Thứ ba, 23/04/2024,


Một vài cảm nhận khi đọc “Lạt mềm…” của Trương Nam Chi (Xuân Sơn) (24/12/2013) 

Tôi đã từng rất thích cái ý tưởng lạ lùng khác người của tác giả Thủy Hiền trong Nghìn Câu Thơ Tài hoa của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm:
Mong manh mấy sợi tóc dài
Mà em quấn được chân người lãng du.( Mong Manh –Thủy Hiền)
Chỉ có“ Mấy sợi tóc dài” đã giữ được “chân người lãng du” bên mình, đâu cứ phải là điều gì “dao to búa lớn” mới làm được đâu!
Thủy Hiền viết vậy. Xã hội có nhiều người phụ nữ may mắn cập được bến bình yên cho con thuyền tình của mình.
Nhưng vẫn còn đây nhiều lắm những người phụ nữ yêu mãnh liệt, yêu say đắm nhưng cuối cùng chỉ còn một mình ôm nỗi xót xa. Tôi đã gặp một người phụ nữ như thế trong thơ của nhà thơ Trương Nam Chi .
Bài thơ Lạt Mềm. Mới nhìn cái tựa đề thôi là bao nhiêu câu hỏi ào tới: Lạt Mềm chị dùng làm gì giữa chốn phồn hoa náo nhiệt của đất Sài Gòn này đây? Và khi đọc hết bài thơ thì tôi đã rất thích thú và hăm hở vào chốn mà Lạt Mềm “đang cư ngụ” .

Lạt mềm…

Lạt mềm...
Em buộc làm sao?
Phút dây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút dây lòng dạ ruột gan bời bời.


Lạt mềm…
Em trả cho người
Con tim hoang dại say lời phù vân
Con tim lầm lỡ bao lần
Con tim mắc nợ có cần thứ tha


Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng
Lạt mềm buộc cái dửng dưng
Người đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương


Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!


Trương Nam Chi


Ngay câu thơ đầu chị đã buông lửng Lạt Mềm và tự hỏi lòng:

Lạt mềm…
Em buộc làm sao?
Phút giây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời.

“Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời” bùng cháy mãnh liệt ấy được chị ví nó giống như “ai đổ dầu vào lửa than”. Có lẽ bắt nguồn từ chính cái phản ứng hóa học tự nhiên ấy, chẳng ai có cách nào dập tắt được, vẫn chưa đủ để nói lên điều chị muốn buộc lại bằng lạt mềm lên chị phải mô tả tiếp rằng “tiên bụt” trên trời nơi cõi tiên xa xôi đâu đó kia còn Phải “quy hàng”. Thì làm sao chị buộc được đây? Thôi đành để nó cháy.
Lạt Mềm , chị mang ra để ở đây cùng với câu hỏi mà bản thân chị có lẽ cũng đã biết là hỏi chỉ để hỏi thôi.Chứ làm sao mà buộc nổi, phút giây mà trái tim chị bùng cháy mãnh liệt, đến mức mà bản thân chị cũng chẳng kiểm soát nổi, chứ nói chi lạt mềm. Vì đâu? do đâu ?mà chị miêu tả bằng ba câu đầu dòng đều có “phút giây”. Có lẽ chỉ có phút giây ngắn ngủi nào đó thôi nhưng:
Rồi điều gì đến nó cũng đến thôi. Khi mà chẳng kìm hãm lại được cái “phút giây lòng dạ ruột gan bời bời” ấy. để nó bùng cháy theo cảm xúc của con tim thì:


Lạt mềm…
Em trả cho người
Con tim hoang dại say lời phù vân
Con tim lầm lỡ bao lần
Con tim mắc nợ có cần thứ tha.


“Con tim hoang dại say lời phù vân” ư? Và nữa “con tim lầm lỡ” ư? Không và có lẽ là chị đã sai lầm ngay từ cái phút giây để ai kia “đổ dầu vào lửa”. Chính chị đã “say lời phù vân” và để cho lý trí bị dẫn dắt bởi một “con tim hoang dại” thì tất yếu nó sẽ “lầm lỡ thôi”. Nó đâu có mắc nợ chị ơi!
Ta lầm lỡ thì cần thứ tha, chứ trái tim ta thì không bao giờ lầm lỡ cả, nó chỉ làm theo những gì nó muốn và nó sẽ không cần ai tha thứ cho điều nó muốn đâu.
Bây giờ cũng không thể trả được cho ai nữa cả chị ơi! Khi mà Lạt Mềm kia đã chẳng buộc nổi rồi thì giờ đây làm sao trả được


Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng
Lạt mềm buộc cái dửng dưng
Người đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương


Ở đây nữa cũng chẳng lạt nào buộc được cái “thói trăng hoa” ấy cả . Càng buộc thì càng thêm “xót xa” thôi chứ chẳng thể hết được . Nếu có hết thì có lẽ sẽ là hết lạt mềm thôi chị ạ!
Chị đã đúng khi mà “buộc cái dửng dưng” ấy lại, để kẻ đi đi mãi còn người ở lại ôm nỗi xót xa . Nhưng vẫn còn hơn nếu cứ buộc mãi cái “thói trăng hoa” kia, mà ngộ nhỡ buộc được bên mình thì nào đâu chỉ có xót xa không thôi!
Cuối cùng thì lạt mềm cũng đã làm được cái việc hữu ích khi chị đã nhận ra:


Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!


Một sợi lạt mềm dẻo dai và khi sử dụng thì rất chắc chắn được chị mang vào bài thơ làm hình ảnh minh họa cho tâm tư nỗi lòng của người phụ nữ say đắm vì chữ tình mà bất chấp tất cả.
Nhưng ở đời vẫn vậy “theo tình thì tình phụ”, người phụ nữ ấy chỉ “phút giây lòng dạ bời bời” mà bùng cháy ngọn lửa tình mãnh liệt đến nỗi “tiên bụt phải quy hàng”. Để rồi sau những ảo tưởng say mê ấy mới chợt nhận ra mình phải ôm “nỗi xót xa” .
Và giờ đây khi chỉ còn lại một mình. Người phụ nữ ấy đã hiểu ra mình để “con tim hoang dại” thì mình “đừng vấn vương” và tự mình phải thương mình thôi.
Câu kết của chị cho thấy tất cả đã giải quyết xong, người đi kẻ ở chẳng còn ai vấn vương cả. chỉ còn nỗi xót xa sẽ sớm hết sau khi đã biết đã hiểu “Lạt Mềm…./Mình buộc/ Mình thương... ”

Xuân Sơn

 

LẠT MỀM – MỘT LỐI PHẢN ĐỀ

“ Lạt mềm buộc chặt “ răn dạy sự mềm dẻo, nhún nhường trong mọi tình huống ứng xử sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đến không ngờ. Bởi thế từ lâu câu nói trên đã hóa Châm ngôn - Thành ngữ . Đau đáu điều “ Đắc nhân tâm ” ấy cuộc đời hy vọng sẽ gặt hái thành công.
Song, với Tác giả bài “ Lạt mềm “ chị phát giác : chưa chắc điều trên đã bất di bất dịch đối với mọi tình huống

Cụ thể với “thói trăng hoa”, “Lạt mềm” ứng xử bao lần rồi mà vẫn bất lực. Hình như vị thuốc “ Mềm mỏng “ này đã bị lờn bởi căn bệnh nan y kia. Buộc người trong cuộc phải tự vấn bằng câu hỏi đuối sức , vô vọng :

Lạt mềm…
Buộc thói trăng hoa
Bao nhiêu vòng hết xót xa thì dừng

Chính “ thói trăng hoa ” ở khổ 3 bài thơ giúp cho người đọc nhận ra“ trái tim mắc nợ, lầm lỡ và hoang dại “ kia, từng ngớp phải bùa mê thuốc lú nên đã hao chất, mất hồn…bởi những điều cám dỗ “ phù vân”.
Và cuối cùng điều phải đến ắt đến :

Phút giây ai đổ dầu vào lửa than
Phút giây tiên bụt quy hàng
Phút giây lòng dạ ruột gan bời bời.

Khi đổ thêm dầu vào lửa thì bùng nổ là tất yếu, nhất là lúc mà“ ruột gan rối bời “ nữa thì thời khắc ấy dù “ nhẫn “ như “ Tiên như bụt “ cũng phải đầu hàng bởi hết bề kìm nén.
Rồi hậu quả xuất hiện hết sức hiển nhiên :

Người đi, kẻ ở thôi đừng vấn vương

Phải chăng câu kết :


Lạt mềm…
Mình buộc
Mình thương!


Giống như “ Nghĩ mình mình lại thương mình xót xa ” một câu thơ xưa của Nhà thơ Tố Hữu. Song Trương Nam Chi còn góp phần chứng minh “Chưa chắc lạt mềm đã buộc chặt được tất thảy ”.
Có lẽ Nhà thơ Trương Nam Chi viết bài thơ trên theo lối “ Phản đề ” ? Đó là nghi vấn của tôi. Còn đáp số dành ở nơi Nữ sỹ.

Nguyễn Thanh Tuyên  (Hải Phòng)


Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Xuân Ngọc - nguyenxuanngoc661939@gmail.com - 01677225720 - Hiệp Sơn Kinh môn Hải Dương  (Ngày 13/01/2014 5:59:01)

LẠT MỀM
(Trương Nam Chi)

“Lạt mềm em buộc làm sao”
Phút giây em đã sôi trào máu tim
Em không là bụt là tiên
Cũng là da thịt nổi ghen lên rồi

“Lạt mềm em trả cho người”
Phù vân hoang dại đổi đời khó thay
Lỡ lầm lần trước lần này…
Còn bao lần nữa đến ngày buông tha

Lạt mềm buộc thói trăng hoa
Buộc bao vòng nữa cởi ra khôn cùng
Thà rằng buộc cái dửng dưng
Ta về kẻ ở xin đừng vấn vương

“lạt mềm mình buộc mình thương
Ái ân khép lại nhớ thương một lần
Xuân Ngọc

Các bài khác: