VÔ NGHĨA LÝ
Hữu Kim
Lời thơ đi từ tâm trạng ra cuộc đời, với hiện thực những chiều "chẳng bình yên", những con đò "trôi ngơ ngẩn". Câu thơ ngắn lại, nghẹn ngào như tiếng khóc nấc tủi phận, gấp gáp như hơi thở nén nhịn. Ta như nhìn thấy những cánh buồm chấp chới giữa giông bão của khát vọng tìm yêu bị từ chối. Từ "cam chịu" đã dồn nén biết bao nhiêu đau đáu nỗi lòng trong ấy. Và từ thẩm thấu sâu sắc nỗi buồn "vô nghĩa lý" đối với những nữ thần sau chiến thắng, bằng việc họ đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân dấn thân vào lửa đạn, ta hãy nhìn thẳng vào những gì đang là hiện thực, mà thơ Hữu Kim đã dựng ra trước mắt, nhói lòng đến tê buốt.
Vô nghĩa lý
Những người đàn ông đi biền biệt
Những người đàn bà
Từng đêm thảng thốt
Trong mơ hồ ngái ngủ
Quờ vòng tay ghì phía chiếu không người .
Chiều chẳng bình yên
Con đò trôi ngơ ngẩn
Cánh buồm
Như cam chịu với dòng sông .
Ngoài bến sông
Những người đàn bà kín nước
Để lộ bắp chân trần
Trắng như khiêu khích
Những người đàn bà lặng yên khoả nước
Dòng sông trôi mải miết vô tình
Những người đàn bà tắm trần
Như muốn dìm những khao khát đam mê .
Những người đàn bà như lửa cháy
Họ đốt vậy tàn đêm lặng lẽ
Cắn mềm môi
Tự nướng chín mình...!
( Rút từ tập :" Lời ru thời bình" )
Lời bình của Hồ Tĩnh Tâm:
Để hiểu sự vô lý mà Hữu Kim nói thẳng là "vô nghĩa lý", chắc chắn chúng ta phải tìm về cội nguồn đã gây ra cái mà nhà thơ gọi tên là "vô lý". Là người lính từng đi qua nhiều nẻo đường của tổ quốc thời chiến tranh, từng chứng kiến rất nhiều xóm làng mà ở đó, bói mãi không ra một người đàn ông lành lặn, còn thì toàn là phụ nữ, tôi hiểu ngay cội nguồn của điều được gọi là vô lý, chính là chiến tranh. Chiến tranh không những vắt kiệt sức lực lao động trong từng làng xóm, mà nó còn vắt kiệt cả trí tuệ và tình yêu, bởi hầu như tất cả trai làng lớn lên đều bị cuốn hút theo tiếng súng ra đi. Rất nhiều người trong số đó ra đi và không bao giờ còn trở về. Họ nằm xuống ở đâu đó, để lại ở quê nhà những người vợ đã cưới vội vả vài ngày trước khi ra trận. Sự vô lý chính là khát vọng được yêu của những người đàn bà bị khước từ phủ phàng bởi bom đạn. Thế nhưng chỉ hiểu như thế cũng không được, vì Hữu Kim có nói gì đến chiến tranh đâu. Trong thực tế, sau khi chiến tranh kết thúc, vẩn có rất nhiều xóm làng chỉ toàn là những người đàn bà vò võ đêm hôm với khát vọng được yêu mà có được yêu bao giờ. Truy nguyên thì cũng chỉ vì chiến tranh đã nuốt chửng những người từng là trai làng, từng là chồng hay người yêu của họ. Điều vô lý thời chiến tranh thì có thể hiểu, nhưng điều vô lý trong thời bình thì quả là càng trở nên vô lý.
Vô nghĩa lý
Những người đàn ông đi biền biệt
Những người đàn bà
Từng đêm thảng thốt
Trong mơ hồ ngái ngủ
Quờ vòng tay ghì phía chiếu không người .
Khi đọc những dòng này của Hữu Kim, tôi cố tình quên đi nỗi buồn chiến tranh, vì nó qua rồi; tôi chỉ nghĩ tới nỗi buồn của hiện tại, cả của một thời sau khi chiến tranh kết thúc nữa. Lúc đó hàng chục vạn người phụ nữ từ chiến trường trở về, phần lớn đã qua tuổi xuân thì, lại còn thương tật và bệnh tật. Tổ quốc có thể trao tặng huân chương quân công cho họ, nhưng làm sao có thể trao tặng cho họ một tình yêu cụ thể mà họ hằng bao năm khao khát. Nghịch lý của chiến thắng là ở chỗ này, sự "vô nghĩa lý" đối với người phụ nữ chiến thắng là ở chỗ này. Những con người chiến thắng lửa đạn và chết chóc trên chiến trường, không thể tự chiến thắng khát vọng chân chính được yêu của mình. Ấy vậy mà vào thời buổi sau chiến tranh kết thúc, chúng ta lại không công nhận con ngoài giá thú, chúng ta sẵn sàng kỷ luật bất cứ ai, vì cái "tội" mà chúng ta vẫn gọi một cách miệt thị là"chửa hoang". Hai chữ thô bạo ấy đã từng vùi dập tới bầm nát thân phận biết bao nhiều người phụ nữ Việt Nam, chà đạp lên khát vọng yêu đương chân chính của con người- mà người phụ nữ là người phải gánh chịu nhiều nhất và đau khổ nhất.
Hữu Kim đã chia sẻ với những người phụ nữ có huân chương chiến thắng lửa đạn ấy, bằng sự kết án là "Vô lý", "vô nghĩa lý". Anh thấu hiểu đến tận cùng nỗi lòng khắc khoải của họ, khi anh viết: "những người đàn bà từng đêm thảng thốt", "những người đàn bà trong mơ hồ ngái ngủ, quờ vòng tay ghì phía chiếu không người". Nếu điều đó chỉ là nỗi đau thân phận thì lại là một lẽ, nhưng điều đó thật sự còn đau hơn, do chính những gì mà chúng ta quan niệm và ban hành thành đạo luật "không công nhận con ngoài giá thú". Họ có thể xin một đứa bé làm con, nhưng còn khao khát được yêu, khao khát được sinh nở? Ai là người có đủ dũng cảm vượt qua đạo luật, để sẻ chia với những người từng là đồng chí, đồng đội của mình. Những người đàn ông ra trận, khi trở về còn có người đàn bà chờ đợi; nhưng những người đàn bà ra trận, khi trở về chỉ có sự trống vắng, đơn côi chờ đợi. Điều vô lý ấy đã trở thành vô nghĩa lý, nhức buốt lên trong câu chữ đến tận cùng nỗi đau khắc khoải của khát vọng được yêu đến cháy lòng, đến bàng hoàng thảng thốt.
Chiều chẳng bình yên
Con đò trôi ngơ ngẩn
Cánh buồm
Như cam chịu với dòng sông .
Lời thơ đi từ tâm trạng ra cuộc đời, với hiện thực những chiều "chẳng bình yên", những con đò "trôi ngơ ngẩn". Câu thơ ngắn lại, nghẹn ngào như tiếng khóc nấc tủi phận, gấp gáp như hơi thở nén nhịn. Ta như nhìn thấy những cánh buồm chấp chới giữa giông bão của khát vọng tìm yêu bị từ chối. Từ "cam chịu" đã dồn nén biết bao nhiêu đau đáu nỗi lòng trong ấy. Và từ thẩm thấu sâu sắc nỗi buồn "vô nghĩa lý" đối với những nữ thần sau chiến thắng, bằng việc họ đã đánh đổi cả tuổi thanh xuân cho sự dấn thân vào lửa đạn, ta hãy nhìn thẳng vào những gì đang là hiện thực, mà thơ Hữu Kim đã dựng ra trước mắt, nhói lòng đến tê buốt.
Ngoài bến sông
Những người đàn bà kín nước
Để lộ bắp chân trần
Trắng như khiêu khích
Những người đàn bà lặng yên khoả nước
Dòng sông trôi mải miết vô tình
Những người đàn bà tắm trần
Như muốn dìm những khao khát đam mê .
Thơ Hữu Kim đã nói lên hết rồi, mọi sự tiếp nối nỗi buồn hậu chiến bằng sự chia sẻ chỉ bằng lời, đều trở nên vô lý, thậm chí là vô nghĩa lý, khi mà những người đàn bà chiều chiều đi kín nước, để lộ những bắp chân trần "trắng như khiêu khích", họ vẫn phải tự dìm mình trong "khao khát đam mê" một cách vô vọng.
Và chúng ta, chúng ta sẽ tự phán thế nào trước thực tế vô lý đến đỗi vô nghĩa lý này:
Những người đàn bà như lửa cháy
Họ đốt vậy tàn đêm lặng lẽ
Cắn mềm môi
Tự nướng chín mình!..
Thạch lạn Sưu tầm và Giới thiệu
“Vầng trăng chia xa”
Thấm đẫm tình yêu Quê hương và tình hữu nghị:
Việt Nam- Bungaria
“Vầng trăng chia xa” của nhà thơ Lại Quang Phục gồm 60 bài thơ, chia làm hai phần: - Phần một là “Giếng Làng,” phần hai là “Xứ tuyết”. Anh sinh ra ở một miền quê”bán sơn địa” của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
“Miền quê sơn cước cằn sỏi đá
Đồng Mạ còn đâu núi vờn mây”.
Quê Đó là một vùng đất, xưa kia quanh năm nước ngập bao quanh làng đến tận chân núi Đồng Mạ, Bồ Vô… Nhìn từ xa làng Lạt Sơn quê anh một màu xanh thẫm bởi lũy tre bao quanh chao đảo bồng bềnh như con thuyền đang bơi trên sóng nước mênh mang. Tác giả đã phải thốt lên:
“… Sông, núi nuôi người dân quê tôi
Làng tre, làng Đá Lạt Sơn ơi!”
Quê tôi
Rời lũy tre làng, đi công tác qua nhiều miền đất nước, mỗi vùng đất anh qua đều ngấn đọng những hạt phù xa thấm đậm, mượt mà:
“… Cuồn cuộn phù xa ngân nga bát ngát
Tưới mát ruộng đồng năm tấn ở miền Đông…”
Sông Thương.
Và sau đó anh được cử đi học tập đào tạo tại nước cộng hòa nhân dân
“… Những cánh cò kia bay đến muôn phương
Về đất phương
Có nhớ chăng những mùa ly biệt
Bên cầu
Khúc ca dòng Đanúyp.
Phải công nhận rằng: “Vầng trăng chia xa”. là một tập thơ giầu sức gợi cảm, vượt lên thời gian, có sức sống lớn, nhất là những xúc cảm, khát vọng, trăn trở chân thành, đậm chất nhân văn luôn song hành với tác giả. Người đọc dễ dàng nhận ra một trái tim nhân hậu, một tâm hồn tươi mát, trong trẻo, như mạch nguồn giếng nước quê hương: -“ Nhớ em gánh nước giếng làng
Ngây thơ khuôn mặt trái xoan ửng hồng…”
Giếnglàng
Hay đó là một buổi chiều mùa hè Hắc Hải.
“…Chỉ có biển ồn ào, vội vã
Sóng bạc đầu tiếp sóng nhấp nhô
Biển vỗ về ru bản tình ca
Người yêu biển nhớ những mùa nắng ấm…”
Chiều hè Hắc Hải.
Trong ký ức nhà thơ luôn luôn hướng về những gì thiêng liêng, gắn bó, gần gũi, chứa đầy kỷ niệm của một thời xa vắng. Cái thời chăn trâu đuổi vạc trên đồng đất quê hương:
”Anh nhớ về thửa nhỏ chăn trâu
Tuổi thơ mục đồng lăn lê trên đồng nội
Mùa xuân đến mẹ may cho áo mới,
Tung tăng cắp sách đến trường làng.”
Mục đồng.
Trong đó có cả những trận đấu của tuổi thơ trên bãi mạ khô ròn, nứt nẻ trong một buổi chiều đầu thu (trời đọng mây hồng). Đó là Quê hương, nao nao nỗi nhớ khôn nguôi “ …Quả bóng thơ bé
Lăn suốt cuộc đời
Với bao bồi hồi
Lăn trên đồng nội…”
Mùa bóng bưởi.
Lắng đọng, ven nguyên trong tâm khảm, trong miền ký ức của Lại Quang Phục vẫn lưu giữ đầy đặn những tình cảm sâu nặng đối với đất nước Bungaria tươi đẹp nơi đã trang bị cho anh tri thức khoa học, để về phục vụ đất nước “…Xin kính dâng người!
Ơi! Đất nước Hoa Hồng
Bài thơ vỡ lòng tôi mới viết xong.
Gửi đất nước!
Có một ngàn ba trăm năm lịch sử.”
Chiều hè Hắc Hải.
Hào sảng,thiết tha gửi tấm lòng mình vào mối tình Hữu nghi gắn bó keo sơn giữa hai đất nước giữa hai dân tộc Việt
“…Dãy Balkan cũng như giải Trường Sơn,
Nằm dọc theo chiều dài đất nước
Hoa Hồng đẹp tinh dầu thơm khiết
Cũng quý như bông sen trắng Việt
Tổ quốc.
Đọc tập thơ “Vầng trăng chia xa”, ta bắt gặp ở đó những ký ức vàng son, sống động tràn trề, trong cuộc đời tác giả.” Viết cho…ai”, “Viết cho em”, cũng là viết cho mình. Viết về xứ tuyết là để ghi lại dấu ấn một thời xa quê hương đất nước, cháy bỏng tình cảm của người xa xứ. Mối quan hệ giữa quá khứ hiện tại như hòa quyện vào nhau, luôn lutrở về trong tâm thức của tác giả, đánh thức khơi gợi chúng ta những đổi thay đã và đang xảy ra, nhắc nhở chúng ta phải sống hết mình với ký ức, cũng là để sống tốt hơn cho hiện tại và tương lai.
Hòn than ký ức đã và đang cháy âm ỉ trong tâm hồn tác giả, “Vầng trăng chia xa” là một ngọn nến đang tỏa những tia sáng lung linh hòa vào không gian mênh mông trên bầu trời thơ ca. Nguồn sáng đó đang bay vào vô tận trên cánh đồng thơ ca đầy sao lấp lánh kia… Và tôi mong rằng tác giả xẽ còn đốt lên những ngọn nến lung linh kỳ ảo nữa gửi vào tâm thức của những người yêu thơ…
Viết tai
Vũ Huy Vân
Cựu giáo viên PTTH chuyên
Lê Hồng Phong
thành công của tập thơ:
” Vầng trăng chia xa”
Bài viết tại hội nghị giới thiệu tập thơ “Vầng trăng chia xa”.
Chiều ngày 30.4.2011,(31ngõ Chùa Cả, phường Vị Xuyên Nam Định).
Thưa các anh, các chị, và các bạn!
Những gì tâm đắc với tập thơ “Lang Thang” tên gọi ban đầu của “Vầng trăng chia xa” tôi đã viết trong lời Bạt tập thơ.
Ở đây được các anh chị cho phép, tôi xin nói thêm một số ý sau:
-Trước hết , tôi xin chúc mừng sự ra đời đứa con tinh thần của tác giả Lại Quang Phục bởi bà đỡ mát tay Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin và biên tập viên Nguyễn Thế Vinh. Một đứa con khỏe mạnh (dầy 126 trang) xinh xắn khôi ngô (Bìa vẽ và trình bày ưa nhìn), chắc chắn sẽ tìm được sự chào đón, hòa nhập của cộng đồng bạn yêu thơ, và của đất nước, quê hương mà Tác giả luôn hướng tới !
-Thứ hai, tôi xin cảm nhận đôi nét về nguyên nhân thành công của Tập thơ. Có 3 nguyên nhân chính:
1. Lại Quang Phục có năng khiếu thơ. Đó là:”cái nhìn non xanh thi sỹ”, đôi mắt luôn hồn nhiên căng mở trước cuộc sống, kể cả vẻ đẹp bình dị nhất:
Chưa chiều thu nào trong như hôm nay,
Gió rào rạt bãi bồi xanh ngô lúa
Trời xanh thẳm trông sao kỳ lạ quá
In sắc hồng đỏ rực phù xa.
2. Lại Quang phục có vốn sống phong phú mà anh đã nói trong lời vào sách: “Đã đến lúc phải thu gom những gì gặt hái được trên con đường từ một vùng quê sơn cước đến bên bờ Hắc Hải và trở lại quê hương.
3. Lại Quang Phục có một kiến văn quảng bá, thơ anh luôn có sự học tập tìm tòi sáng tạo. Trong lời bạt tôi có nhận xét: (thơ anh có những bài mang phong vị “Đường thi”). Xin được chứng minh, với cái tứ đêm tha hương anh có bài ” Trăng “.
Trăng quê nằm gác ở đầu non
Quèn Cả mẹ đi bước đá mòn
Rực rỡ Balkan đèn cao áp
Cúi đầu thương nhớ đất sinh con.
Bài này có nét gần gũi với bài (Tĩnh Dạ Tư) của thi hào Lý Bạch:
Bản dịch: (Đầu gường sáng ánh trăng
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.)
Biết bao người đã xao xuyến trước cử chỉ cúi, ngẩng, bồi hồi về một miền quê của con người lữ thứ Lý Bạch;
Lại quang Phục nối tiếp ý ấy nhưng có thêm hình ảnh bóng mẹ với dáng đi lam lũ, tảo tần – Rất Việt Nam…
Năng khiếu, vốn sống, sự nghiêm túc học tập, tích lũy là những tố chất của người nghệ sỹ. Nói điều này tôi mong Lại Quang Phục tự tin bước tiếp trên con đường sáng tạo !...
Có một điều tôi xin nói thêm; Với một người từng làm công tác phiên dịch tại Bulgaria, lại Quang Phục có những
hiểu biết về ngôn ngữ, văn học Bul. Anh hãy tận dụng ưu thế này để tìm hiểu, dịch thuật, giới thiệu về thơ ca Bulgaria, đất nước của Hoa Hồng, và cũng là đất nước của thơ ca với những tên tuổi đáng kính như lãnh tụ G.Đi mitơrốp, nữ thi sỹ Blaga Đimitơrốpva.
Một đất nước rất gần gũi với nhân dân ta.
Một lần nữa xin chúc mừng tác giả Lại Quang Phục !
Xin cảm ơn các anh chị !
30.4.2011
Đỗ Thanh Dương
Nhà giáo ưu tú, nhà phê bình văn học