Một câu thơ lục bát phải gồm đủ hai giòng, một giòng sáu chữ, câu lục và một giòng tám chữ, câu bát. Ngoài quy định về số chữ (câu lục, sáu chữ liền trước câu bát, tám chữ) câu thơ lục bát còn theo quy định về vần, và về luật bằng trắc.
Vần trong câu thơ lục bát thường là vần bằng (chữ không dấu, hoặc dấu huyền). Theo phép hiệp vần chữ cuối câu lục (cước vận = cv) vần với chữ thứ sáu (yêu vận = yv) câu bát, và chữ cuối câu bát (cv) lại vần với chữ cuối câu lục kế đó. Thí dụ:
Dù cho sông cạn đá mòn, (cv 1)
Còn non, còn nước, hãy còn (yv 1) thề xưa. (cv 2)
Non xanh đã biết hay chưa? (cv 2)
Nước đi ra bể lại mưa (yv 2) về nguồn.
(Tản Ðà - Thề non nước)
Luật bằng trắc của câu thơ lục bát theo thứ tự sau đây (b = bằng, t = trắc):
Câu lục: B b T t B b
Câu bát: B b T t B b T b
Các chữ Hoa không bắt buộc phải theo đúng luật (bất luận, các chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm câu lục cùng 1, 3, 5, và 7 câu bát không kể).
Ðiều đáng ghi nhớ là trong câu bát, tuy chữ thứ sáu và chữ thứ tám đều là thanh bằng, nhưng không được cùng thanh, nghĩa là một chữ phải không có dấu và chữ kia phải mang dấu huyền. Như trong hai câu thơ lục bát sau đây:
Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng (tbt) mà hong. (pbt)
Nguyễn Bính - Người hàng xóm
Ngủ đi em, mộng bình thường !
Ru em sẵn tiếng thùy dương (pbt) mấy bờ. (tbt)
(Huy Cận - Ngậm ngùi)
Và trong hai thí dụ này, chúng ta thấy rõ ở các chữ bất luận, âm thanh đã được đổi từ trắc sang bằng (nay, mà) hoặc bằng đổi sang trắc (Giá, thấy), mà khi đọc lên, lời thơ vẫn du dương, không có khúc mắc. Ðôi khi trong câu lục, chữ thứ hai có thể đổi sang thanh trắc được
Em được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà.
Ðôi khi, trong câu bát, yêu vận (vần trong câu) thay vì rơi vào chữ thứ sáu, lại rơi vào chữ thứ tư. Lúc đó thanh âm trong câu bát trở thành:
Trèo lên cây bưởi hái hoa (vần)
Bước xuống vườn cà (vần) hái nụ tầm xuân.
t t b b t t b b
và câu bát như được ngắt ra làm hai phần bằng nhau ở sau yêu vận.
Tóm lại luật bằng trắc trong câu thơ lục bát có thể gói ghém trong hai câu thơ lục bát sau đây, bao gồm chính thể và biến thể (bình trong bài này là âm bằng):
Bình hai, sáu, tám, trắc tư,
Ðiểm 1. Vần trắc trong lục bát
Tuy luật bằng trắc là thế, và vần trong các câu thơ lục bát đều là vần bằng nhưng trong ca dao, chúng tôi thấy có vài câu lục bát vần trắc:
Cấm người giả lịnh giả thị,
Chẳng ai cấm người mang bị nói khoác. (NvN t1, tr 70)
Thuyền ngược, ta bỏ sào ngược,
Ta chống chẳng được, ta bỏ sào xuôi. (NvN t1, tr 336)
Tò vò mà nuôi con nhện
Ðến khi nó lớn nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi! nhện hỡi! mày đi đàng nào? (NvN t2, tr 192)
Vợ khôn lấy thằng chồng dại
Như bông hoa lài, cắm bãi phân trâu. (Sơn
Thật thế, thị vần với bị, ngược vần với được, nhện vần với quện và dại vần với bãi. Phan Diễm Phương (1998) cho biết trong truyện thơ lục bát Cổ Châu Phật bản hạnh (thế kỷ 18 ?) có hai câu:
Trước bày đời Hán Linh Ðế
Phật sinh xuất thế, thiên hạ phong lưu
Thời ấy có ông Lưu Chí
Tâu rằng nhà Tùy Cao đế niên gian
cũng dùng vần trắc.
Số câu thơ lục bát có vần trắc tuy không nhiều, nhưng có trong ca dao và trong truyện thơ cho thấy vần trắc không phải là một biến thể và người làm thơ trong dân gian (ca dao) hay viết truyện có chủ ý dùng vần trắc.
Ðiềm 2. Câu lục gồm sáu chữ toàn thanh bằng
Nhiều câu ca dao và thơ lục bát, có giòng lục gồm sáu chữ toàn là thanh bằng bằng, không có dấu hay chỉ có dấu huyền, không có chữ nào âm trắc. Câu thơ có giọng trầm, nhưng khi đọc lên, không có gì gán ép hay lạc lõng. Thí dụ:
Ai yêu như tôi yêu nàng,
Họp nhau lại họp thành làng cho xinh. (Nguyễn Bính, Lòng yêu đương)
Anh em như chân, như tay
Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa. (NvN t1, tr 17)
Anh hùng gì ? Anh hùng rơm,
Tôi cho nắm lửa hết cơn anh hùng. (NvN, t1, tr17)
Con mèo mày trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà! (NvN t2, tr 52)
Con cò mà đi ăn đêm
Ðậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ðôi tay cầm đôi dao cau,
Chỉ trời, vạch đất lấy nhau phen này. (NvN t1, tr 136)
Nàng về làm dâu nhà tôi,
Vườn dâu sẽ thẹn với đôi tay ngà
(Nguyễn Bính, trong Hương cố nhân)
- Ông ơi, ông đi đâu về,
Có gì phỡn phè, phấn chấn hỡi ông ?
(Tú Mỡ, Ông Nghị đi hội đồng về)
Ông tha mà bà không tha
Ðánh nhau một trận mùng ba tháng mười.
Thông gia là bà con tiên,
Ăn ở không hiền là bà con chó. (NvN t1, tr 336)
Thương ai cho bằng thương chồng,
Bởi chồng cờ bạc, nên lòng chẳng thương. (Ca dao)
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha, kính mẹ ấy là chân tu. (NvN t1, tr 314)
Từ khi em về làm dâu,
Anh thì dặn trước bảo sau mọi lời. (NvN t2, tr193)
Riêng Thâm Tâm, trong bài 'Gửi T. T. Kh.' đăng trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 307 ra ngày 4 tháng 5 năm 1940, đã có ba giòng lục toàn là âm bằng:
Hơi đàn buồn như trời mưa,
Hồn tôi lờ mờ sương khuya,
và
Từ ngày đàn chia đường tơ,
như là tác giả có chủ ý viết như thế chứ không phải vô tình. (*)
Kết
Bài thơ lục bát hay nhờ ở âm điệu nhẹ nhàng khi theo luật bằng trắc, vần gieo chỉnh, ý tứ rõ ràng, trong sáng. Lời thơ rất hồn nhiên, diễn tả được các tình cảm êm ái, dịu dàng, lột được cái nét vui thanh tao hay nỗi buồn thắm thía. Truyện Kiều, và các truyện thơ dân gian dùng thể lục bát. Ca dao, phong dao thường làm theo thể lục bát. Vần và luật bằng trắc của thể thơ này tương đối uyển chuyển và dễ giữ, rất dễ thích hợp với mọi nguồn cảm hứng. Cấu trúc thể thơ giản dị, không gò bó nghiêm ngặt, do đó không ngăn chận tứ thơ. Có lẽ vì thế mà thi ca dân gian Việt
-----------------
Dựa trên bài 'Lục Bát và Song Thất Lục Bát, hai thể thơ thuần túy Việt
(*) Mấy năm trước đây, Tứ Diễm (
------------------
Tài liệu tham khảo
Bàng Bá Lân (1982). Hương Hoa Ðất Nước.
Bảo Vân, (1978). Thi Ca Cổ Ðiển. Hai tập.
Dương Quảng Hàm (1968). Việt Nam Thi văn Hợp Tuyển.
Dương Quảng Hàm, (1968). Việt
Gió Mới. (1988 - 1991). 12 số.
Nguyễn Tấn Long và Nguyễn Hữu Trọng (1968). Việt
Nguyễn văn Ngọc (1928). Tục ngữ - Phong giao. Hai quyển.
Phạm Thế Ngũ (1966). Việt
Phan Diễm Phương (1998) Lục Bát và Song Thất Lục Bát. Hà nội: Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội.
Sơn
Vũ Văn Thanh & Vũ Huy Bá. (1992). Câu Hỏi Văn Chương.
(Theo tác giả Thuần Ngọc)
Hoàng Công Dụng - hcdung@moet.edu.vn - 0438684667 - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội, Việt Nam
(Ngày 6/01/2010 05:00:05 PM)
Cám ơn tác giả bài viết rất nhiều vì đã làm cho tôi hiểu thêm nhiều điều về thể thơ này. Chỉ xin hỏi một điều, sao lại là: Một câu thơ lục bát phải gồm đủ hai "giòng", một "giòng" sáu chữ, câu lục và một "giòng" tám chữ, câu bát? Đáng lẽ phải là "dòng" mới đúng chứ nhỉ!?
|