Ông Biswaroop Roy Chowdhury (phải) và Nhà văn Đặng Vương Hưng, tại TP, Hồ Chí Minh, tháng 5-2012
Biswaroop Roy Chowdhury sinh trưởng tại Ấn Độ, ông hiện là Tổng giám đốc Tổ chức kỷ lục Châu Á. Nhưng có lẽ, ai có biết cuộc đời của một cậu bé kém may mắn Chowdhury mới hiểu thấu vì sao một người có thể nắm hai kỷ lục thế giới trong suốt một thời gian dài…
Vào năm 1977, một cậu bé bốn tuổi được chẩn đoán bị hở van tim và ngay lúc đó bác sĩ yêu cầu tiến hành phẫu thuật mổ tim. Cơ hội cho cuộc phẫu thuật thành công chỉ có 50% nhưng cuối cùng cuộc phẫu thuật cũng đã thành công tốt đẹp. Bác sĩ nói việc phẫu thuật trải qua nhiều phần nghiêm ngặt và hết sức khó khăn vì tim cậu bé rất yếu.
Thời niên thiếu, Biswaroop Roy Chowdhury học tập và làm việc chăm chỉ nhưng chỉ ở mức điểm trung bình trong lớp. Ông luôn luôn gặp khó khăn với kỹ năng viết bài luận trong kỳ các kỳ kiểm tra. Điều đó không ai ngờ được rằng, khi ông lớn lên, những câu chuyện xung quanh cuộc đời ông hoàn toàn khác hẳn. Sau khi tốt nghiệp bằng kỹ sư chế tạo tại Đại học Kỹ thuật Punjab Ấn Độ, ông bắt đầu cuộc dấn thân đến với kỷ lục Guinness:
Cũng không cần nhắc đến khoảng thời gian nào Biswaroop Roy Chowdhury được đăng quang kỷ lục Guinness thế giới khi nắm giữ kỷ lục thế giới, bằng cách chống đẩy (cơ bắp) 198 pha trong 1 phút, đánh bại kỷ lục của vận động viên thể hình người Canada về 138 pha chống đẩy trong 1 phút. Sự việc này được mô tả như sau: "Mặc dù ông được sinh ra đã bị hở van tim nhưng bằng cách sử dụng kỹ thuật sức mạnh tâm trí của mình, ông cũng đã thực hiện một kỷ lục chống đẩy. Ông đã làm 198 pha chống đẩy trong một phút và đã phá vỡ kỷ lục trước đó của 138 pha trong một phút được thực hiện bởi Roy Berger người Canada.”
Kỷ lục thế giới thứ 2 ông nắm giữ là kỷ lục ghi nhớ khi ông đánh bại kỷ lục thế giới người Đức Michaela Buchvaldova về: nhắc lại 14 ngày sinh bất kỳ được lựa chọn cùng tên, ngày sinh và yêu cầu thực hiện trong vòng 2 phút. Đó là vào ngày 20 tháng 7 năm 2006 tại khách sạn Le Meridian, Delhi trước khi xuất hiện bản in và phương tiện truyền thông điện tử
Biswaroop Roy Chowdhury là tác giả của 25 cuốn sách về ghi nhớ, tinh thần, cơ thể trong đó có cuốn sách bán chạy nhất là Phương pháp ghi nhớ năng động không thể và có thể. Ông là người sáng lập trường "City Montessori”, ngôi trường Rèn luyện trí nhớ đầu tiên tại Ấn Độ.
Ông Biswaroop đang thể hiện khả năng trí nhớ của mình bằng cách đọc lại dãy số khán giả đã cho và được ghi lại trên bảng
Ngoài ra, ông còn là nhà phát minh chiếc bút Mnemonic, chiếc máy Hạnh phúc.. Và còn là chủ nhân bộ phim về ký ức đầu tiên của thế giới: "Yaad Rakhenge AAP".
Biswaroop Roy Chowdhury là Tổng biên tập Trung tâm sách kỷ lục châu Á. Trung tâm này cung cấp một nền tảng cho mọi người để đưa ra tài năng của họ với thế giới. Trung tâm Sách kỷ lục Châu Á tổ chức sự kiện thường xuyên cho các kỷ lục gia và vinh danh họ ở phía trước công chúng và bằng truyền thông.
Đến Việt Nam dự "Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam 22” lần này, trong bài diễn văn chào mừng, ông Biswaroop Roy Chowdhury hết lời ca ngợi cậu bé Việt Nam Bùi Ngọc Thịnh, một người khiếm thị chơi được 5 loại nhạc cụ và hát một bài hát về thân phận người khuyết tật thật tuyệt vời làm rung động trái tim ông.
Sau đó, Biswaroop Roy Chowdhury đã biểu diễn trí nhớ siêu phàm của mình cho hơn 300 người tham dự nghe và xem tường tận. Mở đầu, ông cho người tham dự chọn một dãy chữ số gồm 48 con số từ 0 đến 9 không sắp theo thứ tự trên màn hình. Sau đó không cần nhìn lại và bắt đầu đọc các chữ số đó đúng theo vị vị trí từ chữ số 1 đến đến chữ số 48 mà không hề bị vấp váp chữ số nào. Cả khán phòng vang dội tiếng vỗ tay tán thưởng. Nhưng như vậy chưa phải là hết, người thông dịch viên tiếp tục giới thiệu:
"Đó là phần đọc xuôi từ đầu đến cuối, còn bây giờ là phần đọc ngược từ chữ số cuối đến chữ số đầu”:
… Biswaroop Roy Chowdhury vẫn nở nụ cười tươi tắn trên môi. Chưa quá 5 giây, bằng giọng Anh ngữ ông đọc chính xác từng con số mồn một từ con số cuối:..nine, five, two, zero , five, seven, eight, five, one, one…. cho đến con số đầu tiên, không hề sai một con số nào. Thật tài tình và trên cả tuyệt vời!
Ông Biswaroop Roy Chowdhury và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam sẽ kết hợp mở Trường dạy rèn luyện trí nhớ tại Việt Nam trong một tương lai gần.
-1977: Một cậu bé 4 tuổi với căn bệnh hở van tim bẩm sinh, đã phải trải qua 1 cuôc phẫu thuật tim phức tạp.
-1996: Với hoạt động thể chất bị hạn chế (do phẫu thuật tim) Biswaroop chỉ đậu vào cao đẳng kỹ thuật Punjab, Chandigarh trong BE sản xuất.
-1999: Tác phẩm đầu tay "Dynamic Memory Methods” (tạm dịch Phương pháp trí nhớ năng động) của Biswaroop Roy Chowdhury được phát hành bởi thẩm phán trưởng của Ấn Độ M.N. Venkatachillah với tiến sĩ A.K. Sharma (Giám đốc NCERT) như là một khách mời danh dự.
-2003: Phát hành cây bút Mnemonic Pen.
-2005 Phát hành bộ phim về ký ức đầu tiên trên thế giới 'Yaad Rakhege AAP'
-2006 Tác phẩm của Biswaroop Roy Chowdhury "Dynamic Memory Methods” về rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh đã phá vỡ tất cả kỷ lục với kỷ lục phát hành 1,2 triệu bản (trong 18 ngôn ngữ).
-2007 Biswaroop Roy Chowdhury đã trở thành người đàn ông duy nhất trên thế giới giữ cả hai kỷ lục về trí óc và cơ bắp.
-2008 Ra mắt Công cụ bộ nhớ cho trường học lớn nhất thế giới (Trường City Montessori)
-2010 Thiết lập kỷ lục Guinness cho cây bút lớn nhất thế giới
-2011 Thiết lập kỷ lục Guinness cho cây tua vít lớn nhất thế giới
Phát hành cuốn sách "Làm thế nào để xây dựng một siêu bệnh viện đặc biệt”
-2012 Khai trương Trung tâm Live Wheatgrasss - Giao hàng tận nơi đầu tiên của Ấn Độ
-2012 Phát hành cuốn sách "chữa bệnh không cần thuốc”.
|
TNB - kyluc.vn