Thứ năm, 16/01/2025,


Hình như (20/04/2008) 

                    

                              Tác giả: Đặng Vương Hưng

Hình như ai đã bỏ bùa

Để cho sư nữ trốn chùa theo ai

 

Hạnh phúc như tiếng thở dài

Trời cao chỉ thấu một vài người thôi

 

Thế là chú tiểu có đôi

Nhện giăng tơ kín cả nơi cửa chùa

 

Sư ông ngày ấy bây giờ

Bỗng quên kinh kệ ngồi mơ chiều chiều...

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Huy Khôi - nguyenhuykhoi48@gmail.com. - 0983.264.618 - Cổ Đô Ba VÌ Hà Nội.  (Ngày 05/08/2015 10:47:52)



Kinh quý gửi ban biên tật trang " Lục bát mỗi ngày " !

Lời đầu, tôi xin trân thành cảm ơn sự ưu ái của B.B.T- đã dành cho tôi sự trân trọng và tình cảm cao quý- thường xuyên cho lên trang những bài viết của tôi ! Khuyến lệ kịp thời để tôi tự ý thức hơn khi được đóng góp một phần bé tẹo vào sân chơi lục bát : đa dạng,đa chiều,đa âm sắc,hương vị - đầy tính nhân văn,bổ ích này !
Thứ nữa, trong bài cảm nhận về bài thơ HÌNH NHƯ của nhà thơ Đặng Vương Hưng, tôi đã đánh dấu sao ( để chú thích) ở cụm từ " một sát na " *, nhưng do sơ ý, tôi chưa chú thích bên dưới,
Cảm phiền BBT ghi hộ : * Những từ, cụm từ,và câu trong ngoặc kép là của tác giả SÔNG HƯƠNG.
Vì đạovăn , ,một điều tối kỵ trong văn chương, rất mong BBT niệm tình lưu ý cho !
Xin hỏi kinh kiệm : Khi đánh máy bài gửi - đánh thế nào để khi lên trang qua mạng - không bị nhẩy dòng giữa câu ?
Một lần nữa tôi xin trân thành cảm tạ ! Chào chân quý và kính trọng ! Xin cho vài lời hồi âm qua Email ,hoặc điện thoại. Kính bút !

  Nguyễn Huy Khôi - Nguyễn Huy Khôi - 0983.264.618 - Cổ Đô Ba VÌ Hà Nội.  (Ngày 04/08/2015 19:36:45)



Bậc chân tu - thường ngay từ tấm bé đã có duyên cửa Phật. Họ tự nguyện vào thiền môn, tĩnh tâm tu tâm tu luyện đạo pháp - rồi đậu chính quả - tọa Đài Sen - truyền giáo chúng sinh !
Đời người - một " cõi sát na " * ký thác nơi tục lụy, lưu đầy tấm thân mỏng manh sương bụi , khói làn , " không không vô ngã bùn, sen", dẫu có " tưởng này,thức kia buông lơi", có "xúc thinh hương"thì "vị" của nó cũng là "ngùn ngụt" rơi rồi . Đành "gối mộng" bên "tà huy rơi", mơ hồ trong sương khói u huyền,vô định....mà thôi .
Chốn thiền môn, không ít ni cô,phật tử trốn đời - bởi sự éo le,u mê lục dục, phải mượn kinh kệ,vú chuông,dùi mõ để tu tỉnh,sửa mình. Nhưng rồi, ít trong số đó ăn phải "bùa" ái tình,lại trở về với cõi chúng sinh, hoàn tục., vui hưởng hạnh phúc lứa đôi, vun đắp mái ấm gia đình. Đó cũng là lẽ thường,khi không rứt được mối lương duyên trong lòng.
Liên hệ với bài thơ HÌNH NHƯ của nhà thơ Đặng Vương Hưng,
xin có một vài suy nghĩ ( muối xổi ) - nòi theo lời thiền.
Ngây tiêu đề bài thơ,chỉ là HÌNH NHƯ thôi, - nghĩa là có thể thế,
có thể không phải thế. Nhưng thực tế đã là thế rồi. Thế mới là huyền không. ( sắc sắc,không không ). Vương phải "bùa" yêu của ai đó, tiểu nam ,sư nữ trốn chùa , quên hẳn kinh kệ,quên hẳn vú chuông,dùi mõ,...để dành tấm thương cho nhau !
Trời thấu, nên ưu ái một đặc ân ngoại đạo dành cho ni cô...Từ đây, "nàng " - ni cô không phải vuốt bụng thở dài não nuột nữa,
không phải nghe tiếng chuông đồng,mõ gỗ khua nẫu dạ,nát hồn
nữa ! Nàng hoàn tục về lại với tình yêu đang rực cháy trong trái tim mình ! Và nàng lại "có đôi" gỡ mối "tơ giăng cửa chùa" - bước dưới đường trăng như thuở ban đầu hò hẹn ! Chiều chiều mơ về
sự sinh nở phồn thực, về hạnh phúc ấm êm của tình yêu đôi lứa !
Tình yêu,tình yêu, ...ôi tình yêu thật là huyền diệu !
Xin gửi nhà thơ khẩu thơ hô ứng tương khí,tương cầu ,đọc cho vui ! Kính bút ! Chào trân quý !

ĐỐN NGỘ

Tơ tình giăng mắc cửa chùa *
Bện thơ thành cái lá bùa thả chơi

Phải bùa, kinh kệ ...buông lơi
Ni Cô - Chú Tiểu kết đôi tịnh điều.

Ngồi bên bờ giác chiều chiều
Hai người sợ tiếng chuông kêu - dội về ?

Nhớ "ngày ấy"... Tiểu cười xuề
May mà kịp ngộ bờ mê cửa thiền !

* Từ ,câu trong ngoặc kép là của nhà thơ Đặng Vương Hưng.

  Tran Hai Long - long7502@yahoo.co.uk - 0989598294 - Ha noi  (Ngày 15/06/2012 11:57:29)

Tôi rất thích thơ lục bát và thơ lục bát của Đặng Vương Hưng. Những bài thơ của Anh chứa chất những nỗi niềm thiền - thực. Đúng là Hạnh phúc như tiếng thở dài. Trời cao rộng lớn thế mà cũng không nhìn thấu được tất cả lòng người. Tự mình, tự mình phải nhìn nhận và tạo lập một con đường đi riêng cho mình chứ đừng như chú tiểu, sư ông khi bất chợt bị một ý nghĩ rất con người chen lấn vào. Tôi chợt nhớ có người nói: "Trời không mưa hết thế gian. Phật không cứu đặng hoàn toàn chúng sinh. Tự mình phải cứu lấy mình...". Nhưng Thơ ĐVH viết về người phụ nữ hay vất vả, thất tình quá, yếu đuối quá. Cái kết của những thân phận phụ nữ đó làm người đọc chạnh lòng quá
"Thất tình em bỏ đi tu. Để chùa thêm một nhà sư trốn đời"...
Hoặc: "Ngày em thêm một lần chồng. Ngập ngừng mây trắng trên đồng lại bay....."

  Nguyễn Thân Thiện - dongda8@gmai.com - 02113861870 - trường TH Đống Đa  (Ngày 5/11/2009 10:35:59 AM)

thơ anh làm cho người đọc phải trăn trở suy tư ! có hồn và sâu lắng , nó như ùa đến và chầm chậm theo gió mơn man bay bổng ra đi như khói lam chiều vậy!!

  Bui Thị Hải - dongda8@gmail.com - 0912904939 - só 2 ngõ 10 phường Đống Đa -Vy-Vp  (Ngày 22/10/2009 11:09:18 PM)

Bài viết vừa bi hài nhưng rất thực tế!

Mong sao em đã ở chùa .

Đừng như cơn gió ùa vào lại đi !

Mong sao đức phật từ bi ,

trăm ngàn muôn nỗi có nơi an lành !

  Bùi Thị Hải  - tth_dongda_vy@yahoo.com.vn - 0912 904 939 - Vĩnh yên -Vĩnh Phúc   (Ngày 22/10/2009 11:07:43 PM)

Ai cho sư nữ trốn chùa

để khô tiếng mõ nửa mùa ai hay

chú tiểu mơ lái may bay

sư cụ lặng lẽ bỏ bầy trẻ thơ...

  Nguyễn Thân Thiện - thanthien8@gmai.com - 0912 904 939 - Đống Đa -Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc   (Ngày 22/10/2009 10:53:08 PM)

Cảm ơn nhà thơ!

Hạnh phúc như tiếng thở dài

trời cao chỉ thấu một vài người thôi

ca dao lục bát đời tôi

Anh đem chú tiểu sanh đôi bỏ chùa

Thế là kinh kệ mất mùa

sư ông mòn mỏi bỏ bùa nhân gian!

Các bài khác: