Thứ sáu, 26/04/2024,


Diễn hộ phận người (Đỗ Thị Hồng Đà) (20/07/2016) 
 
DIỄN HỘ PHẬN NGƯỜI
 
 
 
Đỗ Thị Hồng Đà
 
 
Đã sa
 
Còn lệch
 
lại chênh
Chiếu chèo mà cũng gập ghềnh thế ư?
Đường trường tiếng bạn tương tư
Luyện năm cung lại hát ru tự tình…
 
 
Người ơi “đào liễu một mình”
Bước đi còn ngại sân đình lắm rêu
 
Thôi thì… “duyên phận phải chiều”
Một mình diễn hộ
Bao nhiêu phận người…
 
 
Đ.T.H.Đ
 
 
____________
 

 

Tác giả Đỗ Thị Hồng Đà
Hội viên Hội VHNT TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
Điện thoại: 01227 688 666 – 0914 804 685
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Huy Khôi - nguyenhuykhoi48@gmail.com - 0983264618 - cổ đô ba vì hà nội  (Ngày 22/07/2016 18:35:50)


...Tuy chưa đày đủ,nhưng tôi rất tán đồng với sự cảm nhận của tác giả Doãn Tới về bài thơ HÁT HỘ PHẬN NGƯỜI của nữ thi sĩ Đỗ Thị Hồng BA.Bằng trực cảm,bài thơ tuy chưa phải là sự lóe sáng trong cách tân ngôn ngữ,song cấu tứ chặt,nhất khí quán hạ (đầu đuôi suôn sẻ).Từ những làn điệu chèo quen thuộc,nhà thơ rất khéo sắp đặt trong một trật tự ngữ nghĩa-xuyên suốt trục dọc bài thơ,mở và kết tinh tế,lắng đọng,gợi cảm.Ở đây,không nhất thiết máy móc cho rằng - hiểu chèo,viết chèo hay...thì phải là "điễn viên". Có thể thế,có thể không phải thế.Điều ấy không quan trọng.Chẳng hạn,viết trăm bài thơ tình hay-là có trăm người yêu à?Vấn đề ở đây là sự nghiệm sinh,là vốn sống (nhiều hay ít)qua thực tế bản thân và quan sát,tích lũy ngoại giớicủa tác giả.Nhưng vốn sống chỉ là phương tiện,là dữ liệu cần thiết,chứ
không thể thay được cách tìm tứ,lập tứ của một bài thợ.Theo thiển nghĩ
của tôi,đây là một bài thơ hay.Xin chúc mừng nữ thi sĩ Hồng Đà!Chúc
chị luôn vui ,khỏe,trẻ đẹp,hạnh phúc và có nhiều thơ hay!Kính bút!
Có đôi câu tặng chị đọc giải trí.Có gì không phải,xin thứ lỗi.
VÔ ĐỀ
Dù chênh, dù lệch, dù sa
"Phận người diễn hộ",...Hồng Đà "sắp vai"
Chiếu chèo thấm đẫm hồn ai
Niềm trong kín chữ, lời ngoài kiệm ngôn.

Dư ba nhịp phách"nổi cồn"
Giữa muôn làn điệu hút hồn người nghe?
Chênh thì đệm,lệch thì kê
Mượn duyên chèo cổ,...khéo che phận người.

  Doãn Tới - doantoi@yahoo.com - 004407984111741 - London Vương quốc Anh  (Ngày 21/07/2016 22:14:20)

Một gương mặt nhà thơ mới trên thi đàn lucbat.vn chị đã mang đến tặng bạn đọc bài thơ viết rất xúc tích về những nét đặc trưng của chèo cổ Việt Nam.

Hẳn tác giả phải là người am hiểu nhiều về các làn điệu chèo, tính cách của các nhân vật trong chèo chị mới viết bài thơ hay đến vậy. Cái hay ở đây tôi muốn nói đến cách nhìn, cách viết, cách lập luận bài thơ của chị rất lạ.

Đã sa
Còn lệch
Lại chênh
Chiếu chèo mà cũng gập ghềnh thế ư ?

Sa lệch chênh là điệu hát trữ tình mượt mà thế mà cũng gập ghềnh trên chiếu chèo thế ư ? Tôi nghĩ rằng Hồng Đà yêu nghệ thuật chèo nhiều lắm mới hiểu sâu và viết ra được ý thơ như thế này.

Người ơi "Đào liễu một mình"
Bước đi còn ngại sân đình lắm rêu.

Một câu thơ diễn tả trâm trạng nhân vật trong chèo thật chuẩn.

Thôi thì ... "Duyên phận phải chiều"
Một mình diễn hộ
Bao nhiêu phận người....

Câu kết của bài thơ mới thật sâu lắng trong lòng bạn đọc khi cảm nhận về nghề diễn trong nghệ thuật chèo.

Chúc tác giả vui khoẻ viết nhiều thơ tặng bạn đọc trong và ngoài nước.

Các bài khác: