Thứ bảy, 23/11/2024,


Em vẫn dạy hợp đồng (Trần Trọng Thìn) (20/09/2012) 
EM VẪN DẠY HỢP ĐỒNG
                                  
  Tặng Nguyễn Thị Hường
 
 
Giá đừng ngày ấy ngây thơ
Thì đâu giờ phải nguy cơ mất còn
Ngước nhìn chưa thấy đường son
Đành vui chân bước lối mòn bấy nay.
 
Vườn ươm từ độ trao tay
Nụ tươi hoa thắm mỗi ngày đua chen
Sổ vàng đậm nét tên em
Làng nghề cổng vẫn  cài then lối vào!
 
 Hay vì lá số em sao?
 
Trần Trọng Thìn (Vĩnh Phúc)
ĐT: 01685163638
Email: dolancjsc@gmail.com

 

Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Tôn Nữ Thu Hiền - hienton1806@qmail.com - 0902663212 - gv anh văn trường THPT YERSIN ĐÀ LẠT  (Ngày 20/11/2012 19:04:16)

Được một bạn đồng nghiệp dạy cùng trường cho tôi xem bài thơ:"Em vẫn dạy hợp đồng" của tác giả Trần Trọng Thìn. Ban đầu tôi không hiểu rõ ý sâu xa của tác giả muốn chia sẻ. Tôi nghĩ, hay do vùng miền!
Giờ dở ra đọc lại, thấy ngẫm lại mà đúng. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ với những gv trẻ chúng tôi, chúng tôi bước vào nghề hiện nay thấy khó khăn nhiều mặt. Giờ vẫn theo nghề, yêu trò, chúng tôi vẫn bước tiếp lối mòn!

  Lê Việt Tùng - Viettung79@gmail.com - 0989776286 - Vĩnh Phúc  (Ngày 23/10/2012 23:32:58)

Bài thơ ngắn mà mang đầy nội dung sâu sắc. Là sự chia sẻ của tác giả, là nỗi niềm băn khoăn với cơ chế GD hiện nay. Những cô giáo hợp đồng dù đã mang tất cả tâm huyết của mình để truyền dạy cho học sinh nhưng vẫn mãi chỉ hợp đồng.
Có lẽ tác giả muốn nhắn nhủ rằng: Không phải các em không giỏi, mà vì các em là những người sinh sau "Giá đừng ngày ấy ngây thơ", nên giờ chưa thể vào biên chế, có thể sẽ phải mất tất cả những ước mơ mang kiến thức của mình truyền đạt tới thế hệ học trò.
"Ngước nhìn chưa thấy đường son/ đành vui chân bước lối mòn bấy nay". Câu thơ mang tâm sự của tác giả, vì yêu nghề nên dù chưa thấy cánh cửa biên chế cũng đành đi theo con đường hợp đồng để được truyền thụ những kiến thức mà mình đã học, đó là tâm nguyện của một người khi theo con đường sư phạm.
Khổ thơ sau tác giả muốn nói với chúng ta rằng: Dù là GV hợp đồng, nhưng từ ngày em đi dạy, DÙ CHỈ LÀ HỢP ĐỒNG nhưng mỗi năm học sinh giỏi lại nhiều hơn, công lao của em dù đã được nghi nhận nhưng cánh cửa vào biên chế vẫn đóng với em.
Ôi xã hội...! Chắc là tại số em CAO
Xin chia sẻ nỗi niềm với các Thầy cô vẫn phải dạy hợp đồng

  trinh phu da - datnuoct@yahoo.com - 01698231580 - truong THCS Thanh An Thach Thanh Thanh Hoa  (Ngày 23/10/2012 22:44:10)

Em phàn nàn chuyện hợp đồng
Có khi còn muộn cả chồng lẫn con
Lương còm có đủ phấn son
Lại trang trải sống lại còn ngoại giao
Cớ sao chẳng dám bái chào
Cứ dai dẳng bám còn ngao ngán lòng
Đường nghề như mớ bòng bong
Phải yêu hay cũng vướng vòng áo cơm
Khuyên em chẳng phải giọng bờm
Có ngày rồi cũng thảo thơm tới phần
Mong em tỉnh táo định phân
Hợp đồng biên chế cũng dần giống nhau
Nếu tay nghề vững sẽ giàu./
(chuc em nếu yêu nghề cứ tu chí rèn luyện."Trời nhất định sẽ sáng" em ạ! )

  Nguyễn Thị Hường - huongnguyennhanvan@gmail.com - 0917423429 - Đồng Văn - Yên Lạc - Vĩnh Phúc  (Ngày 20/10/2012 23:59:43)

Tôi được nhà thơ cho biết bài thơ này viết cho tôi và rộng hơn nữa là viết cho tất cả các cô giáo dạy hợp đồng.
Tôi đọc và cảm động vô cùng bởi tấm lòng của tác giả. Tác giả đã rất cảm thông chia sẻ với những nhọc nhằn vầ thiệt thòi của tôi cũng như của các bạn tuy "ít tuổi" nhưng "cao số". Nhưng điều khiến tôi khóc đó chính là tình yêu mà tác giả dành cho tôi, cho các cô giáo hợp đồng! Tác giả đã rất trân trọng "những cô giáo hợp đồng" vẫn luôn bị coi là "non kinh nghiệm" là" không phải biên chế"...
Tác giả nói"ngày ấy ngây thơ" - "ngây thơ" ở đây là "những cô giáo hợp đồng" ngày ấy đã sống với niềm say mê yêu thích và khát vọng dâng hiến cho đời. Tôi và các bạn trẻ đã sống với khát vọng của mình để giờ đây cứ "hợp đồng". Và tác giả lí giải cho chúng tôi và những bản "hợp đồng" là do em "ngày ấy ngây thơ" hay do " lá số" mà dù rằng "sổ vàng đậm nét tên em" bởi những thành tích và cống hiến của em nhưng " Làng nghề cổng vẫn cài then lối vào".
Đó không chỉ là sự lí giải mà còn là nỗi ngậm ngùi của tác giả. Phải chăng là nỗi ngậm ngùi của tất cả những ai đã và đang yêu thương, thấu hiểu chúng tôi-"những cô giáo hợp đồng"? Và tôi đang nghĩ: Tình yêu, sự trân trọng, nỗi ngậm ngùi ấy liệu có giúp "làng nghề kia" sẽ " mở then lối vào" đón chúng tôi không???...Hay để rồi những "cơm, áo, gạo, tiền" kéo "tuổi xuân" và những "khát vọng" của chúng tôi "đi mãi không về"...

  Vũ Xuân Đông - Dong.vu10@gmail.com - 02113825434 - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc  (Ngày 04/10/2012 15:38:47)

Tôi làm nghề giáo. Đã có một thời đi dạy hợp đồng và giờ đây đã được biên chế. Cô giáo đi hợp đồng nhiều hơn thầy giáo đi hợp đồng nên việc người viết chia sẻ với cô giáo hợp dồng là điều dễ hiểu.
Đoc bài thơ, tôi cảm nhận sự đồng cảm của người viết đối với một cô giáo hợp đồng và đối với tất cả những ai đang đi dạy hợp đồng nói chung. Mở đầu: "Giá đừng ngày ấy ngây thơ ..." và kết thúc: "Hay là lá số em sao" toát lên sự ngâm ngùi và có phần nuối tiếc cho thân phận. Nó vừa là sự dằn vặt chính bản thân mình vừa là sự băn khoăn về số mệnh. Hay phải chăng là cả hai?
Tuy nhiên, dù ngậm ngùi, dù nuối tiếc nhưng vẫn sáng lên nhưng hi vọng về một tượng lai tươi sáng. "Con đường son" chưa thấy nhưng cô vãn vui chân bước, vẫn thắm những nụ hoa từ những vườn ươm - vẫn vui với sự nghiệp trông người. Công lao ấy chưa được đền đáp bằng việc vào biên chế nhưng đã được ghi nhận bằng các thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, nâng cao chất lượng đại trà.
Bài thơ đọng lại là sự thông cảm sâu sắc của người viết và sự tin tưởng của người đọc vào tương lai của những cô giáo hợp đồng khi ngành giáo dục ngày càng được quan tâm.
 

  Lục Thị Bích Hạnh - Tuoixechieu113@yahoo.com.vn - 01665460480 - Thanh Trì- Hà Nội  (Ngày 26/09/2012 15:20:05)

Chia sẻ cùng tác giả: Em vẫn dạy hợp đồng? vì sao ư? nhiều lý do lắm ngườithật biết ngay rồi đó, còn cấp trên biết sao được khi em vẫn không hiểu luật " biên chế" thời bây giờ.
Thật buồn khi vẫn còn cảnh bất công trong giáo dục, càng chống tham những, bất công thì càng nhiều bất công.Đấu tranh là tránh đâu mà

Các bài khác: