay không? Nguyệt chính viên là lúc trăng lên chính thức vào đêm rằm tháng giêng. Đây cũng là rất cụ thể về thời gian. Tức là không đi sớm trước khi trăng lên. Nhìn toàn bài. Câu mở đầu là nguyên tắc của công việc, cụ thể rõ ràng về ngày tháng, thời điểm bắt đầu. Câu hai là cái nhìn tâm linh cảm nhận cái thiêng liêng của mùa xuân. Câu ba là cái nhìn của nhà quân sự chọn nơi họp bảo đảm an toàn. Câu kết mới là thả hồn thi sĩ. Vậy: Kim dạ, nguyên tiêu nguyệt chính viên Dịch nghĩa: Đêm nay, đêm rằm tháng giêng lúc trăng lên Sông xuân nước xuân đón tiếp trời xuân Đến nơi nhiều sương, sóng, kín đáo họp bàn việc quân Nửa đêm, thuyền trở về ngắm trăng tròn sáng Dịch thơ tứ tuyệt: Nay tối rằm giêng trăng mọc thời Dịch thơ lục bát: Trăng lên nay tiết rằm giêng Tác giả Phạm Minh Giắng
Đoàn Thị Thanh Quỳnh - doanthanhquynh@gmail.com - 0942 440 433 - Bắc Giang
(Ngày 6/02/2010 12:30:46 PM)
Nguyên là "đầu", tiêu là "nêu"...ví dụ "nguyên đán" là ngày đầu tiên của năm theo cách tính của lịch trung hoa (Đán là ngày). Chính vì thế, đoạn đầu bác Giằng có nói "nguyên là đỗ đầu" tôi không thật vừa long. Tôi chỉ tính riêng ngữ nghĩa của chữ "nguyên" thôi, còn dùng trong mỗi hoàn cảnh khác nhau nó là khác nhau: nguyên đán (ngày đầu tiên), nguyên tiêu nguyệt chính viên ....thì việc đêm trăng tròn đầu tiên của năm theo cách tính âm lịch của Việt Cũng phải công nhận rằng bản dịch của nhà thơ Xuân Thuỷ là đã rất hay rồi. Xưa nay người ta vẫn đón nhận bài dịch của Xuân Thuỷ để làm nguồn chính trong SKG. Tuy nhiên để đi tìm bản hoàn hảo hơn là rất khó vì ai ai cũng hiểu âm hưởng của ngôn ngữ và nhịn điệu trong thơ chữ Hán...Và khi đã có 1 bản nguyên tác, thì việc dịch nghĩa nó luôn là ko xác. Đủ ý thì không hoàn hảo về mặt ngữ nghĩa. Mà bám theo nguyên tác thì không đáp ứng được nhịp điệu và sức mạnh của việc lặp từ ở nguyên tác. Tôi tin rằng không riêng gì bác Rằng, với mỗi một cách cảm nhận khác nhau các văn sĩ và bạn đọc đời sau sẽ đưa ra cách dịch thơ "Nguyên tiêu nguyệt chính viên" theo ý kiến của riêng mình. Nó chứng tỏ được rằng bài thơ của chủ tịch Hồ Chí MInh là rất hay, và chứng tỏ tình yêu của chúng ta với Người. Còn sự ẩn hiện đầy ma thuật và sự diệu kỳ trong thơ chữ Hán ta biết rồi đó. Bài Hoàng Hạc Lâu dù dịch tốt đến mấy đã hay bằng Nguyên tác đâu? Kính mong các vị tiên sinh hãy chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thơ chữ Hán của Hồ Chủ Tịch và cảm ơn nhà Thơ Xuân Thuỷ đã đưa ra bản dịch tốt để thơ Người đến với công chúng. Và cũng kính mong các vị tiên sinh hãy cảm nguyên tác theo cách của riêng mình trên tinh thần trong sáng và yêu văn học và trân trọng tấm lòng của nhau Chúc bác Giằng và các tiên sinh một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Phan Tâm - yniemmotvantho@yahoo.com - 0934184582 - Sài Gòn
(Ngày 19/01/2010 05:56:32 AM)
Tứ Tuyệt : Trăng xuân hồn nước
Nguyễn Đức Tuỳ - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - 141Tổ 10A Khu 1B P,Nông Trang TP.Việt Trì Tỉnh Phú Thọ
(Ngày 18/01/2010 06:46:30 PM)
Bản dịch bài Nguyên Tiêu của Bác Hồ của Cụ Xuân Thuỷ là rất hay rồi. Mấy chục năm nay chưa có bản dịch nào hay hơn. Nay nhân các thi hữu đưa ra nhiều bản dịch của minh tôi cũng suy ngẫm tìm tòi xem sao. Tôi thấy trong bản dịch của Cụ Xuân Thuỷ chưa nói ra được một số từ mà Bác đã dùng trong bài thơ như: nguyên tiêu, trăng tròn, khói sóng, nửa đêm, Vì vậy tôi cũng dám "phạm thượng" đưa ra bài dịch của mình như sau: NGUYÊN TIÊU
Nguyễn Đình Trọng - tucchip@vnn.vn - 01233 123 789 - 14/11 Nhất Chi Mai, Q.Tân Bình
(Ngày 17/01/2010 10:10:01 PM)
Tôi thật sự khâm phục và ngưỡng mộ tác giả Phạm Minh Giắng - một người đã vượt lên chính mình trong suốt hơn 40 năm qua, về những cố gắng trong cuộc sống, về nghị lực học tập, về những tìm tòi suy tư đã chất chứa trong lòng anh nhiều năm qua về một bài thơ, mà lại là thơ của một nguyên thủ quốc gia - Người mà cả dân tộc Việt Nam kính yêu và tôn thờ - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiểu được tư tưởng và thơ của Người, với chúng ta là một việc hết sức khó khăn. Còn dịch được thơ của Người lại là một việc còn khó khăn gấp nhiều lần. Về bài thơ "Nguyên tiêu" của Bác, từ trước tới nay mới chỉ có mỗi bản dịch của nhà cách mạng - nhà thơ Xuân Thuỷ được coi là bản dịch hay, đầy đủ và sát với ý thơ của Bác. Nhà thơ Xuân Thuỷ kể lại: Sau cuộc họp ở chốn "Yên ba thâm xứ" Bác xuôi thuyền về nơi căn cứ. Nhân trăng sáng, cảnh đẹp. Bác cảm hứng đọc: "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên" Rồi thêm hai câu nữa thành bài "Nguyên tiêu". Có người đề nghị Bác cho dịch ra tiếng Việt. Bác bảo: "Có Xuân Thuỷ đây, Xuân Thuỷ dịch đi". Sau một hồi suy nghĩ, nhà thơ Xuân Thuỷ đọc bản dịch. Bác khen: "Dịch lưu loát, giữ được chất thơ, nhưng dòng thứ 2 có 3 chữ "xuân" hoà với nhau mà bản dịch của chú mới có 2 chữ "xuân", thế thì ý thì đủ mà chữ còn thiếu" Về sau nhà thơ - dịch giả Xuân Thuỷ đưa thêm một chữ "xuân" nữa vào bản dịch như chúng ta đã biết. Cũng chính vì vậy mà từ trước tới nay không có bản dịch thứ 2 in trên báo chí. Vậy ta thử "Múa rìu qua mắt thợ" xem sao! Chẳng chết ai cả! Các Bác đã "múa" rồi, giờ đến lượt "em" thử: Bản âm chữ Hán: Yuán xiao Jin ye yuan xiao yue zhèng yuán Chun jang chun shui je chun tian yan bo shen chu tan jun shi ye ban gui lai yue man tang. Dịch nghĩa: Đêm nay Rằm tháng Giêng trăng thật tròn Xuân của sông xuân của nước tiếp xuân của trời Ở nơi sóng nước xa xôi bàn việc quân sự Nửa đêm quay trở về trăng đầy thuyền. Dịch thơ: Rằm Giêng vành vạnh trăng tròn Xuân sông xuân nước lại còn trời xuân Mờ sương bàn bạc việc quân Quay về khuya ánh trăng dâng đầy thuyền NGUYỄN ĐÌNH TRỌNG (01233 123 789)
Trẩn thanh Dũng - ntthanhdung@yahoo.com - 0913133577 - Sóc Trăng
(Ngày 17/01/2010 07:17:50 PM)
Tôi mạo muội thế này: Bác Phạm Minh Giắng, Trần Mạnh Tuân. Phạm Thanh Cài, Đậu Phi Hùng, Trần Dình Thư, phan Thành Minh, Phạm Văn Tự... đều là những anh chị dũng cảm. Trước hết, là dám nói lên cái chân lí mà không ai dám nói.
Tôi thì nghĩ đơn giản: " Chân lý không có nghĩa là vĩnh cửu". Hay mạo muội mà rẳng: Hôm qua bản thân bạn là Anh hùng nhưng hôm nay và cả ngày mai nữa chưa chắc vẫn còn giữ như vậy nếu như bạn không tiếp tục rèn luyện... Túm lại ( hi hi), theo thiển nghĩ của TTD cần phải có một bản dịch sâu hơn, hay hơn, sát hơn và thơ hơn bàn dịch của Nhà thơ đại tài Xuân Thuỳ. Cảm ơn. Hi hi...
Lê Bá Duy - lebaduyph@gmail.com - 01696506939 - Bình Định
(Ngày 17/01/2010 07:16:59 PM)
RẰM THÁNG GIÊNG Rằm giêng bàng bạc trăng soi (Bản dịch thơ của LÊ BÁ DUY)
Phạm Thanh Cải - phamthanhcai@gmail.com - 01696306682 - 2/178 Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng
(Ngày 1/02/2010 09:00:46 PM)
Bổ sung bài diịch theo thể thơ lục bát Đêm rằm vằng vặc trăng soi
Trần Mạnh Tuân - tuan_hwru@fulbrightmail.org - 091 353 0266 - Hà Nội
(Ngày 17/01/2010 04:33:06 PM)
Đề nghị các tác giả lục bát hoá và Việt hoá như bài dịch của Xuân Thuỷ ấy chứ.
Phạm Thanh Cải - phamthanhcai@gmail.com - 01696306682 - 2/178 Nguyễn Văn Linh, Hải Phòng
(Ngày 1/02/2010 09:01:33 PM)
Đậu Phi Hùng - hung_picasso@yahoo.com - 0905.524310 - Khánh Hoà
(Ngày 17/01/2010 08:34:50 AM)
元宵 Nguyên tiêu 今夜元宵月正圓 Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, DỊCH NGHĨA Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất Rằm tháng riêng (Xuân Thuỷ) Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Bản dịch thơ Đậu Phi Hùng Trăng tròn đúng độ nguyên tiêu
Nguyễn Đức Tuỳ - ndtuy@yahoo.com.vn - 0974131428 - 141Tổ 10A Khu 1B P,Nông Trang TP.Việt Trì Tỉnh Phú Thọ
(Ngày 17/01/2010 07:19:50 AM)
Có một số điểm tôi hiểu khác với tác giả Phạm Minh Giắng: 1.TIẾP XUÂN THIÊN. Trong tiếng Hán, xuân thiên có nghĩa là mùa xuân cũng có nghĩa là trời xuân.Người TQ khi nói đón xuân thì người ta dùng chữ "Nghinh xuân" chứ klhông ai nói "tiếp xuân".Như ta vẫn thường nghe nói"tống cựu nghinh tân" nghĩa là "đưa cũ rước mới".Vì vậy trong câu thơ này của Bác ta nên hiểu xuân thiên là "trời xuân" thì mới hợp với văn cảnh.Lúc đấy Bác ngồi trên thuyền giữa sông ngắm cảnh thấy sông xuân, nước xuân tiêp nối với trời xuân, một cảnh tượng thật nên thơ.Hơn nữa việc đón xuân phải là đầu năm, mồng 1 mồng 2, chứ bây gờ đã là ngày rằm rồi liệu có muộn quá không? 2.NGUYỆT MÃN THUYỀN. Theo tôi nên hiểu là "trăng đầy thuyền" thôi. Còn nói là "trăng tròn đầy thì ở câu đầu đã nói "nguyệt chính viên" là trăng tròn rồi. không lẽ ở đây lại lặp lại lần nữa. Tất nhiên chúng ta không thể xem một bản dịch nào là hoàn hảo, mọi người vẫn có thể suy ngẫm và dịch lại .Tuy nhiên tôi thấy cho đến nay thì bản dịch của Cụ Xuân Thuỷ là hay rồi, chưa có bản dịch nào thay thế được. Vài lời trao đổi mong các bạn thơ cùng nhau thảo luận thêm.
Trần Đình Thư - dinhthu4338@yahoo.com - 0909657525 (%3Bn - 180/38 Ba Cu Vũng Tàu
(Ngày 17/01/2010 08:48:34 AM)
Dịch bài thơ Nguyên Tiêu của Bác Hồ
Trần Đình Thư - dinhthu4338@yahoo.com - 0909657525 (%3Bn - 180/38 Ba Cu Vũng Tàu
(Ngày 16/01/2010 07:58:23 PM)
Đêm thưởng nguyên tiêu vạnh nguyệt vàng Mây trời sông nước đón xuân sang Thâm u rừng thẳm bàn chinh chiến Xong việc rời thuyền ngựa sẵn sàng
Phạm Minh Giắng - phamigia@gmail.com - 0987736365 - Trung tâm Bảo trợ xã hội Thái Bình
(Ngày 16/01/2010 06:00:23 PM)
Kính gửi nhà thư pháp Đậu Phi Hùng cùng các thi thi hữu! Tôi rất mừng đã được nhà thư pháp Đậu Phi Hùng và các thi hữu đọc bài NGHIỀN NGẪM DỊCH BÀI NGUYÊN TIÊU NGUYỆT CHÍNH VIÊN CỦA CHỦ TỊCH HÔ CHÍ MINH và góp những bài dịch. Không phải tôi khéo làm phức tạp vấn đề. Việc dịch lại bài thơ này đã có người làm từ mấy chục năm trước. Theo một nguồn thông tin thì ông Vũ Mão - nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội - là người rất thông Hán học cũng đã dịch bài thơ này. Tôi vẫn chưa có được bản dịch của ông Vũ Mão và bản dịch của một số người khác. Lúc bấy giờ chưa có internet. Các phương tiện thông tin đại chúng báo chí không đụng chạm vào việc này. Không bản dịch nào được phổ biến rộng rãi. Các bản dịch trình làng cũng chỉ là đàm đạo với nhau rồi bỏ lãng quên đi. Đến nay vẫn có những người không phục bản dịch của Xuân Thủy và có câu lạc bộ thơ thi dịch bài này. Tuy nhiên chỉ là trong phạm vi hẹp, chứ không có diễn đàn nào nêu ra để đàm đạo rộng rãi. Tôi thấy lucbat.com có nhiều thi hữu tham gia nên đưa lên đây đàm đạo. Mỗi người bằng sự cảm của mình mà đưa ra bản dịch. Dù chưa thật hay nhưng sau đó chúng ta sẽ cùng nhau chọn ở tất cả các bài của các thi hữu ra những chữ, những từ thích nhất rồi kết nối lại thành một bài. Có thể chúng ta sẽ làm ra một bài thật hay. Cũng có người nghĩ rằng bản dịch của ông Xuân Thủy là hay nhất rồi, không dám múa rìu qua mắt thợ. Tôi, mọi người và cả ông Xuân Thủy cũng không ai khẳng định bản dịch của mình là hay nhất, là bất khả xâm phạm. Mỗi người hãy gạt bỏ ý nghĩ tự đặt mình vào hàng kém cỏi mà hãy hào hứng lên. Bài viết của tôi đã đưa lên chưa phải đã xong. Qua đàm đạo tôi còn tiếp tục sửa. Nay xin sửa lại bản dịch như sau: Rằm giêng đêm lễ đầu xuân Đón xuân bằng nước sông xuân nào bằng Việc quân bàn sóng sương giăng Nửa đêm về bỏ thuyền trăng giữa trời. Phạm Minh Giắng
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 02193846208 - Tam sơn - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 16/01/2010 02:02:45 PM)
Mọt năm có rằm tháng Giêng
Phan Thành Minh - thanhminh55vnn@gmail.com - 0918.94 12 95 - 7 - Bùi Thị Xuân - Đà Lạt
(Ngày 16/01/2010 02:21:18 PM)
( tt ) Hay là : . Đêm vàng rằm nguyệt tân niên
Phan Thành Minh - thanhminh55vnn@gmail.com - 0918.94 12 95 - 7 - Bùi Thị Xuân - Đà Lạt
(Ngày 16/01/2010 05:05:45 PM)
- Xuân thiên không thề là xuân sang trong câu thơ này được, bởi lẽ xuân giang xuân thủy ( xuân sông, nước ) thì xuân thiên ( phải là xuân đất trời ) mới hợp lý hợp tình. -Xuân thiên ( spring weather, spring day ) là tiết xuân, ngày xuân trong câu thơ trên cũng không phù hợp. - Còn chữ mãn, Xuân Thủy là đầy, bạn là rời ( end, terminate...) nhưng tự điển là xong, kết thúc, hoàn thành...nên phải bàn Theo tôi bản dịch của Xuân Thủy..Bác không chê, thì có lý nào bạn dám chê ? Tuy vậy cũng góp với bạn bài thơ mà tôi dịch cho vui, không có ý múa rìu qua mắt thợ : Đêm vàng rằm nguyệt tân niên Vui là chính bạn nhé
Trần Đình Thư - dinhthu4338@yahoo.com - 0909657525 (%3Bn - 180/38 Ba Cu Vũng Tàu
(Ngày 16/01/2010 07:13:35 AM)
Xin chữa lại Đêm thưởng nguyên tiêu vạnh nguyệt vàng (Câu này có 3 ý câu dịch đều có đủ - ngựa sẵn sàng tức là chỉ trở về)
Trần Đình Thư - dinhthu4338@yahoo.com - 0909657525 (%3Bn - 180/38 Ba Cu Vũng Tàu
(Ngày 16/01/2010 07:14:50 AM)
Thử dịch bài thơ Đêm thưởng nguyên tiêu vạnh nguyệt vàng
Đậu Phi Hùng - hung_picasso@yahoo.com - 0905.524310 - Khánh Hoà
(Ngày 16/01/2010 04:30:34 AM)
Ôi! Bác Phạm Minh Giắng ơi! Bác khéo làm phức tạp thêm vấn đề. Bác có trong tay bản chữ Hán của bài thơ chưa? Nếu chưa thì bác nên có trong tay văn bản gốc bài thơ đã. Và em thấy bản dịch của bác chưa thật toát lên thần thái của bài thơ so với bản dịch của Xuân Thuỷ. Nếu muốn trao đổi thêm bác và em cùng liên hệ qua email nhé.
|