Thứ bảy, 20/04/2024,


Những bìa báo kinh điển của tờ tạp chí nổi tiếng thế giới (02/11/2014) 

Tạp chí nổi tiếng thế giới National Geographic (Nat Geo) luôn đưa tới độc giả những câu chuyện và hình ảnh thú vị nhất được tìm thấy từ khắp nơi trên thế giới kể từ năm 1888. Kỷ niệm 125 năm hoạt động, Nat Geo đã tổng hợp lại những bìa báo ấn tượng nhất.
Bìa cuốn tạp chí Nat Geo với hình viền màu vàng đặc trưng luôn chứa đựng những hình ảnh đã trở thành kinh điển trong nghệ thuật “chụp ảnh kể truyện” kể từ số ra hồi tháng 9/1959, khi hình ảnh một chiếc máy bay chiến đấu của Mỹ trở thành hình ảnh minh họa đầu tiên xuất hiện trên bìa báo của Nat Geo.

Kể từ ngày đó đến nay, những bức ảnh bìa của Nat Geo đã đưa độc giả đến với những phát kiến mới, những điều thú vị từ khắp các lục địa, đến với mọi không gian, từ mặt đất, xuống lòng biển và cả ra ngoài vũ trụ…, làm nên phong cách kể truyện đã trở thành kinh điển của một tờ tạp chí.

 

Giờ đây, một cuốn sách ảnh sẽ tập hợp lại hàng trăm bức ảnh bìa đã từng xuất hiện trên các bìa báo của Nat Geo, đã từng thay đổi nhận thức của loài người về thế giới và hơn thế nữa. Từ cú chạm chân đầu tiên của con người lên mặt trăng, tới việc phát hiện ra xác tàu Titanic… những bìa báo của Nat Geo luôn đưa lại những hiểu biết lý thú về thế giới xung quanh chúng ta.

Tháng 10/1888:


Tháng 10/1888: Ấn phẩm đầu tiên của Nat Geo khắc họa con dấu đầu tiên của Hiệp hội Nat Geo. Trong cuốn tạp chí cổ xưa này là 98 trang báo được in trên thứ giấy nâu chất lượng kém với kiểu chữ đánh máy rất giản dị.

 

 

Tháng 12/1969:

 

Tháng 12/1969: Buzz Aldrin trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Tấm kính trên chiếc mũ bảo hiểm của phi hành gia đã được tráng vàng để cách nhiệt, ánh sáng chói và phóng xạ.

 

 


Tháng 10/1978:

 

 

Tháng 10/1978: Cô khỉ Koko tự chụp hình mình. Koko sống trong một chiếc xe moóc trong khuôn viên một trường đại học, cô khỉ này sở hữu một chiếc máy ảnh. Khi tiếp xúc với nhiếp ảnh gia của Nat Geo, cô khỉ đã học cách dùng máy ảnh. Sau đó, tự Koko đã chụp hình mình phản chiếu trong gương.

 

 

Tháng 6/1985:

 

 

Tháng 6/1985: Đôi mắt gây ám ảnh và bộ trang phục đã bắt đầu sờn rách này phần nào nói lên hoàn cảnh khốn khó của cô gái đã phải trốn chạy khỏi quê hương Afghanistan để tới trại tị nạn tại của Pakistan.

 

 


Tháng 5/1986:

 

Tháng 5/1986: Một con sư tử cái bên con của nó trong khu bảo tồn Serengeti ở Châu Phi.

 


Tháng 3/2006:

 

Tháng 3/2006: Bộ lạc Ju’hoansi ở Namibia nắm giữ những cấu trúc DNA cổ xưa nhất.

 


Tháng 3/2008:

 

Tháng 3/2008: Betsy là một chú chó thông minh, hiểu được 340 từ và có thể nhận dạng đồ vật còn nhanh hơn cả một con linh trưởng.

 

 


Tháng 7/2008:

 

 

Tháng 7/2008: Một con khỉ đột phải đương đầu với cuộc sống khó khăn trong vùng chiến sự ở Congo.

 


Tháng 8/2009:

 

Tháng 8/2009: Những vi sinh vật đã đem lại những sắc màu hiếm thấy cho con suối Grand Prismatic trong công viên quốc gia Yellowstone của Mỹ.

 

 


Tháng 10/2009:

 

 

Tháng 10/2009: Trong một khu rừng ở bang California, Mỹ, người ta đã phát hiện ra một cái cây khổng lồ, thuộc nhóm những cái cây cao nhất thế giới.

 

 


Tháng 2/2010:

 

 

Tháng 2/2010: Một tộc trưởng ở bang Utah có tên Joe Jessop chụp hình với 5 người vợ và 46 người con cùng rất nhiều người cháu. Jessop là một trong những người cuối cùng theo dòng đạo cho phép tồn tại chế độ đa thê.

 


Tháng 4/2010:

 

 

Tháng 4/2010: Để tạo ra hình ảnh con tàu Titanic khi bị gãy đôi, họa sĩ của Nat Geo đã vẽ lại dựa trên những miêu tả của các chuyên gia.

 

 

Tháng 8/2010:


Tháng 8/2010: Một hang động cổ xưa ở Bahamas đang được những thợ lặn dũng cảm vào thám hiểm.

 

Tháng 8/2010:

 

 

Tháng 8/2010:
Cuốn “Những hình bìa của Nat Geo: Hình ảnh kinh điển, câu chuyện khó quên” vừa được xuất bản, tổng hợp lại những câu chuyện thú vị được thể hiện trên những hình bìa của Nat Geo trong 125 năm qua.

 

 

 

Theo Dân trí

 

 

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
Các bài khác: