Thứ tư, 08/05/2024,


Ôm thơ bán dạo (Trương Tuyết Mai) (19/06/2015) 

 ÔM THƠ BÁN DẠO

 

Nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai

 

 

Lệch vai lưng túi thơ tôi
Mang đi bán dạo chợ đời nắng chang


Đáng chưa! Hỡi kiếp đa đoan
Sương lam gió chướng sớm hoen tóc nhàu


Ly đời uống cạn đã lâu
Vẫn say nghiêng ngửa vẫn sầu đầy vơi


Ôm thơ bán dạo khắp nơi
Không bàn tay vẫy đón mời nửa câu


Chợ đời rộng hẹp nông sâu
Bày chi thơ thẩn – thêm đau nỗi mình.

 

(Rút trong tập thơ NGHE TRĂNG
của Trương Tuyết Mai, NXB VĂN HỌC, 2010)

 

T.T.M

 


________________
Nhà thơ, nhạc sĩ Trương Tuyết Mai
Hội Nhà văn TP. HCM

 

Mời tác giả tham gia ấn phẩm

Lộc Phát Ất Mùi - 2015

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Huy Khôi - nguyenhuykhoi48@gmail.com. - 0983.264.618 - Cổ Đô Ba VÌ Hà Nội.  (Ngày 22/08/2015 13:43:17)


Là người cầm bút, dù chuyên,hay không chuyên, khi đọc bài thơ ÔM THƠ BÁN DẠO của nữ nhac sĩ, thi sĩ Trương Tuyết Mai , cũng không khỏi ngậm ngùi ,chua chát...cho cái nghiệp - cầm bút !? Xưa nay, cái " bi hài" ấy đã quá rõ trong tâm thức của người yêu thơ,làm thơ - dù nhìn nó ở góc độ nào của người sáng tạo ra cái đẹp - bị thực tế phũ phàng hắt hủi !? Sao vậy ?...Cũng dễ thấy thôi, Tổ Nguyên đã từng răn : " Lập thân tối hạ thị văn chương "( Hiểu nôm na - lấy văn chương làm nghề lập thân là thấp nhất)? Xuân Diệu cảnh báo " Nỗi đời cay cực dơ nanh vuốt / Cơm áo không đùa với khách thơ ". Nguyễn Bính nhủ con gái " Nhất kiêng đừng lấy chồng THI SĨ ? / Nghèo lắm con ơi !.. nhục lắm con !? Họa sĩ,thi sĩ Chu Hoạch thừa nhận với vợ " Phải thừa nhận em bao giờ cũng đúng / Thơ chẳng bao giờ có thể nuôi ai ? / Xưa đã vậy, mà nay cũng vậy / Chỉ có cơm mới cần cho hai bữa mỗi ngày."vân vân và vân vân...Dẫn dụ thế ,để dễ nhìn ra cái bóng chữ của ÔM THƠ BÁN DẠO mà nữ sĩ Tuyết Mai đã nhẹ nhàng nhắc lại cái bi hài ấy- trong tâm trạng tưởng như bỡn cợt mà đắng đót nhường nào ! Mở đầu bài thơ, chị viết : " Lệch vai lưng túi thơ tôi / Mang đi bán dạo chợ đời nắng trang "*. Thơ mới lưng,mà túi đã lệch vai ? Chắc là "nặng" lắm (?) Không phải bán ở
"mậu dịch" ở quán xá,chợ chiều...mà là đi bán dạo chợ đời - chợ .. hỗn tạp của mọi sự bán mua...giữa thì nắng gắt " chang chang" !
" Đáng chưa " ?!Một lời tự hỏi,tự oán trách mình ? sao biết thế rồi, biết nghiệp trướng nghiệt ngã thế rồi, mà còn sa chân vào ?
để giờ u mê " một " kiếp đa đoan" ( lắm mối tơ vò ) ?! Để tuổi xuân thì "sớm hoen tóc mầu" qua " sương lam gió chướng" - ê trề.
Men tình,rượu đời " uống cạn đã lâu"...còn ham chi, mà " Vẫn say nghiêng ngửa vẫn sầu đầy vơi ?" Bởi nghiệp trướng thế rồi, cưỡng sao được, bùa mê,thuốc lú đã ngấm sâu vào tâm não,máu thịt rồi...thuốc tiên nào hóa giải ?!...Đành "ôm thơ bán dạo khắp
nơi"...Chua chát thay, "nửa câu" thôi, thậm chí nửa chữ thôi,...
cũng " Không bàn tay vẫy đón mời ...nửa câu ?!" Chị ơi ! trong
" cơn bão người" xốc xoáy đủ thứ gian manh hổn tạp,đố kỵ,bon
chen....chị làm sao mà len chân đươc - để giao bán cai thứ - ngay cả biếu không họ cũng không thèm " Gặp nhau tay bắt mặt mừng
/ Tặng gì thì tặng...xin đừng tăng...THƠ !? " Thế nên " Chợ đời rộng hẹp nông sâu / Bầy chi thơ thẩn - thêm đau nỗi mình !?"
Bài thơ tải một thông điệp : Dù tư tưởng có cấp tiến, dù người sáng tạo ra cái đẹp có giữ vốn cổ truyền,hay cách tân model-mà người đời chỉ nhìn nhận nó như một thứ "giải trí rẻ tiền",như một phép so sánh khập khiễng giữa một thứ vật chất tầm thường
Với một giá trị tinh thần cao thượng...thì đó là dấu hiệu đi xuống của một nền đạo đức ,văn hóa thấp kém ! Đấy mới là giá trị cốt lõi của bài thơ ẩn sau câu chữ ! Bài thơ, ( theo ý chủ quan của tôi )
nếu thêm một vài khổ biến tấu ( chuyển hướng) có thể phổ nhạc thành một ca khúc hay ! Xin chúc mừng chị ! Rất mong chị có lời đồng vọng, hồi âm ! Nhìn ở một góc độ khác, vẫn chủ đề này,rất nhiều tác giả của sân chơi cũng đã trình làng nhiều bài thơ rất hay. Nếu có thể, tôi sẽ viết cảm nhận để chia sẻ, cầu thị, học hỏi.
" Trăng đối với Điền là một lưỡi liềm vàng thả trên nong trời, còn
trăng đối với vợ Điền là ĐỠ ĐƯỢC HAI XU DẦU" ( Nam Cao)
Thế nên, giữa vợ và thơ cũng "rắc rối lắm", xem bài THƠ VÀ VỢ của một thi huynh ở câu lạc bộ thơ Đoàn Thị Điểm - Hưng Yên, tôi có vài dòng phụ họa thế này, chị đọc cho vui nhé.

* Ngoài nhửng câu đã chú giải, các từ,cụm từ,câu trong ngoặc
kép là của nhà thơ Trương Tuyết Mai.

VỢ VÀ THƠ

Vợ lo thực tế áo cơm
Mình khơi thi phú...lửa rơm bốc giời !
Niệm tình, vợ nhắc...vài lời
Nặng cơn !...xẻ nghé...về thời ...đơn côi ?!

Lam làm...vợ muốn kịp người
Mình thơ với thẩn,...lại lười chung vai?
Đêm nghe nẫu tiếng thở dài
Lại còn sợ húc phải GAI..."chồng hờ"!

Mình càng mê đắm với thơ
Vợ càng chín đợi mười chờ... " NIÊU CƠM " ?!
Giá thơ : - thành gạo tám thơm
Vợ mừng cháo đã thành cơm nuôi mình.

Khéo ru...cái "tỉnh tình tinh" *
Là khi vợ vén lửa tình - ủ thơ ( !)

* Chữ dùng của Đặng Vương Hưng.

Các bài khác: