NHẬT THỰC
Huỳnh Trương Phát
Mọc chi trăng giữa trưa gầy
Để ta nhật thực bờ vai nguyệt trần
Gò quê đôi ngọn thi nhân
Nhú đau con mắt dương trần em ơi
Treo chi trăng trong mắt đời
Để thơ nhật thực những lời tương tư
Đời thì muôn nẻo trường xuân
Nẻo trăng xuôi ngược dấu chân dã tràng
Chạm chi trăng cái ngang tàng
Đất trời nhật thực đến toàn phần tôi
Cái nhìn chạm tới bờ môi
Thiên đàng chạm tới làm tôi giật mình
Trăng vàng tắm dưới sông xinh
Một bầy cuội cứ rập rình gốc đa.
H.T.P
____________________
Tác giả Huỳnh Trương Phát – ĐT: 0958306624
Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam- Hội VHNT Quảng
Email: phathoinhabaoquangnam@yahoo.com.vn
Trần Văn Lâm - tranlam0966@yahoo.com - 01682838853 - BạchMai Ha Noi
(Ngày 22/01/2010 08:07:50 PM)
Hoá ra Cuội cũng có con
MINH TUẤN - ngongiochungtinh@yahoo.com - 0042-0723-661-057 - Cộng hòa Séc
(Ngày 21/01/2010 02:58:22 AM)
Xin kính họa đội vần với bạn Huỳnh Trương Phát. Chủ đề thật mới mẻ đầy tính thời sự. Họa nguyên đề NHẬT THỰC của bạn nhé! NHẬT THỰC… Ngày trăng lỡ bước vân sa Giữa trưa gặp Nhật xảy va bóng gầy Muôn ngàn cặp mắt gió mây Ngắm trông Nhật thực ước ngày niềm vui. Vòng chung làm chiếc khuyên trời Nhật ôm bóng Nguyệt giữa nơi thiên đàng Bờ môi chạm gió nghênh ngang Nụ tình Nhật thực,đổ tràn tương tư. Bâng khuâng ngắm cõi thiên thu Hỏi trăng với Nhật yêu từ khi nao Bạc tình …Sao bỏ nơi nào Quay lưng còn Cuội …Nói sao với đời ??? Thiên thần cứ tưởng khác tôi Xem Ngâu ,trông Chổi …Giờ ngồi Nhật sa Cây đa chẳng bỏ Cuội già Thiên đường mây gió cũng nhà trần ai. Minh Tuấn
HÀ TUẤN KIỆT - canhcuarooc@yahoo.com - 01694029558 - Tổ 8 khu Hạ Long Phường Ninh Dương - TP Móng Cái
(Ngày 20/01/2010 05:46:28 PM)
"một, vài chú cuội rập rình gốc đa" có vẻ có lý còn "một bầy cuội" chỉ dành cho động vật hơn chăng. "treo chi trăng trong mắt đời" từ "trong" có vẻ chưa đúng với bằng trắc , từ trong có thể thay bằng từ "ngụ,ở, lọt, nấp " đôi lời mạo phạm vì chưa hiểu hết ý tác giả!
Yên Khương - yenkhuong_vv@gmail.com - 0912885885 - Hà Nội
(Ngày 20/01/2010 11:17:36 AM)
Để thơ nhật thực những lời tương tư Thi sĩ ơi! Đọc không ăn khớp lắm, sửa cho có vần, có điệu sẽ hay hơn! |