Thứ sáu, 18/10/2024,


Một ngày nịnh vợ!.. (23/08/2009) 

   

Hôm nay: Tháng tám, hai ba

Tôi là vệ sĩ, tôi là lái xe

Tôi là thủ quĩ biết nghe

Bên cạnh cặp kè, đưa vợ đi chơi.

Cứ xe máy – lượn khắp nơi

Khắp mọi chợ trời, siêu thị gần xa.

 

 

 

 

Mua đủ vật dụng trong nhà

Nồi, niêu, xoong, chảo, chiếu hoa… đủ dùng!

Vào siêu thị khó chọn chung

Thôi thì nghe vợ - Đi cùng, xách cho.

Vợ tôi tính lại hay lo

Gà để tủ lạnh, Thịt bò dùng ngay

Rau, quả để ăn hàng ngày

Mấy chai dầu rán, ớt cay, tương Bần...

Khai giảng đã lại đến gần

Vở cùng giấy, bút cháu cần đến nơi.

Mấy khi ông, bà đi chơi

Bà mua thoả thích, xin mời ông 'ôm'!

Lâu rồi mới được một hôm

Phu xe, thủ quĩ, bao gồm Ô sin

Một ngày tiêu chín trăm nghìn

Bà bảo đi nữa - 'Em xin chịu bà!'

 

Phương Huyền

Email: buinhlaccub@gmail.com

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Van tu linh - huong.thieu32 -  -   (Ngày 1/09/2009 10:59:01 AM)
Từ một ngày đến một đời...."Nịnh vợ". "Tay nâng chén rượu ngay mày Ngọt bùi thì nổi đắng cay thì chìm" Đó là Nguyễn Duy còn nhân vật trữ tình trong bài thơ thì có đủ mọi cung bậc cảm xúc "Hỉ nộ ái ố " cho một ngày "nịnh vợ'. Thế mới biết việc làm ấy khó lắm thạy. Khoan hãy nói tới phí tổn về tiền bạc,hao phí về thời gian, tiêu hao về sức lực...cho một này mà nhân vật trữ tình toàn tâm toàn ý với vợ. Điều người viết muốn bàn tới trong bài thơ lục bát này chính là cách sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất của bài thơ.Đầu tiên là sự khẳng định cái tôi cá nhân "Tôi là" rất bản bĩnh rất cứng cỏi, rất khí phách của một người đàn ông mang tư tưởng Á Đông.Tiếp đến là lối xưng hô vẫn rất bình đẳng "Bà "-Ông .Lối xưng hô ấy vừa thân mật vừa tôn trọng vừa thấm đầy yêu thương tình nghĩa trong mối lương duyên "xin mời bà ôm"...mà nhân vật trữ tình đã nguyện gắn bó suốt cả cuộc đời .Tuy nhiên người đọc thấm thía hợn nỗi niềm của nhân vật trữ tình về một sự ràng buộc vô hình nhưng hết sức bền chặt của một tình cảm dâng hiến tự nguyện :"Em xin chịu bà".Là em mà không phải trong mối quan hệ anh, chị em...Mà là Em với bà..... Vẫn là quan hệ ràng buộc vẫn là tình cảm yêu thương gắn bó nhưng giờ đây còn bao hàm cả một sự phục tùng đến tuyệt đối. Điều này Tú Xương có Không? Không có . Nguyễn Duy có không? không có.... Vậy nên, nhan đề của bài thơ phải là "Cả đời nịnh vợ ". Chúc cho nhân vật trữ tình giữ được tình cảm nhân văn sâu sắc mặn nồng ấy đi tới suốt cuộc đời .Chúc cho người vợ ấy luôn cảm nhận được hết tình cảm của ngưòi chồng giành cho mình .
  Tú Cười  - ghbqst@gmail.com -  -   (Ngày 24/08/2009 08:52:35 PM)
Nhân ngày mùng Tám tháng / Ba Khéo mồm nịnh vợ..., mua hoa tặng bồ/ Vợ biết giả bộ làm ngơ... / Tiếc tiền tự thú... vợ cho... "trận đòn"...!
  Phạm Văn Tự  - thcsts@gmail.com - 02193846162 - Tam Sơn - Quản Bạ - Hà Giang   (Ngày 24/08/2009 12:38:42 PM)
Cớ chi mà phải nịnh em...? Tháng Ba ngày Tám xin tiền mua Hoa/  Bên vợ nhớ bồ ở xa/ Chán cơm thèm phở...thầy ra... đứng đường/
  Bút Kim - isqbhg@gmail.com - 02193847138 -   (Ngày 24/08/2009 12:37:48 PM)
Thiếp chàng cả nghĩa tương thân/ Mà sao cứ phải phân vân...lời vàng/ Vì chàng thiếp phải đa mang/ Tháng Ba ngày Tám mong chàng tặng... Hoa/ Đợi ngày mùng Tám tháng Ba / Tiêu tiền thả sức...chàng ra đứng đường...
  Nguyễn Thị Lê Hương - lehuongnga@yahoo.com - 0123456789 - MĐ- TL - HN  (Ngày 24/08/2009 06:14:34 AM)
Thày làm thêm bài thơ một ngày nịnh chồng, một ngày nịnh con gái, một ngày nịnh bà nội... để bà  không phàn nàn vắng con, cháu nữa. Tại sao mới mất có 900 .000 đ mà đã gọi vợ là "chị" rồi, chả lẽ lại "YẾU" thế hay sao?
  Vũ Anh Tuấn - vuanhtuan.yh@gmail.com -  -   (Ngày 23/08/2009 06:10:42 PM)
Cảm ơn ông về những vần thơ hay và tràn đầy ý nghĩa, nhất là đối với người Thầy dạy môn Toán. Chúng con sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa ông ạ!...
Các bài khác: