Thứ năm, 25/04/2024,


Nguyệt thực – nỗi ám ảnh nhân loại như một bóng ma… (28/04/2016) 


NGUYỆT THỰC

 Nguyễn Ngọc Hưng.

 

Bóng người che nửa mặt tôi
Một bên tối, bên kia rồi tối luôn.


Đen không vui, trắng cũng buồn
Biết làm chi với nửa khuôn trăng này?


Gượng cười - nửa miệng đắng cay
Một con mắt chẳng hẹn ngày sáng ra…


Từ đêm nguyệt thực qua nhà
Vật vờ như thể có ma... ám mình!
NNH

 

 

Lời bình:  Nguyễn Xuân Dương.

 

   Đối với những bài thơ như NGUYỆT THỰC của Nguyễn Ngọc Hưng (NNH), nếu đọc qua ta sẽ nhầm tưởng đó là bài thơ mang tính tự sự về sự ám ảnh của nguyệt thực với thân phận. Nhất là khi bài thơ được viết ra từ một nhà thơ có thân phận nghiệt ngã như nhà thơ NNH... Nhưng nếu ta biết rằng NNH đã từng có những bài bài thơ có tầm nhìn vĩ mô về đất nước như: Gió từ mộ gió, Ơi đảo nổi đảo chìm, Góp đá dựng Trường Sa, Miền Trung... và tầm nhìn của nhân loại:

 

"Tự xây ngục tự mở đường giải thoát
Nhân loại loay hoay trong vòng xoáy chính mình
Bởi tri kiến sai lầm cái tôi trùm vũ trụ
U minh này minh nữa u minh…”

    Ta sẽ có tầm nhìn vĩ mô hơn về Nguyệt thực.

 

   Mặt khác những hiện tượng vũ trụ như nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, mưa sao... không ảnh hưởng gì đến thân phận cá nhân của mỗi con người. Các nhà chiêm tinh học thường dựa vào hiện tượng vũ trụ để đoán định những thịnh suy, được mất, những thảm họa của nhân loại.
    Nhà thơ NNH đã dựa vào hiện tượng nguyệt thực để nói về sự tranh tối tranh sáng của nhân loại hiện đại chứ không phải gửi gắm nỗi đau thân phận như một số bình luận.


"Bóng người che nửa mặt tôi
Một bên tối, bên kia rồi tối luôn"


    Ta không thể lí giải đó là nguyệt thực lại che khuôn mặt nhà thơ thành hai nửa tối, sáng mà phải hiểu đây là khuôn mặt của nhân loại. Nhân loại hiện đại cứ loay hoay trong vòng xoáy của chính mình tạo ra, như vừa xây ngục nhốt mình rồi lại tìm đường tự giải thoát. Những sai lầm của cá nhân đã nhấn chìm nhân loại vào bể máu chiến tranh. Mao Trạch Đông đã tiêu diệt 50 triệu người dân của nước Trung Hoa vĩ đại. Chiến tranh vùng vịnh, chiến tranh chống khủng bố... Rồi trừng phạt kinh tế lẫn nhau biến nhân loại điêu linh trong đói khổ bần hàn. Đó là nửa mặt tối của nhân loại. Còn nửa mặt sáng là cái gì đây? Phải chăng là các nước lớn, các nước công nghiệp phát triển cũng đang tự hủy hoại chính mình bằng ô nhiễm môi trường, bằng những nỗi sợ hãi bị khủng bố, phá sản, mỗi ngày phải bỏ ra hàng tỷ đô la để tiêu diệt IS. Điều đó làm cho nhà thơ NNH lo lắng đến khắc khoải rằng nửa kia rồi cũng tối luôn. Đúng là:

 

"Đen không vui, trắng cũng buồn".
Và nhà thơ như buông vào đây một tiếng thở dài trước nỗi đau của nhân loại
"Biết làm chi với nửa khuôn trăng này?"

 
   Không thể làm gì với cái đang dang dở. Bỏ đi ư? Không được! Nuôi nó ư? Không xong! Câu chuyện diệt IS hiện nay đã là như thế. Kẻ thì bỏ tiền ra để tiêu diệt, kẻ khác lại đem tiền, đem vũ khí cho nó. Cứ thế mà loay hoay cho suốt chiều dài lịch sử. Cứ đắm chìm trong u minh tăm tối. Tất nhiên nhà thơ của chúng ta chỉ trăn trở, chỉ buồn đau mà không thể làm gì nên đành:


"Gượng cười - nửa miệng đắng cay"
Và càng lo lắng xót xa:
"Một con mắt chẳng hẹn ngày sáng ra…"


    Những gì đang diễn ra của nhân loại hôm nay nhà thơ đã so sánh nó với hiện tượng nguyệt thực để gửi gắm tâm trạng của mình. Một sự so sánh thật tài hoa! NNH đã đặt vào đây tầm nhìn của bậc vĩ nhân. Xin đừng hiểu lầm tôi nói tầm nhìn của thơ chứ tôi không bảo nhà thơ NNH là một vĩ nhân. Ở những nhà thơ đích thực thường có những khoảnh khắc vụt hiện và lóe sáng của thiên tài. Đó là điểm khác biệt giữa các nhà thơ với chúng ta. Chính nhờ những khoảnh khắc thiên phú đó mà thế giới văn chương của họ tồn tại.
Nguyệt thực hay cái tranh tối tranh sáng của nhân loại, của đất nước đang ám ảnh nhà thơ NNH, để anh phải thốt lên:


"Từ đêm nguyệt thực qua nhà
Vật vờ như thể có ma... ám mình!"


   Vâng, nỗi ám ảnh của nhân loại như một bóng ma sẽ theo nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng cho trọn một kiếp người. Tôi nghĩ đó mới là thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm cho cõi người qua bài thơ NGUYỆT THỰC!

Bắc Ninh đêm 28.12.2015

Nguyễn Xuân Dương.

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Vương Bảo - vuongbao1938@gmail.com - 0932297399 - Số 5 B256 tổ 2 Phường Thành Tô hải An Hải Phòng  (Ngày 07/05/2016 15:29:52)




Bài thơ Nguyệt thực của Nguyễn Ngọc Hưng là bài mở hoàn toàn không hề bí hiểm khó hiểu như suy luận của người bình thơ Nguyễn Xuân Dương.Đúng là bài thơ nói về Nguyệt thực -Hiện tượng thiên nhiên .Người xưa cho là"Gấu ăn trăng" .Băt gặp hiện tượng này họ lo lấng sợ mất mật trăng thì Quả đất "Tối luôn".
Tôi đồng tình với nhận xét của Đặng Minh Đức:Đọc xong thấy khó chấp nhận.

  Đặng Minh Đức - dangminhduc.sdh@gmail.com - 0988097984 - 122/1 Diệp Minh Châu, p Tân Sơn Nhì, q Tân Bình, tp HCM  (Ngày 04/05/2016 21:18:55)

Bài của bạn Nguyễn Xuân Đương cũng chỉ là ý nghĩ cá nhân. chưa chắc Nguyễn Ngọc Hưng đã đồng ý. Còn tôi đọc xong thấy khó chấp nhận. Thơ hay phải đi thẳng vào tâm hồn bạn đọc. Đọc xong, hiểu ngay, không cần phải giải thích. Mà nếu có giải thích, có lẽ phải do chính tác giả làm việc này, còn người thắc mắc có phận sự là đặt câu hỏi. Vài lời với bạn Nguyễn Xuân Đương. Tp HCM,4/5/2016

Các bài khác: