Thứ bảy, 20/04/2024,


Lát cắt (Trương Nam Chi) (29/01/2015) 

LÁT CẮT


Trương Nam Chi


Gieo neo nèo kéo nẻo người
Gồng lưng giáp hạt lúa cười ngóng mưa
Tím cà xoa dịu mành thưa
Bén đau cuống rạ ngày chưa hẹn hò


Triền đê hút bóng gọi đò
Đáy sông ma mị chiêu trò trẻ con
Người thương tặng trái bồ hòn
Tường cao rào chắn bào mòn đức tin


Tre non giỡn hớt gió đình
Thời trang khoác áo in hình cánh dơi
Trăng tìm ảo giác lẻ loi
Sương khuya cắt một lát đời mỏng manh


Câu hò giắt vội mái tranh
Nụ cười sắc lạnh độc hành phố xa
Nhón chân chạm thói ba hoa
Gió lùa nông nổi đùa qua phận người.


T.N.C

 

______________
Trương Nam Chi
Hội Nhà văn TP. HCM


Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Thanh Tùng - - - - - Báo Kiến thức gia đình  (Ngày 02/08/2015 17:29:18)

Trương Nam Chi là tác giả luôn tìm thấy cảm hứng ở thể loại thơ Lục bát. Chị đã cho ra mắt độc giả nhiều tập thơ Lục bát với vần điệu nhịp nhàng thương nhớ. "Lát cắt" là một bài thơ ít nhiều chứng minh được phong cách Lục bát của Trương Nam Chi, từ cách gieo vần đến cách mở ý.
"Lát cắt" là một bức tranh nông thôn. Hay nói đúng hơn, đó là tâm trạng của một người muốn tìm về nông thôn và muốn thấu hiểu nông thôn. Những đổi thay ngùn ngụt sau lũy tre làng cũng đáng bận lòng: "Người thương ném trái bồ hòn/ tường cao rào chắn bào mòn đức tin" và lắm phen ngay tại nơi chôn nhau cắt rốn cũng có cảm giác đơn côi: "Trăng tìm ảo giác lẻ loi/ sương khuya cắt một lát đời mỏng manh". Và nỗi ám ảnh tha phương cầu thực trở thành nỗi ám ảnh nhất của đời người: "Câu hò giắt vội mái tranh/ nụ cười sắc lạnh độc hành phố xa".
Tuy nhiên, cảm giác mà "Lát cắt" mang lại, chủ yếu nằm ở những câu nhuần nhụy mà thảng thốt. Từ "Triền đê hút bóng gọi đò/ đáy sông ma mị chiêu trò trẻ con" đến "Nhón chân chạm thói ba hoa/ gió lùa nông nổi đùa qua phận người"

Nhà thơ Thanh Tùng

Các bài khác: