Mê “Truyện Kiều”, Vương Trọng đặt cho con trai đầu của mình tên gọi Vương Liêu Dương (Liêu Dương: quê Kim Trọng). Ông kể: Khi biết vợ có thai cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ vào
Ông là người rất mê Truyện Kiều và đặc biệt sùng bái cụ Nguyễn Du. So với các nhà văn ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế (trụ sở tạp chí Văn nghệ Quân đội), về mặt này ông luôn đứng ở vị trí “thì treo giải nhất chi nhường cho ai”. Sự đam mê ấy của ông như “duyên tiền kiếp”, bởi ngay từ khi mới lọt lòng, ông đã mang họ của nàng Kiều và tên gọi trùng với chàng Kim. Vừa qua, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT cho các tập thơ: Về thôi nàng Vọng Phu; Đảo chìm; Ngoảnh lại; Mèo đi câu...
Mê Truyện Kiều, Vương Trọng đã đặt cho con trai đầu của mình tên gọi Vương Liêu Dương (Liêu Dương: quê Kim Trọng). Ông kể: Khi biết vợ có thai cũng là lúc ông nhận nhiệm vụ vào
Tên con thì vậy, còn tên vợ, chắc chắn không phải vì ông chọn tên mà kết duyên với người, nhưng thật lạ kỳ, tên vợ ông lại là Vân, ứng với chuyện chàng Kim Trọng sau này nối duyên với nàng Thúy Vân.
Xung quanh cái tên Vương Trọng cũng có một chuyện vui. Chẳng là Vương Trọng có một cô bạn quen thân từ thời cô học Đại học Sư phạm. Sau này, cô ra dạy cấp III ở Trường Tân Lạc (Hòa Bình). Trong một lần gặp lại, cô thổ lộ với Vương Trọng: “Không hiểu sao, bao lần dạy học sinh Truyện Kiều, cứ đến chỗ nói về Kim Trọng em lại nói nhầm ra thành… Vương Trọng. Thành thử phải xin lỗi các em mãi”.
Mê Truyện Kiều, nhà thơ họ Vương cũng đã kết thân được với nhiều người cùng chung sở thích với mình. Ông kể: Năm 1982, ông sáng tác bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du thể hiện nỗi lòng của một nhà thơ mặc áo lính trước cảnh sơ sài, hoang liêu của mộ cụ Nguyễn. “Tưởng là phận bạc Đạm Tiên/ Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Điền nằm đây”.
Đến năm 1989, mộ cụ Nguyễn được tu sửa, nâng cấp. Lần ấy, Vương Trọng theo đoàn của Bộ Giao thông Vận tải vào Vinh viết bài về việc xây cầu Bến Thủy. Tiện thể, ông cùng đoàn ghé qua Nghi Xuân để thắp hương viếng nhà đại thi hào.
Khi cả đoàn làm lễ thì thấy một cụ già cung kính chắp tay đứng ngoài chờ. Việc xong xuôi đâu đấy, cụ già cởi mở nói: “Các ông có biết, mộ này được xây nhờ đâu không? Đó là nhờ bài thơ của Vương Trọng đấy”. Nói rồi cụ cứ thế hào hển đọc một mạch bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du gồm cả thảy 24 câu lục bát của Vương Trọng. So với bản gốc chỉ sai một đôi chỗ.
Quá cảm kích trước tấm lòng của cụ già, Vương Trọng đành phải xưng danh: “Dạ, thưa cụ, cháu là Vương Trọng đây ạ”. Cụ già nghe vậy buột miệng: “Tôi tưởng anh phải nhiều tuổi rồi. Thế anh thấy tôi đọc bài thơ có đúng không?”.
Về ý kiến cụ già cho rằng nhờ có bài thơ Bên mộ cụ Nguyễn Du, mộ cụ Nguyễn mới được xây dựng khang trang, Vương Trọng lại nghĩ hơi khác: “Không có bài thơ của mình thì trước sau gì mộ cụ Nguyễn cũng được xây lại. Có điều, có thể nhờ nó mà việc xây dựng được tiến hành nhanh hơn mà thôi”.
Vương Trọng cũng cho biết, đến nay ông đã sáng tác tới 5 bài thơ có chủ đề về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Ngoài bài Bên mộ cụ Nguyễn Du trứ danh nhắc tới trên là các bài: Ghi trong Nhà Bảo tàng Nguyễn Du, Đạm Tiên, Môtíp Thúy Vân, Phác thảo Tiên Điền. Có thể vì đọc được tình cảm của ông với cụ Nguyễn như vậy mà hiện hậu duệ của cụ Nguyễn rất quý Vương Trọng, họ luôn xem ông như người trong dòng tộc.
Đấy là những cái “được” mà Vương Trọng thu về từ sự gắn bó với Nguyễn Du và Truyện Kiều. Về cái “mất”, ông có một chuyện không vui: Vì có những quan niệm khác nhau xung quanh việc hiểu hai câu thơ “Người lên ngựa, kẻ chia bào/ Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” mà giữa ông và một đồng nghiệp cùng cơ quan đã nổ ra cuộc tranh luận làm tốn không ít giấy mực của báo chí, không những thế còn kéo theo một số tác giả khác cùng tham gia. Tiếng bấc quăng đi, tiếng chì quăng lại, giữa hai người đã xảy ra cuộc… “chiến tranh lạnh” kéo dài đến nay đã tới gần chục năm mà xem ra vẫn chưa thể… hàn gắn được.
Hà Khải Hưng
(Nguồn: Văn Nghệ Công An)