Tìm hiểu về sinh vật “giống chim nhưng không hoàn toàn là chim” thần bí và thiêng liêng.
Chim sấm là cái tên được nhắc đến rất nhiều trong những câu chuyện cổ của vùng đất các bộ lạc da đỏ (nay thuộc nước Mỹ). Theo mô tả của các vị tù trưởng, chim sấm là một loài sinh vật khổng lồ, “giống chim nhưng không hoàn toàn là chim”. Mỗi khi loài chim này xuất hiện trên bầu trời, người ta lại nghe thấy những tiếng sấm long trời lở đất. Không những thế, theo nhiều tài liệu, từ mỏ và mắt của chúng phát ra rất nhiều các tia sét.
Tuy nhiên, mỗi bộ lạc da đỏ lại miêu tả chim sấm theo mình hình dáng khác nhau.
Truyền thuyết về chim sấm còn ẩn chứa rất nhiều bí mật.
Tại vùng thảo nguyên Lakota của người da đỏ, chim sấm được tôn làm những sinh vật thần bí, hiện thân của Đấng Tối cao tạo ra vạn vật trên Trái đất.
Còn đối với bộ lạc da đỏ thuộc Liên minh Iroquois ở phía Bắc, chim sấm được gọi bằng cái tên “Hino”, có nghĩa là “người giám hộ bầu trời và linh hồn của sấm sét”. Thậm chí, Liên minh Iroquois còn truyền tai nhau rằng loài chim sấm có thể hóa thân thành hình dạng con người khi cần.
Trong truyền thuyết của bộ lạc Miami, khi họ đang chiến đấu với kẻ thù truyền kiếp là người Mestchegami, đột nhiên các quái thú Piasa (tên khác của chim sấm) lao từ trong hang ra, bắt mất vị thủ lĩnh của họ. Mất đi tù trưởng, người Miami trở nên hoảng loạn. Sau này, bộ lạc này cho rằng Đấng Tối cao đã gửi Piasa xuống trợ giúp cho kẻ thù của họ, ý muốn họ buộc phải thua trận đánh đó.
Tuy nhiên, chiến thắng của người Mestchegami đã buộc bộ lạc này phải hy sinh người dân để hiến tế cho Piasa.
Truyền thuyết về quái thú Piasa
Theo truyền thuyết của người Mestchegami, quái thú Piasa thích tắm trên sông Mississippi. Mỗi khi “vầy” nước ở đầu nguồn, chúng có thể tạo ra những đợt sóng lớn mạnh hơn cả sóng ngầm…
Theo ghi chép của nhà sử học Armstrong thuộc Đại học California, Piasa tồn tại "từ hàng ngàn năm trước khi người da trắng tìm ra người da đỏ”. Armstrong còn đưa ra giả thuyết rằng, Piasa là loài thằn lằn ngón cánh còn sống sót từ thời kỳ khủng long.
Nhiều sử học khác thì nghĩ Piasa có thể là bản sao của loài thằn lằn sấm Ramphorhyneus (loài sinh vật có mối liên hệ với chim, quái thú và bò sát). Giả thiết này đã nhận được nhiều sự đồng tình trong giới sử học khi thể hiện rất rõ sự tương đồng giữa hai loài qua miêu tả trong truyền thuyết.
Chim sấm được coi là bản sao của loài thằn lằn sấm trong thời kỳ khủng long.
Vào thập niên 1840, trong khi đang khám phá các hang động từng được nhắc đến là nơi trú ngụ của Piasa, giáo sư John Russell thuộc Đại học Illinois đã phát hiện nhiều dấu vết được cho thuộc về loài sinh vật này. Trải qua rất nhiều cuộc khám phá khác nhau, đến nay, giáo sư Russell có thể phán đoán được độ sâu trung bình của hang khoảng 15 – 25m, chứa một lượng lớn xương người và động vật đã phân hủy. Giáo sư hy vọng rằng, số xương động vật thu thập được sẽ giúp ông tiến xa hơn trong công cuộc nghiên cứu về quái thú Piasa.
Chim sấm trong tín ngưỡng người da đỏ
Như đã đề cập ở trên, chim sấm là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng của người da đỏ, được miêu tả nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật, các bài hát hay ghi chép của các nhà sử học về nét văn hóa các dân tộc miền Tây Nam Mỹ. Họ cho rằng đây là một loài chim "siêu nhiên" với quyền lực và sức mạnh của đấng tối cao.
Tại nơi định cư của các bộ lạc, hội đồng bô lão thường cho xây dựng 4 cột gỗ thờ chim sấm ở 4 hướng khác nhau, tượng trưng cho bốn vị thần giám hộ. Những vị thần này sẽ chiến đấu chống lại ma quỷ, bảo vệ bộ lạc khỏi nhiều tai ương.
Cột gỗ người da đỏ với đầu hình chim sấm.
Tuy vậy, sau nhiều thế kỷ nghiên cứu, nhiều nhà học giả cho rằng loài chim sấm không thực sự tồn tại mà chỉ đơn thuần loài chim đại bàng loài Bắc Mỹ, vốn được mệnh danh là ông vua bầu trời trong khu vực.
Theo PLXH
(Nguồn: http://tin180.com)