SÔNG QUÊ
Trương Kỉnh Nhơn
Đêm trở mình nhớ quê xa
Nhớ dòng sông nhỏ chảy qua xóm nghèo
Mấy đời vất vả gieo neo
Nước trôi nào hết cái nghèo trăm năm.
Nhớ sao dáng mẹ tảo tần
Nuôi con khôn lớn vai quằn thời gian
Mới bình minh đã chiều vàng
Mẹ như sợi nắng lụi tàn vào sông
Đêm nằm trở giấc se lòng
Mẹ tôi thầm nặng một dòng phù sa.
__________________
Tác giả Trương Kỉnh Nhơn -Trường tiểu học 'A'
Thị trấn Phú Hòa- Thoại Sơn- An Giang
Hội viên Hội Văn học- Nghệ thuật An Giang
ĐT: 0987022656, Email: nhongv@yahoo.com.vn
Đinh Thường - thuonghuyen858@yahoo.com.vn - 0912.242.998 - Hải Phòng
(Ngày 18/01/2010 09:03:21 PM)
Bài hoạ: Ra khơi vẫn nhớ sông xa Một đời vượt giữa gieo neo Vai sờn vá víu tảo tần Chẳng là lá ngọc cành vàng Thương em canh cánh trong lòng Đinh Thường
Dung Thị Vân - dungthivan2910@gmail.com - 0903 372219 - TP.Hồ Chí Minh
(Ngày 18/01/2010 07:07:57 PM)
Xin chia sẻ cùng tác giả TRƯƠNG KỈNH NHƠN. Đã viết được hình ảnh của con sông và tấm lòng người mẹ.Đọc bài thơ tôi thật xúc động và những dòng thơ của bạn đã làm cho tôi nhớ về mẹ của mình đang ở quê nhà: "Mẹ như sợi nắng lụi tàn vào sông". Và cũng đồng cảm nhận như:"Người lính" Đêm nằm trở giấc se lòng Mẹ tôi thầm nặng một dòng phù sa. Vâng, còn thi nhân là còn dòng sông là còn có mẹ mãi mãi trong thi ca qua nhiều cách diễn đạt.
Phạm Văn Tự - thcsts@gmail.com - 02193846208 - Tam Sơn - Quản Bạ - Hà Giang
(Ngày 18/01/2010 10:35:50 AM)
ĐAU CẢ CUỘC ĐỜI Sông quê còn đó...Mẹ ơi ! Thương Mẹ đau cả cuộc đời nắng mưa Bây giờ đi sớm về trưa Mẹ không còn nữa...sông xưa xót lòng ...!!! Phạm Văn Tự
Người lính - nguoilinh_1968@ymail.com - 0165.454.4532 - Quân đoàn 4 - Bình Dương
(Ngày 18/01/2010 09:48:58 AM)
Đọc đến hai câu kết của bài thơ này tôi cũng không thể diễn tả được tình cảm trong mình dâng lên đến thế nào: “Đêm nằm trở giấc se lòng Mẹ tôi thầm nặng một dòng phù sa.” Trương Kỉnh Nhơn đã mượn hình ảnh con sông quê mình để tạc nên chân dung của người mẹ. Dòng sông quê chở nặng phù sa, theo quy luật tự nhiên thủy triều lên xuống, bên lở bên bồi. Dòng sông mẹ thì luôn đầy ắp, không vơi; luôn bồi đắp tình thương yêu cho cả đôi bờ - bờ chồng và bờ con (còn trong những cuộc chiến tranh đã đi qua thì đó là bờ Nhà và bờ Nước). Tôi không hề so sánh, nhưng nếu Tế Hanh “Nhớ con sông quê hương”, khi đất nước đang ôm trên mình nỗi đau chia cắt, với những kỷ niệm từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, cho đến lúc “xa nhà đi kháng chiến” thì ở đây có một Trương Kỉnh Nhơn đã xây dựng thành công hình ảnh người mẹ với sự hy sinh, tần tảo một đời. Hình ảnh đó đã được khắc họa và lồng vào một cách khéo léo với một trong những hồn quê – dòng sông quê hương… Một đời chở nặng phù sa Dòng sông mẹ mãi hiền hòa, thủy chung… Người lính
DUONG PHUONG TOAI - duongphuongtoai@gmail.com - 0982 367 982 - camphuong.vnweblogs.com
(Ngày 18/01/2010 10:25:37 AM)
Một bài thơ xúc động về sông quê. Sông quê trong dời thường và trong thi ca là lòng Mẹ lặng thầm nuôi đời, nuôi ta khôn lớn. Ta sinh ra và lớn lên, vào cuộc đời thăng trầm với cuộc đời là công sức của Sông, của Mẹ. Vậy mà ta đã làm đựoc gì nhỉ, làm được bao nhiêu? Rồi nữa: Biết bao nhiêu người mũ cao áo rộng ra đi từ bến nước, từ dòng sông quê... đã làm gì được cho sông quê đang có những dòng, những khúc nghẹn ngào, chết lặng? Thật cảm động khi mắt ta lướt trên câu thơ này và đọng lại nỗi buồn sâu lắng: Mới bình minh đã chiều vàng Mẹ như sợi nắng lụi tàn vào sông Cảm ơn tác giả- thêm một tâm hồn nói hộ ta tạ lỗi sông quê!
|