Thứ hai, 06/05/2024,

Đôi điều suy nghĩ về bài thơ thi khúc Thành Nam (06/09/2013)

Đôi điều suy nghĩ về bài thơ:Thi khúc Thành Nam

                                                                                                                           Thơ: Trần văn Lợi

Thành phố này là thơ
Là tiếng vó ngựa Trần gõ rền trang cổ sử
Là dấu hoa tay in trên bản đồ châu thổ
Là nỗi nhớ Vị Xuyên huyền ảo mặt gương hồ

Nghe thơ Tú Xương mà ngỡ tiếng gọi đò
Người vẫn đợi nhau sang bờ nhân nghĩa
Ngòi bút Phổ Minh viết lên trời xanh bao thế kỷ
Vẫn dáng tài hoa dù biết mấy thăng trầm

Thành phố tôi yêu khuya sớm còi tầm 
Tiếng thoi nối liền tháng năm tơ lụa
Giữa nhộn nhịp chợ Rồng chợt thèm hương chuối ngự
Gặp mùa quất Vị Khê đứng đợi bên thềm.

Thành phố này là em
Màu áo nữ sinh bay ngang chiều phố cổ
Nét mực Trường Thi xếp hàng ông nghè ông cử.
Chốn địa linh lớp lớp những nhân tài.
                                         
                                                  Trần Văn Lợi (Nghĩa Hưng)

 


Đôi điều suy nghĩ về bài thơ“Thi Khúc Thành Nam”

 

Lại Quang Phục

 

         Tôi giữ tờ báo này từ năm 2006, trong một lần đến thăm nhà một người bạn, thấy trên bàn có tờ báo Nam Định cuối tuần, lật giở từng trang tôi dừng lại ở trang giữa góc trên có bài thơ: “Thi khúc Thành Nam” của tác giả: Trần Văn Lợi ( Nghĩa Hưng). Tôi đọc ngay và cảm thấy rất ấm lòng bởi hồn thơ mang đậm âm hưởng cổ sử hoài vọng mới cũ đan xen, mặc dù tác giả rất kiệm lời song không gian cổ sửvẫn giữ chủ đạo chính trong bài thơ. Ngày hôm nay trong không khí nhân dân Thành Nam đang hân hoan đón chào kỷ niệm 750 năm Thiên Trường Nam Định. Tôi muốn nói một điều gì đó về bài thơ này theo suy nghĩ của cá nhân tôi, mặc dù bài thơ viết cách đây gần sáu năm xong tôi vẫn có cảm tưởng âm thanh của lời thơ vẫn còn vang vọng hòa đồng với bầu không khí náo nhiệt hôm nay. Bài thơ “Thi khúc Thành Nam” đối với tôi thì đó là một bài thơ hay bởi tính khái quát của nó với lời thơ giản dị, nhẹ nhàng, ngân nga, lắng đọng, đểlại nhiều dấu ấn: “…Là tiếng vó ngựa Trần gõ rền trên trang cổsử/ Là dấu vân tay in trên bản đồ châu thổ …” Nếu khổ thơ đầu mang tính khái quát cao, được tác giả chiếu lăng kính vượt qua sựthăng trầm của thời gian để đến hôm nay tính thời sự của bài thơvẫn còn giữ nguyên giá trị. Những vấn đề được thể hiện trong bài thơ hàm chứa những nét sâu đậm về văn hóa, lịch sử,  địa lý, tôn giáo, và nhân văn của đất và người Thành Nam đã được tác tác giảkhắc họa ngắn gọn và sinh động. Đọc khổ thơ này ta có cảm tưởng cứ như đâu đây còn văng vẳng tiếng gọi đò trong hồn thơ của cụ Tú Xương, cố thi nhân tài ba của “ Non Côi Sông Vị” với đường công danh lận đận trong buổi chiều tàn của đạo học nho gia. Và hồn cốt của khổ thơ này vẫn thấm đẫm hơi thở nồng ấm trong suy tư của tác giả hoài niệm về quá khứ vàng son của triều đại nhà Trần cách nay gần tám thế kỷ, với hào khí Đông A và cũng là nơi khởi nguồn “Đệ nhất tổ của Thiền phái Trúc Lâm” đã tô thắm, rạng rỡ sửxanh Đại Việt.:
                               
“Nghe thơ Tú  Xương mà ngỡ tiếng gọi đò
                          Người vẫn đợi nhau sang bờ nhân nghĩã
                          Ngòi bút Phổ Minh viết lên trời xanh bao thế k
ỷ 
                          Vẫn dáng tài hoa dù biết mấy thăng trầm”

                Trở về với thực taị thành phố Dệt hôm nay dù trải qua bao biến động của thời gian song cuộc sống vẫn nhộn nhịp hối hả, Còi tầm vẫn khuya sớm gọi công nhân vào ca, tiếng thoi, tiếng máy vẫn reo vang trong công xưởng: “Thành phố tôi yêu khuya sớm còi tầm/ tiếng thoi nối liền tháng năm tơ lụa”. Sau giờ tan ca chợ phiên tấp nập kẻ bán, người mua, hàng hóa, hoa trái đặc sản của địa phương, tràn ngập chợ xuân ngào ngạt vàng rực tỏa hương thơm.”Giữa nhộn nhịp chợ rồng chợt thèm hương chuối Ngự, gặp mùa quất Vị Khê đứng đợi bên thềm.

.   Điều cần nói đến như một niềm tự hào của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Nếu Thiên Trường xưa “cửa biếc, cung vàng” được ví nhưkinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long.Qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, trầm tích của quá khứ đã phủ dầy lên vùng đất cổ, thành phố ngấn đọng phù xa là trung tâm của Nam đồng bằng Sông Hồng ngày nay, nơi chỉ sau thủ đô Hà Nội, và thành phố Huế có Cột Cờ sừng sững tung bay trong gió,và chỉ sau Hà Nội có ba mươi sáu phố phường, phố cổ thành Nam với các tên: “Hàng Nâu, bến Thóc, Hàng Đồng”… vẫn xẽ tồn tại mãi mãi với thời gian. Dưới góc nhìn của một nhà giáo, Bốn câu thơ cuối bài như một lời đánh giá tổng kết và nó  hoàn toàn chính xác với thành tích mà ngành giáo dục Nam Định đã đạt được liên tục trong nhiều năm qua như một minh chứng cho sự kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông, của lịch sử, . “ Thành phố này là em,/ màu áo nữ sinh bay ngang chiều phố cổ/ Nét mực Trường Thi xếp hàng ông nghè ông cử, /Chốn địa linh nuôi lớp lớp những nhân tài”” Đó là một khổ thơ hay quá khứlịch sử và hiện tại vẫn đan xen màu áo nữ sinh tung bay trên phố cổđó vẫn là sự hoài niệm da diết, của tác giả và cũng là cũng là sựnhắc nhỏ khéo léo, tế nhị về vai trò trách nhiệm của học sinh, sinh viên, thanh niên Nam Định hôm nay họ là những người được nuôi dưỡng chăm sóc trong chế độ xã hội ưu việt, với nhiều cơ hội điều kiện để họ khẳng định năng lực của mình để chính họ có cơ hội tạo nên sự đổi thay phát triển xã hội, làm chủ bản thân mình, làm chủ tương lai. Bởi vì nơi đây chính là: “Chốn Địa linh nuôi dưỡng những nhân tài”. Tác giả Trần Văn Lợi đã viết như vậy và tất cả chúng ta đều cùng chung một suy nghĩ như vậy!

                                                                                                                     Thành Nam 15.9.2012

Lại Quang Phục

Blog:mùa thu vàng – trăng quê.laiquangp

Email:laiquangp@yahoo.com

0985215535


 

 

 

Chia sẻ:                  
Các bài khác: