Chủ nhật, 24/11/2024,


Đạo đức xã hội và vấn đề "Đèn đỏ" ? (07/02/2013) 

Nhìn bản đồ đèn đỏ (cấm), đèn xanh (cho phép nhưng không quản), đèn xanh nước biển (cho phép và quản chặt) trên thế giới, số quốc gia tô mầu đỏ nhiều hơn hẳn. Liệu cấm mại dâm có là yếu tố giúp đạo đức xã hội tốt hơn, GDP tăng cao, hay đất nước phát triển nhanh?
Năm 2009, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, đã kêu gọi các nước bãi bỏ lệnh cấm hành nghề mại dâm, bởi thời đại văn minh không được tỏ thái độ kỳ thị với người hành nghề này. Nếu chính thức hóa, sẽ giúp kiểm soát được các bệnh tật lây lan về đường tình dục, nhất là bệnh AIDS. Còn ở Việt Nam ta thì sao ?


Nhớ hồi làm việc trên phố Trần Phú (1995-2000), tôi ngồi "giải lao" ở phòng thường trực. Một anh bảo vệ chỉ một em gầy đen nhẻm, đứng đường, mặt mũi hom hem dù đã trát lên lớp phấn khá dày.
"Mới vài tiếng mà em này đã làm được bốn nháy rồi". Mình chẳng hiểu gì thì mấy cậu giải thích: "Anh ơi, em bán hoa đó. 30 phút một chuyến tầu nhanh".
Ngồi đợi một lúc, quả nhiên một vị trung niên dừng xe máy, hỏi han vài câu. Em nhảy lên xe và biến mất. 30 phút sau quay lại. Chưa kịp ra xem mặt đã có một xe khác dừng và hỏi thăm đường lên...thiên đàng. Bệnh AIDS nhiều là phải thôi.
Cỗ máy "tình yêu" hoạt động không ngưng nghỉ trên con phố sang trọng, suốt từ sáng đến khuya. Lâu lâu không thấy các em, cánh văn phòng đâm... nhớ. Hỏi ra mới biết, một số em đã đi trại.
Phố này nhiều đến nỗi mà mấy chân dài ở văn phòng đứng đợi người yêu đến đón sau giờ làm việc, thường bị hỏi: "Em ơi, đi không?". Có nàng đùa lại: "Anh trả bao nhiêu?". Dân chơi nhìn từ đầu đến chân: "Anh trả bằng cả cuộc đời anh".
Thời tôi công tác bên Bulgaria (1986-1989), công nhân VN sang lao động rất đông. Con trai nhiều nên sinh ra chuyện mua... tình bằng ngoại tệleva.
Có lần mình đến chơi với anh quen. Tay này thì thầm "Thử phát không? Anh PTS nghèo thì em trả tiền". Mình trợn mắt "Thử cái gì". Hắn rủ sang phòng bên cạnh.
Hồi đó, lương tháng nghiên cứu sinh là 180 leva. Bữa ăn sinh viên chỉ hết 2 leva. Thảo hèn, lần nào vào đây cũng thấy các em lảng vảng.
Tôi về Hà Nội nhiều lần, ở khách sạn trên phố Phạm Ngũ Lão. Đi bộ qua đó vui tai: "Anh ơi, đi không?". Có lần tôi đùa: "Anh là peđê, không đi với các em gái". Đối phương đốp lại: "Em là trai giả gái thôi, đảm bảo giúp anh...lên mây".
Tôi sang Mỹ gần 10 năm rồi mà chưa gặp em nào ra hỏi vì ở đây cấm. Một đồng nghiệp thuộc thung thổ DC, tưởng mình không biết gì nên rủ xem của lạ.
Cái Pub bên DC có sàn diễn bé tý. Các em từ béo đến gầy, từ sệ đến săn, già trẻ... Có thể đến tận nơi chiêm ngưỡng, đủ loại. Tha hồ xem, nhưng tuyệt đối không được sờ vào... hiện vật.
Bạn kể sang Paris, bò lên đồi Montmartre dạo chơi buổi tối. Các em Tây chạy theo "Muốn xem miễn phí không?".
Mại dâm trên toàn cầu
Mỹ tự do nhất thế giới, tưởng có cái nhìn thoáng trong tình dục. Nước này lại có tạp chí Playboy, phim khiêu dâm. Nhưng nếu tò mò hỏi "khu đèn đỏ" ở đâu, dân bản xứ nhìn bạn như trên trời rơi xuống.
Hỏi kỹ mới biết, chỉ mỗi bang Nevada toàn sa mạc, mại dâm là "hợp pháp" ở nông thôn. Ngay tại Las Vegas, nơi cờ bạc, ăn chơi nhất thế giới, nghề cổ xưa nhất vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Đi xa chút lên phía Canada, hay xuống Nam Mỹ, nghề này được cho phép. Sang Tây Âu, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp tới Ấn Độ cũng vậy. Tại châu Phi có vài nước như Namibia, Ethiopia, Cameroon...cho phép bán thân.
Châu Á gần như cấm tiệt. Nhưng Thái Lan với văn hóa đạo Phật, ngoài phố sex shop đầy, múa cột thoải mái, nhưng xem xong không được mua bán dâm. Ở Bắc Kinh, trên đại lộ Trường An đi về phía Thiên An Môn, của lạ đứng đầy trong bóng tối.
 
Ngay tại Las Vegas, nơi cờ bạc, ăn chơi nhất thế giới, nghề cổ xưa nhất vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật. Ảnh minh họa
Châu Úc thì thoái mái nhất chuyện này. Các bang phía đông cho phép hoạt động, đóng thuế, khám sức khỏe cẩn thận. Các bang phía tây có lẽ toàn sa mạc, kangaroo và rắn, quản lý khó, nên không cấm nhưng cũng không quản lý chặt như phía đông.
Nhìn bản đồ đèn đỏ (cấm), đèn xanh (cho phép nhưng không quản), đèn xanh nước biển (cho phép và quản chặt) trên thế giới, số quốc gia tô mầu đỏ nhiều hơn hẳn. Liệu cấm mại dâm có là yếu tố giúp đạo đức xã hội tốt hơn, GDP tăng cao, hay đất nước phát triển nhanh.
Mỹ cấm, nhưng Đan Mạch, Hà Lan hay Úc không ngăn, chẳng ai nói người Mỹ sống tốt đẹp hơn người Úc hay Hà Lan, mức sống của họ gần ngang nhau.
Dân Việt, dân Hoa, người Nga hay dân Mỹ có tranh thủ đi "ăn bánh trả tiền" mỗi khi có dịp hay không thì câu trả lời là có, nơi nhiều nơi ít, không thể tránh được. Chả phải vì cấm mà con người ta không chơi bời.
Nói thế để biết, cấm mại dâm hay không, nghề này đều tồn tại, không có chính sách độc đoán nào có thể loại nghề này ra khỏi xã hội. Bởi đơn giản một điều, có cung thì có cầu.
Quản lý mại dâm ở nước mình.
Gần tuần nay chuyện "phố đèn đỏ" lại sáng lên trên nhiều tờ báo. Nhiều người cho rằng, mại dâm gây hậu quả xấu cho xã hội, đạo đức xuống cấp, gia đình tan nát, con cái hư, rồi bệnh HIV lây lan, tội phạm mua bán người, bóc lột tình dục, ma túy, rửa tiền, mafia...
Không ai cãi điều này. Nhưng cấm tiệt mà tránh được thì không đúng. Nước mình cấm nhưng đạo đức dân mình có cao hơn dân Hà Lan mua bán dâm được pháp luật bảo vệ không?
Mỹ tự do nhất thế giới, tưởng có cái nhìn thoáng trong tình dục. Nước này lại có tạp chí Playboy, phim khiêu dâm. Nhưng nếu tò mò hỏi "khu đèn đỏ" ở đâu, dân bản xứ nhìn bạn như trên trời rơi xuống.

Hỏi kỹ mới biết, chỉ mỗi bang Nevada toàn sa mạc, mại dâm là "hợp pháp" ở nông thôn. Ngay tại Las Vegas, nơi cờ bạc, ăn chơi nhất thế giới, nghề cổ xưa nhất vẫn bị đặt ngoài vòng pháp luật.
Không quản được thì cấm, nhưng cấm có quản được đâu, thì hỏi rằng cấm để làm gì? Hay là giúp cho Cục Cục phó Phòng, chống tệ nạn xã hội có tiền thuế của dân để chi tiêu và hoạt động tuyên truyền. Thỉnh thoảng ra quân, bắt người đưa vào trại, rồi báo cáo thành tích.

Sau 20 năm hoạt động, theo Cục phó Phòng, chống tệ nạn xã hội Lê Đức Hiền: "Nước ta hiện có khoảng 14.000-15.000 người hoạt động mại dâm, số lượng nghi ngờ là 30.000-32.000 và thực tế có khi còn cao hơn."
Nói chung chung và ước lượng như thế, chứng tỏ Cục này chẳng nắm được những gì xảy ra trên phố về đêm.
Năm 2009, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-moon, đã kêu gọi các nước bãi bỏ lệnh cấm hành nghề mại dâm, bởi thời đại văn minh không được tỏ thái độ kỳ thị với người hành nghề này. Nếu chính thức hóa, sẽ giúp kiểm soát được các bệnh tật lây lan về đường tình dục, nhất là bệnh AIDS.
Nhớ tháng 6/2011, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011-2015 ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ TB- LĐ- XH Nguyễn Thị Kim Ngân (lúc đó) đã chính thức đưa ra quan điểm không nên coi mại dâm là tệ nạn xã hội.
Ông Bruce Campell, quyền Điều phối viên UN tại VN, cho rằng: "Các bằng chứng trên thế giới đều cho thấy, trung tâm cải tạo bắt buộc không phải là cách tiếp cận hiệu quả, chủ yếu các trung tâm này không giúp tạo sinh kế thay thế mới cho họ".
Nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng phát biểu "Thế giới kỵ việc gom chị em vào các trại tập trung cải tạo, bởi những biện pháp hành chính cưỡng bức chủ quan sẽ không có hiệu quả".
Tưởng đã xong, nhưng hội nghị thì cứ phát biểu, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cứ tồn tại, mại dâm cứ đầy đường và có chiều hướng tăng lên. Đúng là loanh quanh mãi chuyện đèn đỏ đèn xanh hàng thế kỷ mà không có đường ra.
Có bài báo kể về hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thoan, từng hành nghề đặc biệt. Chị lập ra nhóm "Biển xanh" gồm 67 thành viên nòng cốt, trước đó hầu hết đều là phụ nữ dính chuyện tế nhị.
Sau ba năm tham gia sinh hoạt nhóm, được tuyên truyền kiến thức về bệnh xã hội, về HIV/AIDS, được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, đã có 20 chị thôi nghề cũ. Một số người được vay vốn ổn định buôn bán nhỏ, chăn nuôi tại gia đình, mở tiệm may.
Nếu không có "khu đèn đỏ" thì giải pháp như "Biển xanh" nhân ái đáng được nhân rộng.
Vĩ thanh
Lan man mấy dòng về cái nghề tế nhị và không ít đắng cay. Có lẽ chẳng người đàn bà nào sung sướng khi phải hành nghề dơ dáy này. Nhưng con đang thiếu sữa, biết làm gì bây giờ.
Không tạo công ăn việc làm, không biết nhìn người một cách nhân ái, thì các nàng vẫn dùng vốn tự có, dù bị "phục hồi nhân phẩm" hay khinh miệt.
Rất mong những quan niệm tưởng chừng "bất di bất dịch" cũng được thay đổi như thế. Mại dâm trước là tệ nạn nhưng hôm nay là hiện tượng, dẫu từ "tệ nạn" sang "hiện tượng" mất hàng thế kỷ.
Hôm nay là đèn đỏ, mai là vàng, ngày kia đèn xanh cũng tốt. Âu cũng là tín hiệu lành mạnh của xã hội đang trăn trở đi lên.
 
Theo Minh Hiệu (Tuần Vietnamnet)


Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Thanh Lâm - thanhlam1939@gmail.com - 0986729893 - Sơn Cẩm, Phú Lương, Thái Nguyên  (Ngày 15/02/2013 18:20:33)

Mại dâm không phải là tệ nạn. Mại dâm không phải là một nghề. Mại dâm là con đường cùng quẫn của con người. Một cách kiếm tiền mất nhân cách nhưng còn hơn là móc túi, cướp dật, trộm cướp, cướp của giết người như đang xảy ra hàng ngày hàng giờ trên một đất nước tự cho là tươi đẹp. Cấm mại dâm là một việc làm duy ý chí. Nó thể hiện lãnh đạo đất nước kém cỏi, quan liêu, tham nhũng!

Các bài khác: