Thứ ba, 19/03/2024,


Hát văn và những nét văn hóa đặc sắc ở làng An Mô Huyện Chí Linh Hải Dương. (22/04/2017) 

 

 

 

 

          Làng An Mô là một làng cổ thuộc vùng bán sơn địa thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây là một trong số rất ít làng trên cả nước có đến hai ngôi đền được xây dựng cách chúng ta cả ngàn năm (Đền Sinh, Đền Hóa). Ngoài hai ngôi đền kể trên còn có nhiều ngôi miếu cổ ở rải rác quanh khu vực đền, tạo thành một quần thể di tích độc đáo.”An Mô còn có núi Ngũ Nhạc cây cối xanh tốt quanh năm, đặc biệt là rừng thông bao phủ, có suối nước ngầm chảy rì rầm suốt ngày đêm như những đoàn tầu hỏa chạy trong lòng đất. Trên mặt suối là những tảng đá sỏi bị thời gian và nước suối mài mòn thành những viên cuội lớn xếp chồng lên nhau. Lại có chỗ có một phiến đá rộng bằng hai cái chiếu, nứt ở giữa, chỗ nứt rộng chừng một mét, giống như người đàn bà sinh nở. Trên trời lại có những áng mây trắng lững lờ trôi tạo nên một vùng đất thần bí và hấp dẫn khách xa gần khiến chúng ta không thể không quan tâm.” (Sách Hải Dương di tích và danh thắng  tập 1- Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương ấn hành năm 1999).

           Hàng năm cứ vào tháng giêng và tháng tám (Âm lịch) nhân dân làng An Mô và khách thập phương xa, gần lại tìm về đền Sinh, đền Hóa để tổ chức va tham gia lễ hội.

          Trong thời gian lễ hội ở đền Sinh, đền Hóa phần lễ người ta tổ chức rước lợn đen, xôi trắng cùng các vật phẩm khác như bánh kẹo, trà quả, cau trầu và tiền vàng từ làng lên đền với một lòng thành kính, trang nghiêm nhằm ghi nhớ công lao to lớn của vị Thành Hoàng làng( Đức Thánh Phi Bồng), một nhân vật anh hùng mang tính huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc Việt Nam, cách chúng ta hàng ngàn năm.

Trong phần hội cùng với các màn múa hát, các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, cờ tường, gà chọi, thả diều , pháo đất...còn có tục hát Văn hầu Thánh.

Hát Văn hầu Thánh ở làng An Mô đã có từ lâu đời và được duy trì cho đến nay. Gần đây (từ năm 2006) được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Dương và sự giúp đỡ của ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch từ tỉnh đến huyện, Ban quản lý Khu Di tích huyện Chí Linh cùng Trung tâm UNESCO văn hóa vùng Đông Bắc đã phố hợp mở một số hội thi “ Diễn xướng và hầu Thánh”nhằm tôn vinh các anh hùng dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ con cháu, đồng thời góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc.

Hội thi được đông đảo các vấn đồng, thày pháp, con nhang, đệ tử, nhân dân địa phương và khách thập phương xa, gần thuộc nhiều vung, miền trên cả nước về tham dự.

         Diễn xướng và hầu Thánh là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng đã được lưu truyền từ nhiều đời và thực chất nó đã đem lại những giá trị tư tưởng tích cực nhất định và góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân ta. Vì vậy hát Văn hầu bóng ở đền Sinh, Đền Hóa làng An Mô đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, nhưng nó vẫn tồn tại đến ngày nay và là một trong các hoạt động về tâm linh ngày càng có xu thế phát triển.(Trích “Hát Văn và những nét văn hóa đặc sắc ở làng An Mô” của tác giả Vũ Thị Tuyết Mây và Lê Thị Dự. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc.)

        Đền Sinh, đền Hóa và tục hát văn - hầu bóng có từ lâu đời đã được các thế hệ con cháu sau này kế tục, phát triển rộng khắp trên toàn tỉnh và cả nước. Trong những dịp lễ hội và liên hoan văn hóa văn nghệ: Hát Văn (còn gọi là hát Chầu văn) một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp được mọi người yêu thích.

          Ngày 16 tháng 4 năm 2017 Trung tâm tổ chức sự kiện-Tỉnh Hội Phật giáo Hải Dương- Chi hội văn nghệ dân gian tỉnh Hải Dương cùng với Đảng ủy, UBND xã Tân kỳ tổ chức Lễ khánh thành nhà mẫu Phúc Duyên và liên hoan hát văn-hầu đồng tại chùa Nghi Khê với các thanh đồng trong tỉnh và các tỉnh bạn tham dự.

          Đến dự lễ có ông Đỗ Văn Uyển Chánh văn phòng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương. Ông Tăng Bá Hoành Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, Chủ tịch Chi hội văn nghệ dân gian Hải Dương tặng hoa chúc mừng. Các đồng chí đạị diện Đảng ủy, UBND, các đoàn thể của xã Tân Kỳ, Đại diện Hội phật giáo huyện Tứ Kỳ, các đoàn hát văn Hầu đồng của các tỉnh thành Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình...và các huyện trong tỉnh về tham dự và biểu diễn tại lễ hội. Sau lễ cắt băng khánh thành nhà mẫu Chùa Phúc Duyên là chương trình biểu diễn của các đoàn hát văn hầu đồng tham dự lễ hội. 
Ông Tăng Bá Hoành và Đảng ủy, UBND xã Tân Kỳ trao cờ kỷ niệm liên hoan hát văn hầu đồng cho các đoàn và cá nhân xuất sắc. Đặc biệt thanh đồng nhí: Vân Anh 8 tuổi đến từ Thái Bình đã biểu diễn rất hay được Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Hải Dương và ban tổ chức trao cờ ngay tại lễ hội.

 

 

 

 

 

 

 Thanh đồng nhí: Vân Anh 8 tuổi đến từ Thái Bình đã biểu diễn rất xuất săc được Chi hội

Văn nghệ dân gian tỉnh Hải Dương và ban tổ chức trao cờ ngay trong lễ hội.

 

Ông Tăng Bá Hoành Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương, Chủ tịch Chi hội văn nghệ dân gian

Hải Dương (thứ 3 bên phải) trao cờ lưu niệm liên hoan hát văn Hầu đồng cho các thanh đồng.

 

Nhân dịp này Truyền hình TVC Việt Nam tặng bằng vinh danh cho bà Hoàng Thị Tâm

Thanh đồng Hà Nội ( về biểu diễn tại lễ hội) đã có nhiều đóng góp cho phong trào văn nghệ

dân gian trong cả nước đạt nhiều giải trong các cuộc thi.

. Được sự ủy quyền của Tổng Giám đốc Trần Dư Khương giao cho ông Hồ Đình Bắc:

Phóng viên- BTV Truyền hình TVC Việt Nam lên trao bằng vinh danh cho bà Hoàng Thị Tâm.

 

 Ngày 21 tháng 4 năm 2017 (25 Âm lịch) Ông Vũ Xuân Hẩn Hội viên Hội UNESCO VN vùng Duyên Hải – Trưởng ban thanh tra hội UNESCO Việt Nam vùng Duyên Hải và ông Nguyễn Văn Quyết Chi Hội Văn nghệ dân gian Hải Dương đến dự và trao cờ lưu niệm cho thanh đồng Phan Thị Thơi thôn Đồng Bào, xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

  trích một số hình ảnh giá đồng trong 12 giá đồng tại di tích Miếu Giữa làng Đồng Bào do thanh đồng thực hiện.

 

 

 

 

 Ông Vũ Xuân Hẩn (thứ 2 trái) Hội viên Hội UNESCO VN vùng Duyên Hải – Trưởng ban

thanh tra hội UNESCO Việt Nam vùng Duyên Hải và ông Nguyễn Văn Quyết

(phải) Chi Hội Văn nghệ dân gian Hải Dương đến dự và trao cờ lưu niệm

 

(Sưu tầm trích bài viết : “Hát Văn và những nét văn hóa đặc sắc ở làng An Mô” của tác giả

Vũ Thị Tuyết Mây và Lê Thị Dự. Nhà Xuất bản Văn Hóa Dân tộc)  Ảnh: Hồ Đình Bắc

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: