Chủ nhật, 24/11/2024,


Danh họa Van Gogh không tự tử? (18/10/2011) 

 

Danh họa Van Gogh không tự tử?

Cuốn tiểu sử Van Gogh: The life (Van Gogh: Cuộc đời) của hai tác giả Steven Naifeh và Gregory White Smith vừa phát hành đã tiết lộ sự thật khác hoàn toàn với những điều người ta vẫn thường biết về danh họa người Hà Lan: Van Gogh không tự tử mà bị ngộ sát.

 

Van Gogh không tự tử mà bị ngộ sát

 

Theo những tài liệu cũ, năm 1890, Vincent Van Gogh, lúc ấy đang sống trong một phòng trọ ở Auvers-sur-Oise (Pháp), đã đi bộ ra cánh đồng lùa mì và tự bắn vào mình. Không nhận ra bản thân bị thương nặng, Vincent quay lại phòng trọ và mất hai ngày sau đó ở tuổi 37.

Tuy nhiên Van Gogh: The life - cuốn tiểu sử dài 900 trang của Steven Naifeh và Gregory White Smith, kết quả sau 10 năm tìm hiểu cùng 20 dịch giả và các nhà nghiên cứu khác - lại đưa ra kết luận hoàn toàn mới.

“Rõ ràng Van Gogh không có ý định ra đồng lúa mạch để tự kết liễu đời mình. Một giả thuyết về chuyện đã xảy ra ở Auvers được tất cả những người từng biết ông chấp nhận là Van Gogh vô tình bị hai cậu bé bắn phải và ông quyết định bảo vệ chúng bằng cách tự nhận hết tội lỗi về mình,” Steven Naifeh nói.

Một trong hai cậu bé tên là Rene Secretan, 16 tuổi, người sau này đã luôn dằn vặt về cái chết của Vangoh. Vào ngày 27-7 định mệnh, Secretan ăn vận như một cao bồi miền tây và cùng bạn chơi trò “anh hùng” với một khẩu súng tưởng như bị hỏng. Hai cậu bé đi uống rượu vào đúng thời điểm Van Gogh cũng ở đó và khi cả ba đã ngà ngà say, khẩu súng không may cướp cò và bắn thẳng vào họa sĩ.

Giả thuyết này càng được củng cố thêm nhờ những nghiên cứu, ghi chép của nhà lịch sử nghệ thuật nổi tiếng ở thế kỷ 20 John Rewald. John Rewald khẳng định viên đạn găm ở bụng trên của Van Gogh theo một góc xiên - không phải góc thẳng giống như trường hợp người tự bắn vào mình.

Gregory White Smith, một trong hai tác giả cuốn Van Gogh: The life cho biết thêm Van Gogh không chủ động tìm đến cái chết nhưng khi nó đến ông sẵn sàng chấp nhận. Và lý do khiến họa sĩ dễ dàng tiếp nhận là vì ông xem đây như một hành động chứng tỏ tình yêu với em trai, bởi Van Gogh luôn coi mình là gánh nặng của em.

Theo, em trai Van Gogh đã phải chu cấp cho anh trai trong suốt thời gian tranh của ông không bán được.

Van Gogh: The life phát hành ngày 17-10 không chỉ khắc họa chân dung nghệ sĩ tài năng, người tiên phong trong trường phái biểu hiện và đã làm thay đổi vĩnh viễn nền nghệ thuật thế giới mà còn cho bạn đọc thấy được tâm hồn “mong manh” của ông.

Sách cũng lần đầu tiên đề cập đến những chi tiết đời tư của Van Gogh như: gia đình họa sĩ từng gửi ông tới nhà thương điên một thời gian dài trước khi Van Gogh tự nguyện giam cầm chính mình; Van Gogh từng giận dữ chống đối lại người cha là mục sư nên nhiều thành viên trong gia đình đã buộc tội cha Van Gogh vì sự ra đi của ông...

Nguyên Phạm (Theo BBC)

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: