Chủ nhật, 22/12/2024,


Lục bát có nguồn gốc Tàu? (22/11/2008) 

 

     1. Lục bát có nguồn gốc Tàu?

 

      Có hai thuyết về xuất xứ của thơ Lục Bát.
     Thuyết thứ nhất đương nhiên cho rằng đây là thể thơ đặc thù VN.
     Thuyết thứ hai, khởi đầu từ ông nghè Kiều Oánh Mậu, kiếm trong Kinh Dịch của Tàu được câu sau đây:

     "lục tam hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung".

     Câu "lục tam hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự vô thành hữu chung" nguyên là một câu bàn về quẻ khôn trong kinh Dịch nguyên văn như sau :

     Lục Tam: hàm chương, khả trinh, hoặc thành vương sự, vô thành hữu chung sự (quẻ Lục Tam : quẻ này hàm chứa tốt đẹp, nên gìn lòng kiên trinh, ra giúp vua thì ban đầu không thành nhưng sau sẽ viên mãn)

     Ngoài ra còn có câu này: "phù thủy nhất chước chi đa, cập kỳ bất trắc ngoan đà giảo long" được rút từ Trung Dung nguyên văn :

     Kim phù thủy: nhất chước chi đa; cập kỳ bất trắc: nguyên, đà, giảo, long, ngư miết sinh yên ... (nước ta
dùng ngày nay nhiều lắm là từng gáo vậy mà ở chỗ nước không thể đo lường được thì ngoan, đà, giảo,
long đủ loại tôm cá sinh sống được)

     Một câu nữa cũng thường được dùng để chứng minh lục bát xuất xứ từ Tàu là "Đế dĩ Thái Xác hữu công, sử chi phối hưởng Triết Tông miếu đường" được rút từ Tống Sử nguyên văn :

     Nhâm Ngọ Sùng Trinh nguyên niên, xuân nhị nguyệt, dĩ Thái Xác, phối hưởng Triết Tông miếu đường. (năm Nhâm Ngọ Sùng Trinh nguyên niên, mùa xuân, tháng hai, cho Thái Xác được thờ chung với Triết Tông)

    Thuyết này đã bị giáo sư Phạm Thế Ngũ đả phá, cho rằng những câu này nếu không có phần tiếp theo thì sẽ không có ý nghĩa!


     Những câu này đã ít ra là được Ngô Tất Tố xác nhận trong "Lều Chõng".

     2. Lục bát sớm nhất


     Nếu tính sớm nhất thì có lẽ phải tính câu này:

 

Con vua thì lại làm vua
Con sải giữ chùa thì quét lá đa
Bao giờ trời nổi can qua
Con vua thất thế phải ra ở chùa

 

     Là nói về thời sự triều Lý ....

     Nhưng nếu nói tác phẩm đầu tiên thì chắc phải là "Trinh Thử" của Hồ Huyền Quy, được xác nhận là sáng tác khoảng năm 1373-1376. Theo Hoàng Xuân Hãn trong "La Sơn Yên Hồ" thì "chuyện ngụ ngôn này đặt vào khoảng năm Long Khánh đờì Trần. Trong chuyện lại gọi Hồ Quý Ly là thủ tướng, và phê bình Quý Ly vào thời kỳ chưa tiếm vị, như là hay hồ nghi, ghen ghét ... Xem vậy, ta có cảm tưởng rằng tác giả viết vào thời gian không xa lúc ấy bao nhiêu; và có thể viết vào đời Long Khánh nữạ". Chép lại coi chơi chữ nghĩa hồi xưa:

 

Bỗng nghe bên cỗi bích đào
Tiếng con muông sủa bào hao rậy ràng
Chẳng là chuột bạch bên tường
Cong đuôi mà chạy vội vàng hãi kinh
Cửa hang sẵn ở góc thành
Chạy ngay vào đấy ẩn mình một khi
Mất mối, muông lại chạy đi
Trong hang dường có nam nhi hỏi rằng:
"Uẩy (ủa) ai quen thuộc chưa từng
Đêm khuya đường đột, vì chưng cớ nào ....

 

     Về "Gia Huấn Ca" thì cũng theo Hoàng Xuân Hãn, "có thể là do Nguyễn Trãi soạn hồi đầu Minh - thuộc (1406-1417), nhưng "ta không có gì chứng nhận chắc quyết lời tục truyền rằng tập gia huấn này là của Nguyễn Trãi" (La Sơn Yên Hồ)

     Vậy, tác phẩm đầu tiên bằng thơ Lục bát chính là "Trinh thử" chớ không phải "Gia Huấn Ca"

Lucbat.com (ST)

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: