Chủ nhật, 24/11/2024,


Cô giáo 82 tuổi và tiết học khiến trò “rơi nước mắt” (14/01/2013) 

Sau khi nghỉ hưu ở khoa Toán thống kê, ĐH Kinh tế TP.HCM, cô Đàm Lê Đức (hiện 82 tuổi) vẫn miệt mài trên bục giảng cho đến nay, chỉ khác là cô không dạy về toán mà dạy về đạo đức.

Tiết học xúc động
 
visa trung quoc
Cả lớp 10A, trường THCS-THPT Đức Trí, TP.HCM chưa hết ngạc nhiên, bà giáo già đã mở đầu bài dạy: “Hôm nay, cô xin phép giáo viên chủ nhiệm để dạy cho các con hai tiết về đức dục. Bài dạy của cô gồm ba phần: hiếu thảo với cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô và thân ái với bạn bè”. Mới nghe đến đây, một số học sinh đã nhún vai, lắc đầu…
 
Năm nay 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn miệt mài trên bục giảng dạy về đức dục.
Năm nay 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn miệt mài trên bục giảng dạy về đức dục.


Nhìn thấy điều đó, cô Đức vào đề rất nhanh:

- Tại sao phải hiếu thảo với cha mẹ? Các con, có ai nói cho cô biết công lớn nhất của cha mẹ là gì?

- Là sinh thành cô ơi.

- Đúng rồi, chúng ta không phải tự nhiên sinh ra. Từ khi mới là giọt máu trong bụng mẹ, các con đã làm cho cả nhà phải khổ: người mẹ ăn vào thì nôn ra, đêm ngủ thì trằn trọc canh trường, không ngon giấc. Khi người mẹ xanh xao, vàng vọt, khó ở thì người cha làm mọi việc thay cho mẹ, chăm sóc, động viên mẹ… Khi con lớn dần trong bụng thì người mẹ khệ nệ, nóng nực, đi lại khó khăn….

Bây giờ cô hỏi các con: Các con đeo ba lô trên vai một ngày có khó chịu không?

- Dạ có - cả lớp đồng thanh.

- Thế mẹ của chúng ta mang chúng ta trong bụng bao nhiêu ngày?

- Dạ, 9 tháng 10 ngày.

- Từng ấy ngày khó chịu và mệt nhọc rồi đến lúc sinh chúng ta ra còn phải đau đớn tột cùng.

Rồi bà kết luận: “Kẻ nào không yêu cha mẹ sẽ không yêu được bất kỳ ai ”.

Không khí cả lớp lúc này bắt đầu chùng xuống, một vài học sinh trước đó lơ là bây giờ ngồi thẳng lên, chăm chú nhìn lên bảng…

Bà lại hỏi tiếp:

- Kể từ khi sinh ta ra, nuôi ta lớn lên cha mẹ ta hao tổn tinh thần, tốn kém vật chất, đau đớn về thể xác, không ai kể xiết. Bây giờ, 1kg gạo, 1kg thịt giá bao nhiêu các con có biết không?

Cả lớp lặng thinh. Giọng bà giáo sang sảng:

- Phải mất rất nhiều gạo và thịt thì các con mới lớn được như hôm nay. Chim trời ai dễ đếm lông/Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Các con có nhớ cái tuổi lên ba, lên năm cha làm ngựa cho con cưỡi, tập cho con đi những bước chập chững đầu tiên... Có bao giờ các con nghĩ đến việc không còn cha còn mẹ không? Cha mẹ không sống đời với ta đâu. Các con có cha mẹ bằng xương, bằng thịt bên cạnh là hạnh phúc lắm rồi. Cha mẹ qua đời thì ta cô đơn lắm, mất cha, mất mẹ là mất cả cuộc đời.

Xen lẫn với giọng sang sảng của bà giáo già, tiếng sụt sịt từ dưới lớp bắt đầu nổi lên, ngay cả một số học sinh nam cũng lấy tay quệt nước mắt…

Giảng bài là hết mệt

82 tuổi, cô giáo giảng một lúc hai tiết đạo đức mà không cần nghỉ ngơi. Sau khi bước ra khỏi lớp 10A, cô Đàm Lê Đức vẫn sang sảng: “Ngay từ khi còn là giảng viên ĐH Kinh tế TP.HCM, từ năm 1985 tôi đã thành lập cơ sở bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ. Với đối tượng học sinh phổ thông, ngoài dạy chữ phải dạy làm người. Vì thế, mặc dù chỉ là những lớp học thêm nhưng học sinh ở trung tâm đều phải học từ bốn - tám tiết. Và tôi trực tiếp đứng lớp”.
 
 
Sau
 
 
Sau này, số lượng học sinh ngày càng đông, cô Đức không trực tiếp giảng dạy được tất cả học sinh mà giao bớt cho giáo viên bộ môn giáo dục công dân đảm nhiệm. Tùy theo cấp lớp mà tiết đức dục và trí dục có những nội dung khác nhau, nhưng tựu trung bao gồm các chuyên đề: văn hóa ứng xử của học sinh trong gia đình - nhà trường - xã hội, tích cực phát huy tinh thần tự học để trở thành học sinh giỏi, tự học qua cách học ở thầy, ở bạn, ở sách…

Từ năm 2010, cô Đức sáng lập Trường THCS - THPT Đức Trí: “Bây giờ, tôi vẫn trực tiếp giảng dạy đức dục và trí dục ở tất cả các lớp ở Trường Đức Trí (học sinh vẫn học môn giáo dục công dân theo chương trình của Bộ GD-ĐT) và khối 11, 12 tại cơ sở 218 Lý Tự Trọng. Bài dạy đức dục và trí dục bây giờ đã có giáo trình chung cho các giáo viên sử dụng. Điều quan trọng nhất là sau bài dạy, học sinh sẽ viết bài thu hoạch. Từ những bài này, mình mới nắm được tâm tư, tình cảm của các em” - cô Đức cười rất tươi.

Hỏi tại sao không giao hết cho giáo viên bộ môn giáo dục công dân đảm nhiệm, cô Đức nghiêm mặt: “Niềm vui của tôi là đứng trên bục giảng mà. Đúng là lớn tuổi mà giảng một lúc hai tiết dễ bị khan giọng, nhưng cứ vào lớp, đứng trên bục giảng là tôi hết mệt”.
Những bài thu hoạch của học sinh, sau khi học tiết đức dục của cô Đàm Lê Đức:

"Con và cha mẹ không mấy được gần gũi có lẽ là do hoàn cảnh công việc của cha mẹ. Từ bé, con đã ít ở bên ba mẹ. Trước khi nghe cô giảng, thành kiến của con vẫn còn. Con có cảm giác cha mẹ không thương yêu và quan tâm đến con. Nhưng nghe cô giảng xong, con biết con đã sai và hiểu mình cần phải làm gì để sửa cái sai đó” (B.N.)

“Vì luôn được cha mẹ bảo bọc, yêu thương nên con cứ xem như đó là nhiệm vụ của cha mẹ với con cái. Bài giảng đức dục đã thức tỉnh sâu xa lòng con, con hiểu ra công lao sinh thành vô cùng lớn lao, hiểu mọi nỗi nhọc nhằn nuôi nấng. Con xin ý thức báo đáp bằng sự nỗ lực học tập, ngoan ngoãn hàng ngày” (T.V.)

“Nghe xong bài giảng, con thấy như mình đã thành một người mới với một tâm hồn mới. Con rất muốn có những việc làm tốt ngay ngày mai để chứng tỏ con đã thay đổi” (H.D)
 
Theo Anh Quân
Phụ nữ TPHCM
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Bích Vượng - vương.hoang31@yahoo.com - 0912049974 - 81 Hoàng quý Lê Chân Hải Phòng  (Ngày 29/01/2013 18:03:21)

Kính chào cô Đức!
Con là cựu học sinh cấp 3 Thái Phiên Hải phòng ,nơi ngày xưa cô từng giảng dạy,nhưng con không được học cô.Những giờ đạo đức cô dạy con nghe vô cùng thấm thía,mong sao nhà trường bây giờ có nhiều thày cô tâm huyết như cô để cho lớp trẻ biết yêu cha mẹ,yêu nước và sau này biết bảo vệ Tổ quóc.Con cảm ơn cô vừa qua đã tài trợ và gửi lẵng hoa viếng A H L L.V T liệt sĩ Đoàn Đức Thái là học trò cũ của cô khi bạn bè chúng con và gia đình nghèo của anh Thái đưa hài cốt anh về quê hương .Hôm nay ,đoc bài viết về cô,con càng cảm phục một bà giáo già tâm huyết.Kính chúc cô mạnh khoẻ.Con rất yêu cô,!
H P 29/1/2013 Nguyễn Bích Vượng 67t nguyên giáo viên trường T H C S Lạc viên.

  Đỗ Minh Tâm - dominhtam1952@gmail.com - 01698976886 - Quảng Yên Quảng Ninh  (Ngày 24/01/2013 20:45:41)

Qua bài viết này tôi lại thêm một lần nữa được biết và hiểu thêm về bà giáo Đàm Lê Đức. Bà giáo Đàm Lê Đức cùng quê với tôi TX Quảng Yên Tỉnh
Quảng Ninh. Hàng năm bà vẫn về quê hương thăm họ hàng, những người thân
và đặc biệt là gặp mặt các ông bà trong hội đồng môn, đi thăm ngôi trường tiểu học nơi bà đã học thời tiểu học. Bà giúp đỡ những học sinh nghèo hiếu học ở TX Quảng Yên. Bỏ tiền xây dựng hẳn một ngôi trường khang trang ở xã Tiền An TX Quảng Yên,và ủng hộ các trường học trên quê hương Quảng Yên.Bà đã dành tâm huyết cả đời cho sự nghiệp trồng người.Để lại tấm gương về sự miệt mài làm việc và với chữ TÂM trong sáng của một nhà giáo chân chính.Nhân dịp năm mới em xin kính chúc cô Đàm Lê Đức và gia đình mạnh khỏe ,chúc cô trường thọ, hạnh phúc cùng con cháu.Kính mong năm nay cô lại về thăm quê.

  Trương Thị Minh Sự (Hoa Xương Rồng) - xuongrong.tmsu@yahoo.com - 0906707069 - 151 đg 12 p.An Phú Đông Q12 TP.HCM  (Ngày 14/01/2013 9:58:17)

Kính thưa bà giáo Lê Đức
Xin kính dâng nhà giáo già triệu đóa hồng của lòng mến mộ khâm phục.Những điều cụ đã làm được không những giáo duc lớp trẻ mà còn làm gương cho mọi người nhât là nhưng nhà giáo đã nghỉ hưu như chúng con.Đúng vậy: cuộc đời thì rộng lớp trẻ rất đông, tấm gương của "cô giáo LÊ ĐƯC" Được nhân rộng thì diều tuyệt vời là lơp người mới của đất nươc sẽ tốt lên nhiều nhiều. Xuân mới 2013 đã về con kính chúc cô sức khỏe an khang sống lâu ghi thêm dấu ấn tuyệt vời cho nền GD nước nhà.
Con kinh tặng cô mấy vần thơ:
Nghiệp đời bên phấn bảng
Vẫn rộn rã trong tôi
Tóc pha áng mây trời
Con tim mầu phượng thắm.

Các bài khác: