Thứ hai, 29/04/2024,

Hạnh phúc ngắn ngủi (20/01/2016)
1. Làm quen

 

 
Sơn và Thông hẹn nhau sang ký túc xá công nhân Nga làm quen với mấy cô gái Nga. Mấy lần họ sang Ký túc xá Việt Nam chơi, Thông đã quen họ, song do biết tiếng Nga chưa sõi, anh chưa dám sang ký túc xá công nhân Nga chơi lần nào.
Thông là công nhân Đội 15 song anh vẫn rất công an như ngày nào ở trong nước, bèn mời Sơn là dịch viên, Đội phó Đội 15 của mình cùng sang chơi để làm quen.
- Một cô nói là hai anh em mình dùng chung là vừa, lương chúng ta không đủ bao riêng mà chia đôi chi phí may ra mới đủ, không có thì lấy gì mà sống. Thông nói.
Gái Nga bán hoa giá cũng phải chăng 10 rup 1 lần làm tình. Nhưng so với 1 cái bàn là 7 rup thì còn đắt quá.
Sơn không nói gì. Không như Thông, anh chưa có gia đình. Chưa khi nào anh phải vướng vào việc mà Thông mời. Anh không muốn chung chạ, song cũng biết là có bồ bịch thì cũng phải đóng góp. Anh đồng ý sang chơi, mọi việc hạ hồi phân giải.
Hai người rảo bước về phía ký túc xá công nhân Nga. Phố Thanh Niên đi lên một đoạn là thấy ngay mấy ngôi nhà chung cư hai tầng dọc phố, sâu vào bên trong một chút.
Trời rét, tuyết phủ trắng mặt phố, lúc này đã là tháng giêng dương lịch. Bước sang năm 1990 lịch sử, năm ký niệm 100 năm ngày sinh nhật Bác 19 tháng 5. Là thanh niên, chúng tôi nhớ là Bác cũng từng đi Nga, học Trường Đại học Phương Đông ở Matxcova thủ đô Liên Xô.
Thành phố Gorlopca 38 vạn dân này thật là nhỏ bé. Ngoài quận Trung tâm thì có mấy huyện. Tỉnh Donhetxco có nhiều thành phố cùng cấp. Đô thị hóa nhiều hơn Việt Nam và hiện đại hơn nhiều. Ô tô nhiều và chạy nhộn nhịp.  Dân số Donhetxco có khi mới bằng Hà Nội.
 Mãi chúng tôi mới mở được cửa vào hành lang. Ký túc xá bạn cũng lo an ninh, chốt trong là không vào hành lang được. Hành lang chạy dài chính giữa ngôi nhà, hai bên là các phòng ở, cuối dãy là nhà bếp và toilet.
Vera đi vắng, căn hộ trống không không khóa chứng tỏ cô đang ra khỏi phòng và ở đâu đấy không xa. Một cậu Nga thấy chúng tôi hỏi thăm thì sốt sắng dẫn đi tìm.
Không khó khăn lắm chúng tôi thấy Vera đang ngồi chơi nhà cô bạn gái Irina. Nhà Irina chật hơn, một cái bàn kê sát vào tường, ít bánh mì trên bàn không thức ăn, rượu.
-Dobrưi đen (xin chào), tôi nói bằng tiếng Nga.
-Dobrưi đen ai đó trả lời.
Thế là quen nhau, chúng tôi ngồi lên giường.
Irina, Vera và một cô bạn gái, mấy cậu con trai ngồi bên bàn vui vẻ. Họ đang nghĩ xem kiếm đâu ra tý rượu và đồ nhắm. Thế là ai dó nói:
-Khách mới đến góp chút liên hoan đi? Andrey sẽ đi mua.
Nửa lít rượu cuốc lủi 6 rúp, cả đồ nhậu là 10, ai đó nói.
Tôi ngượng quá chìa ra 1 đồng 10.
Thế là Andrey cầm tiền đi mua
Lát sau anh ta về. Nữ liền cắt giò ra và rót rượu mời uống.
-Do conxa (hết nhé) ai đó nói
-Do conxa mọi người đáp
Lúc này tôi mới quan sát hai cô bạn gái. Vera nhỏ người như người Việt Nam ta mặc áo dài trắng mỏng không cài cúc. Irina thì đội cái mũ lông không rõ tóc.
Dù sao họ còn trẻ.
Một cậu bạn trêu Irina khoe cái đầu trọc và lột cái mũ lông ra. Irina vội đội mớ tóc giả vào, trông tàm tạm.
-Này chia cho tớ một người đi, Irina xin.
Không ai nói gì, Thông chỉ Vera nói:
-Đây là cô gái ra hiệu cho mình về phương án mà mình đã nói với cậu. anh ta nói.
Tôi không nói gì. Tôi nói với Irina:
-Tôi có được không? (Mogu li ia?)
-Kanhet chờ nờ (dĩ nhiên rồi), cô ta đồng ý.
Tôi nói với Thông:
-Cậu tìm người khác cặp chung đi, mình có bạn riêng rồi.
Thế là chúng tôi quen nhau.
 

2. Vera



Vera là một phụ nữ nổi tiếng. Trong phái công nhân nữ thì cô là một người công nhân lái xe rùa trong Nhà máy mà chúng tôi đang làm việc. Mức lương của cô cũng khá hấp dẫn (160 rúp 1 tháng), song công việc khá vất vả. Việc riêng của Vera không thuận lợi. Cô bỏ chồng.
Nhà máy cơ khí mỏ Gorlopca và thành phố Gorlopca không có nữ công nhân Việt Nam. Họ ở thành phố Donhetxco và các thành phố khác.  Việc quan hệ luyến ái khó khăn. Theo Hiệp định thì trong thòi gian lao động công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động không được xây dựng gia đình.
Thành ra tôi bỏ lỡ một cơ hội quý giá là mấy người thiếu nữ mà anh Huệ giới thiệu ở Donhetxco. Số nữ công nhân đến ký túc xá cũng chưa quen biết gì với tôi. Sau Tết dương lịch, chúng tôi được nhập khẩu vào thành phố và hưởng quy chế như công dân Liên Xô.
Thành ra mới có quan hệ xã giao với công nhân bạn trong các ký túc xá của người Liên Xô. Trong số công nhân bạn thì nữ công nhân là chính. Quan hệ mua bán hoa là do tinh tạm thời của lao động theo hiệp định 6 năm.
Thanh niên hai nước giao lưu sinh hoạt văn hóa, quen biết nhau, yêu nhau cũng có, đôi khi mua bán,  hủ hóa...
Một vài trường hợp có chửa trước buộc phải kết hôn theo yêu cầu của nhà gái...
Thông không tình cờ mách cho tôi và đề xuất việc chung nhau cặp bồ với Vera. Song việc này có dễ gì đâu. Khách của Vera RẤT ĐÔNG VÀ CÔ TA thì tham tiền, hễ có tiền là bán và gần như cô làm tình giỏi và giá cả phải chăng nên mọi người thỏa mãn và không thấy ai kiện cáo gì...
Xưa ở Kiev đồn là có 5 rup là được làm tình thì nay đã là 10 rup rồi. Song không ai quan tâm đến việc nâng giá này và lúc này giá mậu dịch và giá ngoài chênh nhau, nhiều hàng tem phiếu và phân phối. Chế độ bao cấp lại quay trở lại. Cái xe máy Minxco gần 500 rup giá ngoài là gần 1000 rup.
Đội trưởng Đội 15 Nguyễn Thế Du mua xe Minxco 900 rup giá ngoài và đề ngay trong phòng ở, hàng ngay mơ được đi nó, lau lau chùi chùi.
Tôi thì mua cái tủ lạnh và đem để trong phòng, bên trong để toàn hàng mậu dịch mà không phải là thực phẩm. Tôi mua máy ảnh chụp cho anh em ảnh trắng đen đẹp.Mọi người bắt chước ăn chơi.
Bếp điện, bàn là, quạt Orbita, phíc đá, tôi mua đem về. Một va li nặng.
Nếu Việt Nam ta hình ảnh nàng Kiều được Nguyễn Du viết bằng thơ hay thì tôi dùng văn xuôi khó mà tránh khỏi bị dị nghị. Hai người con của Vera đều còn nhỏ, đứa con trai bị câm bẩm sinh, nó chỉ ú ớ khi người ta hỏi gì đó, đứa con gái chừng 6-7 tuổi hay chơi ngoài đường và dụ cho lái xe TAXI về nhà.cho mẹ nó kiếm tiền. Hàng xóm biết cô ta nghèo cũng không ta thán gì.
Thành ra chúng tôi không thể bao Vera riêng cho mình mà chỉ là bạn bè. Tôi tránh không cho cô ta mua chuộc, song cô ta vẫn mời:
-Anh Sơn chỉ cần có 10 rúp là em bán liền, Vera nói.
Lúc này chúng tôi mới sang thì còn giàu có. Hàng mang sang bán được hơn 2000 rúp tôi gửi tiết kiệm và mua sắm đồ mậu dịch. Cũng rất sợ mất. Cậu Quân làm mất số tiền mang sang. Khi công nhân ta đi làm, kẻ xấu vào nhà phá tủ lấy tiền tẩu thoát.
Vera sinh năm 1964, người Mondova. Lúc này cô mới 25, 26 tuổi. Tôi có một người bạn học ở Kisinhốp thủ đô Mondova là Nguyễn Văn Báu mà cô ta cũng biết. Gốc người châu Á, cô ta vừa với người Việt Nam nên con trai Việt rất yêu cô ta.
Thế là tôi cũng bỏ ra 10 rup cho Vera. Khi tôi cắm sâu vào thì cái của cô ta co thắt và bóp nhẹ vào làm tôi sung sướng. Nó là cảm xúc tự nhiên cả hai người hòa vào nhau rất đê mê. Cô ta cũng thấy sung sướng...
Thế rồi cả hai chạy ra Ban công ngồi chơi. Ban cho đi là Ban có công. Ban Lao động cũng có công. Tôi được hưởng sung sướng.
 Irina là người Nga thì cao to thô hơn, ít người mua, không phù hợp và không sung sướng bằng. Cô thường khoe:
- Em cao 1,67 mét, nặng 67 kg và sinh năm 1967.
Thế là mua vui cũng được 1 vài trống canh, cả hai tí tách làm ra. Irina thường đi  cùng Vera sang Ký túc xá làm vệ sỹ. Cô khỏe và bảo vệ người chị làm ăn. Họ thân nhau. Đôi khi Vera nhường cô ta bán nếu đông khách.
Thường hai nữ đi với nhau thì không ai ta than gì.
Nhóm Vitali thì 1 Nam đi kèm hai thiếu nữ, có 1 cô cùng tên Irina mới 18 tuổi và 1 cô 16 tuổi vị thành niên. Họ đến bán hoa.
Phòng ở của Vera khá rộng, chừng  18 mét vuông. Công nhân ta ba khẩu một phòng như thế. Là mẹ hai con nhỏ nên nhà máy cho thuê ở rẻ. Con cô ta còn nhỏ, không quấy phá nên cô ta tự do bán hoa trong nhà mình, ban ngày, về đêm.
Tất nhiên là chúng tôi không phải là cho phép việc này mà cũng tùy từng người. Việc ai nấy làm, công an không bắt là được. Thế là lãnh đạo đội không can thiệp.
Tôi là đội phó song hay nể vì nên anh em hay rủ sang nhà Vera chơi. Tất nhiên là tôi không làm gì để cho họ mua rồi cùng về.

 

3. Học Tiếng Và Học Nghề

Anh em công nhân ta được học ngoại ngữ tiếng Nga khoảng 4 tháng thay vì 6 tháng vì tranh thủ tiết kiệm thời gian và kinh phí đào tạo. Chia lớp 10 người 1 lớp có 1 cô giáo dạy tiếng Nga và 1 phiên dịch. Đội trưởng tuy chưa biết tiếng cũng phải phụ trách 1 lớp như phiên dịch. Mượn thêm lãnh đạo đội cũ đứng làm phiên dịch mới đủ cho 5 lớp (mỗi đội mới mượn 3 người). Có 2 đội của anh Trác và anh Du. Tôi và Đỗ Văn Ngoan là 2 dịch viên cho 2 đội.
Lớp học trong nhà máy. Ngôi nhà cũ nát tầng trên có mấy phòng trống để các lớp vào học. 
 

Bộ máy người Nga phụ trách công nhân Việt Nam và Lãnh đạo các đội (15 đội cả thảy một số đội đã về nước) làm việc trong một ngôi nhà hai tầng trong nhà máy. Khuôn viên nhà máy rộng hàng hecta có nhiều xưởng (12 xưởng) và khu phụ trợ...
Cổng ra vào có gác chặt chẽ, ra vào có thẻ trình báo vào cổng. Số thẻ của tôi là 530005.
Ký túc xá cách khoảng hơn nửa cây số.
Trường Công nhân kỹ thuật của nhà máy ở bên cạnh nhà máy là nơi học nghề. Thời gian học nghề 1 tháng. Học nghề thợ cơ khí là chính. Gia công kim loại, thao tác đứng máy khoan, tiện, phay, cắt gọt, chuốt, ...
Thời gian này chúng tôi phiên dịch vất vả vì Công nhân chưa biết ngoại ngữ.
Sau đó họ được làm thợ phụ. Thợ cả dạy mình học nghề trên máy chung cho 2 người 1 máy.
Cuối cùng là thi nghề và nhận máy đứng máy độc lập.
Liên hoan nhận Bằng công nhân bậc 1/7.
Mùa Thu, rồi mùa Đông trôi dần qua, mọi vật biến đổi nhanh chóng khi mùa xuân đến cũng là lúc mà tôi chia tay họ về nước nhận nhiệm vụ mới...

Tôi được bầu là thư ký công đoàn đội 15, có đi thăm 2 công nhân có bệnh trước khi sang là Lê Ngọc Vân giang mai và Đặng Ngọc Huệ ho lao. Họ nằm bệnh
viện tỉnh Donhexco.
Ngay từ khi tập trung ở Đông Anh, Hà Nội làm thủ tục trước khi đi xuất khẩu lao động 8/1989 tôi đã được anh em dọa là trong số đội viên có thượng úy, có người đã là Trưởng Công an phường không bao giờ chịu làm dưới chúng tôi là trưởng phó Đội của Bộ GTVT.
Bộ trưởng Bộ Công an là ỦY viên Bộ Chính trị.
Sau khi học nghề họ sẽ cho chúng tôi (dịch viên HTLĐ) về nước.
Hiếu chiến nhất là anh Bùi Đăng Trụ sau này là công nhân Đội 15 rất ngoan để kiếm phiếu.
Song tôi vẫn được anh em bầu là Thư ký Công đoàn Đội.
Hồ Sỹ Trúc tranh Bí thư thanh niên thắng phiếu so với Đặng Ngọc Huệ, Huệ phải về nước.
Lê Quang Thuyết và Lê Văn Thà là 2 Đội viên đã học tiếng Nga trước khi đi cũng ra sức phấn đấu.
Nghệ An có Trần Trọng Mậu rất khỏe mà bác sỹ bạn giới thiệu thay tôi.
Số công nhân là đảng viên tranh chấp nhau phấn đấu.
Vân và Huệ, hai công nhân (mắc bệnh) phải  về nước trước tôi.
 Tôi là người thứ ba. Tôi về tiếp tục sự nghiệp ở trong nước.
Phó Giám đốc Bungacop thấp thuận phương án cho anh Du Đội trưởng lên 1 bậc lương là Đội trưởng kiêm Đội phó nhường tôi về nước. Anh Nguyễn Thế Du là Đảng viên mới hết thời hạn thử thách lên chính thức. Quận ủy Hai Bà Trưng gửi Giấy công nhận anh Du là đảng viên chính thức.
Tình hình sau khi tôi về nước tôi không biết.
Hạnh phúc ngắn ngủi là thời gian sống với nhau là đội phó phiên dịch, viên chức quản lý.
Tháng 5 năm 1990 tôi bay về Hà Nội.
Từ tháng 9 năm 1989 đến tháng 5 năm 1990 là thời gian ngắn chưa đầy 1 năm (hơn 9 tháng) tôi sống ở thành phố Gorlopca, tỉnh Donhexco, Ukraina.
Mua 1 chai sâm banh về mừng sinh nhật bố tôi 60 tuổi 2/6/1990.
23 năm sau, tháng 6 năm 2003  ông mất.
Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (nơi bố làm Giám đốc) khám tuyển nhều công nhân đi xuất khẩu lao động.
Tôi cũng khám đi phiên dịch và đi hơn 9 tháng.
Phần việc của tôi ở cơ quan cũ còn nhiều và phòng trả lại cho tôi làm tiếp. Thế là tôi tiếp tục quay lại làm kỹ sư, viên chức nhà nước thuộc Bộ GTVT.
Con người ta ai cũng đi trên một con đường, người đi được 60 năm (tuổi), kẻ 70 năm (tuổi), kẻ 80 năm (tuổi)... , người làm nên đến chức nọ, quyền kia..., song vẫn là sinh, lão, bệnh tử thôi, các bạn ạ.
 
 

4. Ký Túc Xá Thanh Niên

Chúng tôi ở Ký Túc Xá Thanh Niên do Ký túc xá nằm trên phố Thanh Niên nên quen gọi như vậy. Ký Túc Xá Gakanan mới là nhà cao tầng chứ ký túc xá Thanh Niên chỉ là một ngôi nhà biệt thự hai tầng có khuôn viên rộng. Cổng vào có trực ban do mấy phụ nữ Nga đảm nhiệm. Vệ sinh có mấy bà già làm hợp đồng ngắn hạn, trưởng ốp là một cô tên là Valia.
Tầng một anh em mới sang (cùng tôi) ở nhưng là công nhân Đội 14. Công nhân Đội 15 của tôi ở tầng 2. Lãnh đạo Đội được ở riêng mỗi người một phòng ở tầng một.
Trong khuôn viên cỏ mọc xanh tốt, mấy cây táo cũng sai quả. Hàng rào khuôn viên có mấy lối vào cho dân vào dạo mát. Gần Ký túc xá có quán bia hơi, mấy ký túc xá công nhân Nga.
Trụ sở UBND phường số 2 quận Trung Tâm cũng ở gần ký túc xá Thanh Niên. Tình cờ tôi hay sang ngồi chơi, xem ti vi trong trụ sở. Cụ Chủ Tịch phường đã già, là Cựu Chiến binh. Quan hệ tốt.
Công an phường cũng giữ quan hệ với chúng tôi bình thường. Thượng úy Bogđanop có xin địa chỉ ở Hà Nội của tôi khi tôi về nước để khi cần liên lạc.
Thời gian mới sang công nhân lo học tiếng Nga, học nghề, bận rộn. Sau khi thi nghề mới là lúc có lương công nhân cao hơn lương học nghề...
Đầu tiên tôi nấu ăn chung với Đội trưởng Nguyễn Thế Du. Sau Tết dương lịch thì có một công nhân cùng tên là Sơn xin ở chung và lo cơm nước cùng anh Đội trưởng, tôi mới nấu ăn riêng.
An ninh là vẫn đề đặt lên hàng đầu. Đã có mấy vụ trộm, cướp và trấn lột tài sản công nhân Việt Nam của số đầu gấu người địa phương. Đột nhập qua ống khói, thang cứu hỏa, leo qua cửa sổ vào phòng.
Công nhân nam ta có nhiều khách Việt Nam từ các nơi đến thăm. Quan hệ đồng hương, chung chạ cũng có. Họ thề thốt xin tự chịu trách nhiệm, không có thai hoang...
Vài đám cưới công nhân Việt Nam với gái Nga xảy ra, Vùng trưởng đi dự.
Tất nhiên bồ bịch thì hay ăn tươi. Tôi đi kiểm tra đôi khi cũng xin tý thức ăn của anh em Việt Nam về ăn, họ cũng không nói gì.
Thế là họ thì bồ bịch Việt nam với nhau, tôi cặp Irina.
Irina là thiếu nữ gốc Nga chửa hoang có một cô con gái 3 tuổi không chồng. Con gái tên là Valia. Sinh năm 1967 em nặng 67 kg, cao1,67 mét. Mới 22, 23
tuổi em còn trẻ.
Irina thuê ở 1 phòng chừng 12 mét vuông trong ký túc xá công nhân gần ký túc xá Thanh Niên của ta. Phòng nhỏ để hai mẹ con sống chung và đỡ tốn tiền phòng.
Khuya khuya khi người qua lại phố đã ngớt, em mới mò sang phòng tôi ở tầng một trong ký túc xá Thanh Niên thăm nom. Leo lên ống khói ngắn vỡ bên trên vào phòng qua cửa kính mặt sau phòng ở.
Chúng tôi cặp bồ.
Đầu tiên em lấy 10 rúp, sau quen tăng lên 15 rúp một lần làm tình.
Thế là tôi sống hạnh phúc với mẹ con Irina từ sau Tết dương lịch 1990.
Khi có quyết định thôi việc ký ngày 13 tháng 3 năm 1990, tôi lên Matxcova làm thủ tục về nước thì được Ban Lao động khuyên về Nhà máy nhờ họ mua vé cho về nước. Nhà máy sẽ tiễn về nước.
Phó Giám đốc phụ trách Việt nam Bungacop Anatoli gọi điện về Kiev mua vé sớm nhất là 23 tháng 5. Tôi nộp tiền vé hạng nhất hơi đắt do cần về gấp.
Lúc này sau khi quyết định kỷ luật có hiệu lực tháng 3 năm 1990, ông thợ mộc có đóng 1 cái đinh xuyên qua hai lớp gỗ cửa sổ và thành cửa sổ phòng ở của tôi không cho tôi mở cửa sổ đưa Irina vào phòng qua của sổ nữa. Một là sợ tôi yếu sức khỏe, không đủ làm tình, hai là sợ tôi hết tiền.
Tôi chấp hành kiên trì, chỉ khi cần lắm tôi mới dùng cái lơvia của công nhân rút đinh ra, xong việc lại đóng vào như cũ.
Irina mời tôi sang thăm hai mẹ con em bên ký túc xá công nhân Nga. Chúng tôi ngồi chơi với nhau, thi thoảng tôi làm cho em 1 cái, vẫn trả tiền đầy đủ. Rỗi rãi do tôi nghỉ việc rồi, chỉ chờ có vé máy bay là về nước.
Tôi vẫn xác nhận có quan hệ với Irina không có hôn thú do em có con cái rồi, tôi không có ý định lấy em.
Hai người bạn gái Vera và Irina mệt mỏi và dần dà không còn hấp dẫn nữa, phụ nữ hóa, tôi thì đàn ông dần và có béo lên.
Công dân nước bạn để mặc chúng tôi quan hệ với nhau, không vi phạm gì. Tôi vẫn chưa có gia đình.
Hạnh phúc ngắn ngủi là thời gian cặp bồ với Irina từ sau Tết dương lịch 1990 đến 21 tháng 5 năm 1990 là ngày tôi đáp xe lửa rời Thị xã Gorlopca về Matxcova để về nước.
Nhà máy sa thải Vera do em bỏ làm việc, thu hồi phòng ở trong ký túc xá.
Nhà máy thu hồi phòng cho Irina mượn thuê ở cùng con gái trong ký túc xá công nhân Nga do Irina chỉ là công dân tự do ở nhờ Nhà máy (có trả tiền thuê ở một phòng nhỏ trong ký túc xá).
Hai người bạn của chúng tôi tùy nghi di tản khỏi ký túc xá công nhân Nga.
Từ khi về nước tôi mất liên lạc với họ.
.
 

5. Chuyến đi thăm Matxcova


Ai cũng thich đến thăm Matxcova và tôi cũng thế. Nhưng nhiều khi vì nhát gan mà tôi không thăm đại sứ quán Việt Nam ngay khi tới Nga mà nhường mấy người cùng đoàn thăm và làm thủ tục hộ chiếu hộ. Ban Lao động Việt nam thuộc Đại sứ quán cũng là nơi mà chúng tôi không ghé vào khi đến Matxcova mà về Vùng ngay.
Song Ban Lao động lại cử ông Võ Kim Thanh Phó Ban Lao động ra đón và làm thủ tục cho chúng tôi về Vùng. Chính quyền Vùng thì Vùng trưởng Phạm Công Hạ (sau này là anh Nguyễn Văn Khoát) lên Ban làm việc luôn. Dưới là các Đội trưởng rồi mới đến tôi là Đội phó mới sang.
Sau khi đưa cho tôi quyết định kỷ luật, ông Phó Giám đốc Việt nam yêu cầu làm thủ tục thanh toán với nhà máy. Tôi nghỉ việc ở nhà. Lãnh đạo Vùng khuyên:
-Anh Sơn lên Matxcova thăm Ban Lao động hỏi ý kiến họ xem sao. Anh Sơn có người nhà ở Matxcova rồi không lo đâu. Tự túc đi 1 chuyến chứ chúng tôi tốn quá nhiều tiền đi công tác rồi. Họ ta thán.
Đúng là việc đi công tác này chả ai thanh toán cho chúng tôi cả. Nếu đi đưa anh em lên Donhexco khám chữa bệnh, nhập viện và thăm nom tốn không nhiều thì đi Maxcova đưa tiễn công nhân bị kỷ luật về nước trước hạn tốn hơn nhiều. Tôi được anh em tiễn ra tầu hỏa đi Matxcova.
Đến ga Matxcova, tôi đáp TAXI đến nhà anh Phan Văn Phong, anh rể bên bố ngay. Anh làm Đội phó Ốp Búa Liềm. Tôi viết chuyện này (Hạnh phúc ngắn ngủi) đăng trang Facebook "Hoài niệm Liên xô" thì nhiều bạn thấy hay và thân thiết vì cũng đã ở Liên xô rồi.
Anh Phong rất khôn, khoản đãi tôi và chúng tôi vui vẻ ở với nhau 1 tuần liền. Tôi thăm Phạm Tư Oanh em rể làm Đội trưởng cũng ở Matxcova. Anh Phong khoe Oanh là Ủy viên thường vụ BCH đảng bộ ĐCS Việt Nam tại Matxcova, UV BCH đảng bộ ĐCS VN tại CHLB Nga, chuyên lo tiễn khách Việt Nam về nước.
Sau 1 tuần xem chừng tôi chính thức bị kỷ luật rồi họ mời tôi lên Ban Lao động làm việc.
Ban Lao động Việt Nam ở trong tòa nhà số 5 phố Eropkinxki Pereuloc ở Matxcova. Người đầu tiên tôi gặp là chị Minh phụ trách công nhân. Tôi báo tôi là phiên dịch, Đội phó bị kỷ luật phải về nước. Chị nói động viên ngay là công nhân thì ra ngoài làm, viên chức thì về nước nhận nhiệm vụ mới chứ không bị đuổi việc đâu, chỉ kết thúc sớm thời hạn làm Đội phó thôi.
Anh Khiết phụ trách cán bộ nói làm đơn trình bày vụ việc và nguyện vọng. Tôi làm đơn nộp.

Anh Khiết khuyên về Nhà máy nhờ bạn mua vé máy bay và lên Ban Lao động Việt Nam nhận thủ tục về nước.
Tôi gặp Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm, ông ra hiệu cho tôi vào làm việc song tôi là cấp Đội phó chưa được tiếp xúc. Tôi cũng gặp anh Oanh đến Ban thăm tôi cùng có mặt.
Thế là tôi quay về Vùng.
Thời gian ở Matxcova tôi có đi tham quan Cung điện Cremlanh, tự đi và giao lưu bóng bàn với mấy cô gái Mông Cổ. Họ quý tôi.
Tôi có đến thăm em họ Nguyễn Lâm Phương ở Ký túc xá Trường Đại học Năng Lượng Matxcova.
Về đến thành phố Gorlopca tôi cất đồ đạc và ghé thăm Irina ngay. Em thưởng 1 cái rõ ngon. Tôi trả em 15 rup như trước.
21/5/1990 tôi lên Matxcova bay về nước.
Hạnh phúc là do ta phấn đấu đạt được, tuy ngắn ngủi, nó vẫn là một kỷ niệm đẹp mà trong đời mỗi người đạt được không nhiều.
 
 

6. Đại Tu Sức Khỏe


Chuyến công tác hơn nửa năm làm Đội phó của tôi đã kết thúc. Thông thường những người đi Liên xô cũ về hay nói câu tiếu lâm là đi Nga là đi "Đại tu sức khỏe, trung tu kinh tế và tiểu tu kiến thức".
Cơm bên Nga thì những ngày đầu ăn ở nhà ăn. Món ăn vẫn là kotleta, sup, bánh mỳ đen, nước trái cây (kompot), salat khoảng chưa đầy 1 rúp (1990).
Dần dà mua gạo, mỳ sợi, khoai tây, bắp cải, cà chua, trứng gà công nghiệp, giò, gà, vịt (làm sẵn), cá biển... margarin nấu lấy.
Tôi ăn nhiều nên khỏe mạnh và vui vẻ "Đại tu sức khỏe".
Có hôm tôi ăn nửa cái bánh mỳ đen (khlep) với cá mòi ngon lành làm Irina phải ngắn lại:
-Anh tiết kiệm chứ, ăn tham thế?
Cô ta thì mua bột mỳ làm bánh xèo ăn với súp. Là công dân thành phố sống đơn thân với con gái, Irina nghèo và không kiếm ra tiền là bao. Tôi không tò mò vào kinh tế gia đình của em nhưng tôi cũng đóng góp theo sức mình.
Thi thoảng chúng tôi mua chai rượu Vodka uống. Mỗi chai nửa lít lúc bấy giờ (1990) giá 10 rúp. Rượu ta rẻ hơn chỉ 6 rúp. Đại tu sức khỏe thực ra cũng vì làm công nhân, phiên dịch cũng cầ tẩm bổ để làm việc là chính, sau là làm tình.
Trung tu kinh tế khó khăn hơn. Lương Đội phó 180 rup, trừ các khoản thuế còn chừng 164 rup. Chi cho ăn uống, ái tình phí, trả tiền ở thuê Ký túc xá...còn là mua hàng hóa đem về nước.
Hàng hóa lúc này khan hiếm, mấy cái tủ lạnh về đến cửa hàng là Cửa hàng trưởng điện thoại cho Phó Giám đốc Việt Nam báo cho chúng tôi đến mua ngay. Coi như tôi được mua 1 cái. Sau tôi bán đi lấy tiền về nước.
Túng tiền, tôi bán cả cái áo lông Đức đem từ Hà Nội đi mặc dở được 100 rúp. Áo phông bán giá 40 rúp.
Tôi đem về mấy cái bếp điện. phíc đá, hàng mậu dịch đầy 1 va li.
Đem về từ Matxcova cho người em rể 1 cái tủ lạnh. Sau ưu tiên bố dùng để giữ chức Giám đốc bệnh viện. Tủ Xaratov có bánh xe đẩy là mốt năm 1990.
Kiến thức thì chỉ góp phần đào tạo công nhân ta ngoại ngữ và nghề. Đi làm thủ tục nhập viện và ra viện cho họ...Có việc thì làm theo yêu cầu được chấp thuận của mình.
Tất nhiên là mấy người cũng muốn biết bạn gái của tôi, song do Irina có con riêng nên tôi không dám khai. Nay mới dám khai.
Khi quay về phòng làm việc tiếp thì tôi làm nốt công việc kỹ sư bình thường (từ 10/1990-2/2001) và chuyển công tác khác năm 2001.
Cô hàng thuốc Tây có nói:
-Chữa bệnh bằng cách tăng cường ăn uống sức khỏe tốt bệnh tật sẽ lui bớt.
Tôi cũng áp dụng theo khả năng của mình. Nếu kinh tế gia đình cho phép thì
dám mua thêm cà phê, cô la, kẹo sữa... ăn tăng lực.
Kết hợp tập luyện thể dục đều đặn, chế độ ăn uống đúng mức, thuốc men vừa phải tôi đang sống tiếp.
Chuyến đi và hạnh phúc ngắn ngủi hơn nửa năm ở Liên xô cũ giúp tôi sống đến 37 tuổi mới phải cưới vợ.
Cũng là một kỷ lục lấy vợ muộn rồi, phải không các bạn.
Năm 1993 tôi mới lấy vợ và năm 1994 thì vợ tôi sinh con gái ở Hà Nội.
Vợ tôi là giáo viên trường THCS.
Nay thì 2 vợ chồng đều đã nghỉ hưu (2015) .
Tác phẩm này là tôi đánh ghen với 2 bạn ở Hội Blogtiengviet mới lên Nhà Văn có thẻ Hội viên.
Tôi thì vẫn chưa lên Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, tôi chỉ là Blogger.
Chia sẻ.
 

 

Chia sẻ:                  
Các bài khác: