Thứ hai, 29/04/2024,

Chuyến Đi XKLĐ Liên Xô cũ (11/07/2016)

 

Bằng TN ĐH để được tuyển dụng

1. Lên Đường

          Đầu năm 1988 cơ quan (Ban) chúng tôi được nâng cấp trực thuộc Bộ GTVT. Trụ sở Ban lúc này là Nhà 2 tầng bên trong phố Nguyễn Chí Thanh thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tôi chuyển hộ khẩu về phường Kim Liên, làm chứng minh nhân dân.
           Bộ thưởng nhiều chỉ tiêu đi xuất khẩu lao động Tiệp Khắc, CHDC Đức.
          Tôi mới đi 6 tháng năm 1984 CHLB Nga biết là Bộ giảm biển chế im re để mấy ông lâu năm đi.
          Đi Tiệp Khắc năm 1988 là phái Bộ trưởng xưa làm Tiến sỹ ở Tiệp Khắc:
          1. Ông Đỗ Mộng Hùng Phó Ban cũ đi Tiệp Khắc
          2. Ông Dương Ngô Tỳ Phó Ban cũ đi Tiệp Khắc
          3. Ông Chu Quang Hỗ Trưởng phòng Hành chính cũ
          4. Ông Vương Nho Trưởng phòng Giải phóng mặt bằng cũ
          5. Ông Lê Hoàng Long Phó phòng hành chính cũ
          6. Ông Nguyễn Văn Hạt Phó phòng Hành chính cũ
          7. Ông Bùi Văn Tuất trung cấp
                                      ---------------------
          Số này đi công nhân kỹ thuật 4 năm.
          Đi CHDC Đức:
          1. Nguyễn Xuân Thắng nhân viên phòng hành chính
          2. Nguyễn Đoàn Tùng nhân viên phòng hành chính.
          3. Nguyễn Văn Vinh Nhân viên Đội Vật tư (Phòng hành chính)
          Số này đi Công nhân kỹ thuật rồi về nước do sát nhập 2 nước Đức, có được bồi thường.
          Thấy tôi không xin anh Vinh đánh tiếng:
          Sơn có bằnng ĐH cố xin đi Liên Xô còn được làm phiên dịch hợp tác lao động (Đội phó). Tay chân cậu yếu thế làm nhiều phế phẩm không làm công nhân được đâu.
          Đúng là tôi đóng quai mũ bộ đội cho cụ Khánh còn non. Đục lỗ chưa vào giữa thanh nẹp nên buồn lắm. Làm lâu năm mới có tay nghề.
          Mình đều là đi học nghề mà?
          Chú Điềm Trưởng phòng Hành chính mới lên liền cho tôi đi khám tuyển, có suất nào dôi thừa thì đi. Lệ phí 10K, bệnh viện Thanh Nhàn khám.
          Bố tôi lúc này (1984 - 1992) đang làm Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn khoe gia đình có 1 suất đi Công nhân Đức mà cô Hương không đi. Bệnh viên khám tuyển rất nhiều công nhân.
          Bốn nước Tiệp Khắc, Đức, Bungary, Liên Xô đều có công nhân Việt Nam XKLĐ.
          Anh Bùi Kiều Phó phòng Vật tư đi Đội trưởng Liên Xô.
          Mọi người đi hết, cơ quan vắng hẳn.
          Bệnh viện nhận xét sức khỏe của tôi đủ tiêu chuẩn phục vụ nước ngoài. Đội phó, công nhân.
          Cuối năm 12/1988 tôi mới lên lương 333 đ.
          Đến tháng 8/1989 thì Bộ cho tôi đi Liên Xô làm Phiên dịch HTLĐ.
          Đầu tiên là Hội đồng xét tuyển Ban (thành phần BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên, Trưởng phòng hành chính, Phó Ban Bí thư đảng ủy ký xét vào văn bản đồng ý, thông báo Bảng lấy ý kiến nhân dân.
          Anh Trần Văn Minh Bí thư đảng ủy, Phó Ban  ký cho đi.
          Không ai phản đối. Đi phiên dịch HTLĐ (Đội phó)
          Ban chuyển lên Bộ GTVT làm thủ tục đi.
          Cục HTQ Tế - Bộ Lao Động tuyển đi 6 năm 1989 - 1995.
          Ngày 8/8/1989 chúng tôi (nhiều Đội trong đó có 2 Đội của Bộ GTVT) bay sang Matxcova.
 
          2. Thành Lập Đoàn Đi
          Lúc này mấy anh em lên Vụ TCCB - Bộ GTVT đứng chờ bên ngoài cho Bộ chọn người. Riêng tôi được anh Nguyễn Thanh Thại chuyên viên TCCB Ban đi kèm. Vụ điện sang Cục HTQ Tế - Bộ Lao Động báo là tôi đã đến. Vụ báo là thủ tục Bộ GTVT sẽ lo đầy đủ. Nguyễn Ngọc Hà đi Đội phó nữ cùng chuyến. Hai chúng tôi cùng cơ quan Ban.
          Đắn đo một hồi 2 Đội trưởng được chọn ra là anh Nguyễn Văn Trác và Nguyễn Thế Du. Bộ GTVT có 4 chỉ tiêu đi.
          Anh Trác là Đội phó Công ty thuộc TEDI thân Ban. Lương anh 374 đ là cao. Anh có ba con, sinh năm 1947 già hơn cả. Đội của anh đang khoan thăm dò trên biên giới. Anh về lo đi.
          Anh Du là Kế toán Công ty Đường Sông Hà Nội sinh năm 1951.
          Anh Du khai học tiếng Tiệp mà tuyển hụt, nay đi Liên Xô cũng được. Anh ta thán mấy năm chạy chọt gần như không có việc làm, lương 310đ, nghèo, ba con.
          Tôi lúc này cứ tưởng Ngọc Hà ở cùng Vùng. Mãi sau mới biết đi cùng Đoàn thế thôi chứ sang đến Matxcova ai về vùng nấy, cách nhau 800 km. Ngọc Hà con gái thiếu tướng tôi không môn đăng hộ đối.
          Song chúng tôi là do cùng Bộ GTVT cử đi nên ngồi với nhau trong phòng chờ thân nhau mặc dù 1 số lãnh đạo vẫn ngồi chung công nhân và có người nam khoe được đi lãnh đạo đội nữ hẳn hoi. Đoàn đi nhiều Đội trong đó có 2 Đội của anh Trác và anh Du.
          Chuyến đi hai đội nam có 2 dịch viên nam anh Trác biết nhường tôi tăng cường Đội phó cho anh Du. Anh nhận 1 anh Đỗ Văn Ngoan người Thái Bình làm Đội phó.
          Cục Hợp Tác Quốc Tế - Bộ Lao Động ở Bờ Hồ số 5 Đinh Lê. Anh Tính lo Đoàn đi. Anh Tuấn lo Đoàn về cũng có mặt. Tôi nhận Quyết định đi Liên Xô 6 năm 1989 - 1995. Cục phó Lê Văn Danh ký.
          Anh Thại vẫn lo đầy đủ.
          Lên Chu Văn An làm Hộ chiếu. Xong tôi ra Vườn hoa con cóc - Bờ Hồ ngồi chơi 1 lát.
          Tôi để dành được 1 chỉ tiết kiệm liền lấy ra mua hàng mang sang. Em Dũng mua hộ. Hàng tốt được khen.
          Bố tối cho đi nhờ xe Motcovich sang Trạm Đông Anh - Cục HTQT tập trung.
          Hôm sau kiểm tra Hải quan xong, ăn cơm chia tay với Hải quan Hà Nội.
          Cục phó Cục HTQT có đến tận Trạm Đông Anh thăm nom. Anh Trác báo tên, dẫn đến gặp mà tôi sơ ý không thăm nom gì. Ông ta khỏe và uy vũ tôi nhát không dám gần.
          Kiểm tra vào sân bay như dặn tôi lấy sẵn 2 gói thuốc lá Hero đưa cho công an cửa khẩu.
          Mấy nữ thanh niên Nghệ An đi tiễn rất vui. Không biết tiễn ai mà mình coi là tiễn mình là được.
          Trong sân bay tôi gửi va li lấy ticke, xách tay thì đem vào máy bay. Thế là bay về Matxcova. Công dân Việt Nam bay cùng Đoàn rất đông, ai cũng mặc bộ bò trông đẹp mắt. Tôi mặc 1 bộ bò thấy đẹp anh em bảo đừng bán giữ mà mặc có nó có giá.
          Cơm hàng không dân dụng Soviet Airlines ngon nên mọi người hồi sức khỏe hẳn lên.
          Máy bay đậu nghỉ ở 2 nơi được xuống nghỉ 1 tiếng mới lên bay tiếp.
          Đến Matxcova ông Võ Kim Thanh Phó Ban Lao Động ra đón.       Chúng tôi làm thủ tục Hải quan ra khỏi sân bay vào thành phố. Người của Nhà máy cũng đến nhận quân.
          Quay đi quay lại mấy Đội nữ ra khỏi sân bay trước chỉ còn 2 Đội nam chúng tôi. Bà y tá Vùng và cô Liuda đón ở Ga hàng không Seremenchevo, Matxcova đưa đi ăn sáng.
          Khệ nệ va li, túi xách tay vào thành phố Matxcova chúng tôi đi tiếp về Nhà máy...
 
        3. Trạm Đông Anh
          Quay lại nói về Trạm Đônh Anh của Cục HTQ Tế - Bộ Lao Động là nơi công nhân kỹ thuật đi học nghề tập trung học chính trị trước khi đi. Xưa chúng tôi đi du học cũng tập trung tại Đông Anh rồi mới lên xe ca đi Thái Nguyên học chính trị. Vẫn là địa điểm cũ mà bề thế hơn nhiều.
          Mấy nhà cao tầng bê tông cốt thép, khu bếp núc, khu chứa hàng kiểm tra Hải quan, cổng bảo vệ.
          Tôi xách va li lên tầng 5 trên cùng. Ngủ không ngon song không nghĩ là anh em chưa quen nên hơi lạ. Đến một mình, anh Trác và anh Du vẫn không có mặt.
          Trước khi đi anh em mình nghèo nhếch nhác lắm. Tiền phải dành mua hàng đem sang, sống hà tằn hà tiện. Công nhân đi người của nhiều cơ quan lộn xộn.
          Hôm sau sáng dậy anh Bùi Đăng Trụ công nhân Đội 15 khoe kinh qua Trưởng Công an Phường, dọa sẽ cho tôi làm dịch viên rồi xuống công nhân, đừng cậy anh Vinh làm gì.
          Hôm sau 2 anh Đội trưởng đến là nguồn động viên tôi, làm quen nhau với anh em đi. Thực ra chúng tôi lo đem hàng đi kiểm tra hải quan, lo đi ăn trưa với anh Hà phụ trách Hải quan, chia tay nhau.
          Vẫn là ăn tươi nên vui vẻ.
          Tôi thế là xách va li lên xe ca ra sân bay.
          Ra sân bay thì gặp Ngọc Hà đi Uaz ra. Hà đóng con mấy ông to xưa đi thẳng từ Hà Nội lên Đồng Đăng bằng xe Uaz.
          May mà chúng tôi lên máy bay an toàn ra đi theo thỏa hiệp với chính quyền trong nước.
          Hải quan Liên Xô nhiều khi gây rắc rối. Anh em Đội cũ nói có thứ hàng hóa họ không cho đem về Vùng đành gửi Hải quan họ giữ. Đem tiền nộp thuế họ mới trả.
          Anh em về Vùng theo phương án như sau:
          1. Hai Đội trưởng Đội 14 và Đội 15  và anh Ngoan Dịch viên - Đội phó Đội 14 và bà y tá đem một số về trước chuyến Matxcova - Donhetxco bay sáng.
          2. Số còn lại 33 người cùng Liuda và tôi về sau do chiều mới có máy bay về Donhetxco chuyến sáng hết chỗ.
          Chúng tôi đành đập 1 chai rượu Lúa Mới ra uống và để một số thứ làm vũ khí lo giữ thân. Đồ đạc để ở giữa cùng trông.
          Việc về sau này có khi lũ đầu gấu mà biết thế nào cũng xảy ra tranh cướp mấy thứ đem sang...
          Trong phòng đợi trong sân bay nội địa thời gian trôi chậm chạp. Số về trước là thoát. Chúng tôi chờ đến lượt.
          Chỉ sợ Hải quan họ đuổi theo bắt bớ.
          Thế rồi cũng lên được máy bay. Dacota cũ rích bay chậm như rùa.
          Nửa đêm thì đến Donhetxco. Gần sáng rồi. Tìm mãi mới thấy cái va li cũ của tôi trong khoang hàng hóa. Băng tải đùn ra hai bên cuối dây chuyền mấy va li cũ và thùng đóng hàng của anh em.  Không biết ai xỏ lá tôi cắt quai va li. Thế là đành vác lên vai không xách tay. Khệ nệ bê lên xe buýt về Ký túc xá.
          Ông Bungacop đi đón ở Donhetxco đem hoa đến tặng Liuda. Ông không thấy tôi đảo mắt tìm. Tôi ngồi bên dưới một chút khẽ chào:
          - Dobrưi vecher (chào buổi tối) tôi nói
          - Lên trên này mà ngồi chứ, ông nói
          Ông đưa anh em theo xe buýt về Ký Túc Xá rồi mới về nhà.
          Liuda là vợ Sếp mà.
          Tắm nước nóng, ăn tối, nhận phòng và ngủ.
          Hôm sau có tin báo trung úy Nguyễn Văn Kháu có biểu hiện hoang tưởng. Anh ta là sỹ quan công an thấy về Vùng xa xôi thì lo phát ốm.
          Khi thấy đến thành phố 38 vạn dân thì mọi người hết ốm và hoang tưởng ngay.
 
 

          4. Vùng Gorlopca


          Thành phố Gorlopca thuộc tỉnh Donhetxco, CH Ukraina, Liên Xô có 15 đội CN KT Việt Nam. Nhà máy cơ khí mỏ Gorlopca mang tên Kirop là Nhà máy thuộc Bộ Liên Bang. Nhiều đội CN KT lần lượt sang làm việc.
          Một số hết hạn về nước. Đội 1, 2, 3, 4...
          Công nhân thợ cơ khí mỏ nghề khoan, tiện, chuốt, phay, thợ cơ khí... Nhà máy sản xuất máy khai thác than đá.
          Bên ta khu mỏ than tỉnh Quảng Ninh là cùng nghề khai thác than đá.
          Vùng trưởng Nguyễn Tiến Hóa làm nhiều năm được rút về Ban Lao động VN ở Matxcova.
          Vùng trưởng Phạm Công Hạ nguyên là Phiên Dịch đội 11 lên thay.
          Đội trưởng đội 13 là ông Thái Đào lớn tuổi. Ông là Chủ tịch công đoàn Vùng.
          Đội trưởng đội 14 Nguyễn Văn Trác là người của Bộ GTVT cử đi và nguyên của TEDI (Viện thiết kế GTVT.)
          Đội trưởng đội 15 Nguyễn Thế Du mới là đội của tôi. Tôi là đội phó đội 15.
          Anh Trác không hiểu sao chuyển tôi sang cùng anh Du mà không để là đội phó đội 14 như Cục HTQT xắp xếp.
          Lúc thay nhân sự là trước khi bay sang Matcova. Anh Trác báo với tôi là cho tôi sang với anh Du. Anh Du Đội trưởng Đội 15 trẻ hơn sinh năm 1951.
          Ký Túc Xá Thanh Niên, Nhà 19A của Đội 12, 13, 14, 15. Khoảng 200 công nhân. Ký Túc Xá thuộc phường số 2 Quận Trung Tâm.
          Thành phố Gorlopca 38 vạn dân.
          Quay lai việc Vùng trưởng Phạm Công Hạ.
          Anh Hạ cao dong dỏng khỏe mạnh và vũ dũng. Anh đón anh em về Vùng, lo học tiếng, học nghề và khá uy tín. Song không hiểu vì sao lại để xảy kỷ luật mất chức.
          Việc này xảy trước khi tôi bi kỷ luật. Giám đốc Bungacop báo là có đơn từ công nhân kiện anh Phạm Công Hạ khai nhận 3 xe máy Minxco của 3 công nhân tiêu chuẩn mua cho mình và mua đứt của họ. Việc này vỡ lở, anh ta nhận trách nhiệm.
          Ông Bungacop quyết định kỷ luật cách chức, hạ tầng công tác.
          Cách chức vùng trưởng xuống dịch viên HTLĐ Đội 12.
           Anh Khoát dịch viên Đội 12 lên Vùng trưởng.
          Về chính quyền là như vậy.
          Công nhân làm 3 năm được đóng 1 thùng hàng gửi về nước. Được về phép thăm Việt Nam. Sau 6 năm thì về nước luôn với thùng hàng thứ 2.
          Nhà máy cho mua một số như 1 tủ lạnh, 1 xe máy phân phối là tiêu chuẩn của công nhân sau khi hết hạn 6 năm học nghề.
          Sau khi bầu đảng ủy thì anh Hoa lên bí thư, anh Khoát phó bí thư được bổ nhiệm Vùng trưởng thay anh Hạ.
          Anh Thái Đào, Trác, Du ... lên ủy viên đảng bộ vùng.
          Tôi ngoài đảng bị đẩy về nước trước hạn (13/3/1990).
          Anh Khoát lo cho tôi về nước.
          Tiễn lên Matxcova.
          Thế là anh Khoát lên Vùng trưởng. Anh người Thanh Hóa.
          Ngày 24/5/1990 tôi bay về Hà Nội.
          Thế là hết.
          Vùng Gorlopca tôi đến từ tháng 8 năm 1989 đến 5 năm 1990 thì về nước.         Nhiều kỷ niệm..
 
 

          5. Đồn Công an phường


          Đồn Công an phường số 2 là vài phòng ngay trong trụ sở phường trong một ngôi nhà có nhiều phòng. Ông Maiakin đại úy là Đồn trưởng. Ông đã già, có ô tô đi. Thượng úy Bogdan là người cùng Đồn.
          Hai người trông coi an ninh trong phường.
          Trong Danh sách Hội đồng nhân dân phường tôi thấy có cả quan chức nhà máy tham gia. Khuôn viên Nhà máy rộng nằm trong phường số 2.
          Ông Chủ tich phường số 2 là một cựu chiến binh. Cũng quãng đại tá là ít. Ông từng trải nhiều hiểu biết được mọi người kính trọng.
          Trụ sở Ủy ban nhân dân phường số 2 nằm trên phố Thanh Niên đi về phía ký túc xá thì nó bên trái đường. Con phố đâm vào chính giữa ký túc xá. Đến cổng thì đột ngột rẽ về hai bên theo khuôn viên ký túc xá. Bên trái đi xuống 1 con dốc dài, bên phải đi vòng ra sau ký túc xá đi tiếp thành hai hướng...
          Nhà an dưỡng đường, bể bơi, nhiều tiện nghi của nhà máy lớn ở khu vực phụ vụ ngay tiện lợi. Nghỉ ngơi giải trí không phải đi xa.
          Thành phố là niềm tự hào của công nhân Việt Nam. Những công nhân ở thành phố được bạn bè ở Donhexco... đến chơi bình đẳng, nhiều thành phố ngang hàng nhau, ngang tỉnh lị.
          Tôi hay ra trụ sở ủy Ban gần Đồn công an phường ngồi chơi.  Phòng khách của phường có ti vi ai xem thì xem. Đội phó cũng không nhiều việc, ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật đến chơi luôn.
          Tôi về sớm anh em tiếc lắm. Sợ tôi nghèo anh em mách tôi đi nhặt ve chai thế nào họ cũng để cho ngày vài chai bia uống hết...
          Song tôi không dám làm mất sỹ diện mà vẫn sống như Đội phó. May có 2000 rup đem sang và tiền lương 7 tháng đem tiêu dần...
          Sau này Hằng ve chai thân tôi để nhắc nhở lúc bĩ cực mất việc làm đôi khi phải đi nhặt ve chai.
          Không có nghề khổ lắm. Anh Tổ trưởng dân phố đi cắt tóc, anh đi lái xe hơi, họ có nghề làm ra. Mình trí thức chỉ biết dựa cơ quan.
          May có ba đồng lương hưu đem ra ăn. Vui.
          Thế là soạn thảo ra mẩu chuyện đóng giả đang đi làm...
          Mấy cụ trong Hội Người cao tuổi muốn tôi ra ứng cử Tổ trưởng dân phố, phường thuê gần 1 triệu 1 tháng. Tôi chưa dám nhận lời.
 
 

        6. Học Ngoại Ngữ và nghề

          Ngay sau ngày đến Ký Túc Xá là vừa tiến hành kiểm tra lại sức khỏe cho anh em, vừa chia lớp học Nga văn. Hai Đội chia làm 10 lớp học ngay.
          Trong Nhà máy có một tòa nhà cao tầng cũ taafg trên cùng không dùng. Thế là các phòng dành cho các lớp Nga Văn. Ba anh em chúng tôi giữ ba lớp. Còn lại mời lãnh đạo Đội cũ phụ trách hộ.
          Học 2 buổi liên tiếp. Thứ bẩy, chủ nhật nghỉ. Thời gian này ăn lương học viên mọi người như nhau. Đội trưởng Đội phó mới ăn lương thời gian.
          Quần áo ấm được phát và đến Sum nhận. Sum là Bách hóa Tổng hợp, kho quần áo cấp và tính tiền Nhà máy trả.
          Tôi được giày Đông và giày thu. Áo măng tô, mũ lông, khăn len. Rất quý.
          Cô giáo dạy Nga Văn già và là người Nga.
          Cuốn Nga ngữ cho mọi người.
          Lúc này anh em cũ mới đến xem hàng tôi đem sang. Họ tính thành tiền hời cho tôi và mua đứt. Tôi không thích bán lẻ nên bán xỉ cho anh em cũ người Hải Dương.
          Thế là tôi có 2000 rup. Lương tháng nữa. Chi ăn tiêu dè sẻn và tiết kiệm đem về nước.
          Anh Phong và anh Oanh ở Matxcova thư đến thăm nom. Tôi muốn tự lực cánh sinh và ai ở nguyên đấy. Khi cần mới đi lại thâm nom nhau.
          Mấy tháng liền học Nga văn, anh em dần dà nói được tiếng Nga và giao tiếp với người Nga. Mấy người nói khá hơn do đã học trong nước nhưng vẫn không dám tranh Đội phó như khi mới sang hống hách.
          Tiếng Nga tôi từ khi về nước năm 1978 có dịch cho giáo sư Leningrat sang Khoa Thủy Lợi công tác về dự án Thủy điện Trị An 1 tiết cho sinh viên công trình, dạy 1 số tiết tiếng Nga chuyên ngành Hóa cho 4 sinh viên Tổng hợp Hóa thành phố Hồ Chí Minh, dạy Nga ngữ cho mọi người cho trẻ em Nhà C2 Kim Liên do bà Toàn tổ chức, Phiên dịch thực tập sinh năm 1984 ở Gulkevichi, tỉnh Krasnodar, CHLB Nga cho Đoàn 20 người thực tâp sản xuất tà vẹt bê tông của Nhà máy bê tông Thăng Long - Tổng Công ty Thăng Long.
          Thành ra so với lớp tiếng Nga mà 2 Đội trưởng chưa biết tiếng phụ trách thì mình chưa thua.
          Sau học ngoại ngữ công nhân chuyển sang học nghề.
          Trường công nhân kỹ thuật của Nhà máy ở bên kia con phố cắt chia 1 bên là Nhà máy cơ khí Mỏ, 1 bên là Trường Công nhân kỹ thuật.
          Các lớp Nga văn nay lại học nghề không thay đổi quân số.
          Dịch nghề khó hơn nên chỉ dịch viên và anh em học ở Liên Xô về mới dịch được. Thành ra bố trí học nghề cả chiều để anh em dịch viên theo dịch cho hết các lớp.
          Tôi vất vả theo dịch, cũng có vào viện nằm 1 tuần sau khi bế mạc học nghề 2/1990.
          Khi lên Matxcova làm thủ tục về nước tháng 3/1990 có ho ra máu nên không dám ở lại mà xin về nước ngay (chớm ốm).
          Hai trường hợp sức khỏe yếu về trước hạn là do có bệnh giấu đem sang Nga.
          Họ rất lạ là giấu bệnh đem sang Nga mà lại đổ cho là do bệnh viện Thanh Nhàn để xảy ra phải chịu trách nhiệm nhằm kỷ luật tôi.
          Người sai chính là bệnh nhân. Có bệnh không chịu chữa chạy trong nước cố giấu đem sang Nga bạn phát hiện chữa và trả về nước.
          Theo tinh thần nhân đạo thì phí chữa chạy và phí tổn máy bay về nước do Hiệp định chi trả. Song bệnh nhân về nước bị thanh toán ra khỏi cơ quan.
          Anh Đặng Ngọc Huệ bị ho lao
          Anh Lê Ngọc Vân bị giang mai.
          Cũng tùy theo, có người cơ quan nhận lại đi làm như thường.
          Trường hợp tôi Đội phó Đội 15 về nước bị phạt vé về.
            Sau khi học có làm Lễ bế mạc lớp học ngoại ngữ và nghề. Chuyển làm công nhân XKLĐ. Đúng là lúc này bạn đào tạo Đội phó làm việc theo xưởng, theo ca cùng công nhân, làm gián tiếp...
          Chẳng bao lâu là tôi về mà không tham gia nữa.
 
 

          7. Ba trường hợp về nước


         
Đội 15 có tôi mãi 23/5.1990 mới bay về nước, trước tôi có 2 trường hợp về nước mà tôi là Đội phó tham gia giải quyết thủ tục về nước.
          Anh Đặng Ngọc Huệ là nguyên thượng úy công an sang làm việc là đảng viên đảng CSVN. Song lúc này anh Hồ Sỹ Trúc (2 anh đều người Nghệ An) lên Bí thư chi đoàn là đối tượng đảng, tôi là Thư ký công đoàn Đội 15. Anh Trúc rất khỏe, có gia đình ở trong nước. Anh có tài may quần bò.
          Thế là anh Huệ thượng úy là cấp cao nhất trong số anh em công an sang làm việc được bạn giải quyết vào bệnh viện chữa ho lao và về nước. Tôi đưa anh lên nhập bệnh viện tỉnh Donhetxco.
          Anh Huệ có đưa tôi mẩu giấy có tên mấy cô gái ở Donhetxco là nữ công nhân Việt Nam mà tôi không nhận, sợ vi phạm. Hà Nội là nơi khó kiếm việc làm và hộ khẩu khó nhập. Gia đình xây dựng với nữ Nghệ An là khó kết quả. Bố mẹ tôi có ý muốn gả cho người Bắc.
          Thế là anh Huệ về nước, anh Trúc ở lại. Song anh cũng không muốn cho tôi yêu mấy người khác tỉnh. Thế là anh xuống đập cửa không cho tôi ngồi chơi với 2 công nhân nữ Nghệ An.
          Tôi chưa có gia đình, biết là anh vi phạm mình mà không nói được. Đằng nào cũng không cho phép công nhân xây dựng gia đình trong thời gian HTLĐ.
          Như vậy mình tìm hiểu thì cũng chỉ khép hờ cửa mà không được khóa từ bên trong. May là có 2 nữ nên anh ta không làm gì được.
          Vụ ném đá vỡ cửa kính nhà Irina cũng do công nhân ta gây ra. Họ tiếc tiền sợ tôi nghèo dành giải quyết cho về nước vì chỉ là quan hệ mua bán dâm tốn kém để sống chung sẽ nghèo không tương lai.
          Về sớm đi làm xây dựng trong nước là hơn.
          Đại sứ quán Việt Nam hạn chế quan hệ với nữ  Liên Xô.
          Thế là sau khi anh Lê Ngọc Vân chuẩn úy bị giang mai lên bệnh viện tỉnh Donhetxco chữa khỏi về nước là trường hợp tôi bị kỷ luật về nước.
          Họ nói là bệnh viện Thanh Nhàn để xảy 2 trường hợp sức khỏe yếu về trước hạn là bố con tôi liên đới.
          Tôi nộp tiền về nên mới thoát và cũng không thấy bố bị gì. Ông được giữ lại thêm 2 năm 1992 thì xuống Trưởng khoa. Năm 1993 ông mới lên Giáo sư, năm 1995 ông nguyên giáo sư, tiến sỹ y khoa nghỉ hưu.
          Tôi đi làm tiếp, năm 1992 lên 359 đ (Dê lớn) , năm 1993 cưới vợ, 1994 sinh con gái.
          8. Trường hợp tự chữa
          Một hôm có 1 công nhân cởi quần tây và cho tôi thấy 1 vết thương khá nặng.   Đấy là 1 vết loét ở mông to và có thể anh ta rất đau. Sau đó anh ta mặc quần vào.
          Không thấy công nhân này đề xuất gì. Tôi ngạc nhiên:
          -Cậu mà không xin tớ đưa vào bệnh viện chữ à? Dại thế? Tôi nghĩ.
          Tôi cũng không bắt bớ gì.
          Một thời gian trôi qua, anh ta kiên nhẫn chịu đựng.
          Tôi quên mất tên và không nhớ ra mặt anh ta nữa...
          Ông bác sỹ cũng biết, ông nói:
          -Thôi, để anh ấy tự chữa lấy cũng được. Nếu chúng mình chữa thì anh ấy sẽ phải về nước. Mà cũng có phải ai cũng được về nước ngon lành đâu? Như phạt vé máy bay, ra khỏi lực lượng chẳng hạn?...
          Thế là tôi đành về nước tránh trách nhiệm với anh ta.
          Thương nhau mà không dám nói ra.
          Xưa tôi cũng sang Liên Xô với 1 vết hắc lào, mãi nó không khỏi cho. Ngứa, khó chịu. Không dám vào viện chữa...
          Sau nó tự khỏi. May quá.
          Năm thứ 2 tôi bị đau đầu quá. Bệnh viện chuyển đến nơi mới xây nhiều tầng. Tôi nghi thiên đầu thống. Không vào viện.
          Thế là đành giảm cường độ học tập đi, tránh bệnh nặng thêm,
          Nó may qua khỏi... Tôi thoát.
          Song trí nhớ giảm sút, khó thuộc lòng hơn.
          Tôi cậy suy diễn giỏi để theo logics mà trình bày vấn đề, nhớ nội dung là được.          Bà giáo Nga văn hay đọc ba lần bắt chép lại nội dung bài khóa.
          Hồ Thị Hà nhớ từng câu văn bà giáo đọc, rất giỏi, thuộc lòng. Tôi chỉ ghi nội dung áng chừng, thua.
          Song tôi biện luận giỏi những bài ra đề biện luận.
          Sống 6 năm ở Liên Xô về nước chỉ khớp qua loa là may.
          Ngày 24/5 là kỷ niệm 26 năm tôi về nước lần cuối cùng.
          Từ 24/5/1990 - 24/5/2016.
 
 

          9. Vụ mất trộm

 


            Đấy là vụ mất trộm tiền của công nhân trong ký túc xá. Đội 15 chúng tôi ở tầng hai an ninh khá tốt. Song kẻ trộm đột nhập vào cửa ra vào và lấy đi nhiều tiền rup của một công nhân tên là Quân.
          Hiện trường vụ trộm là phòng ở của ba công nhân. Chiếc va li da trên giường bị dao sắc rạch toang. Tiền ở bên trong bị mất.
          Tủ con tumbochka bi cạy mặt sau. Nó chỉ là một tấm cát tông bìa cứng. Tủ cũng bị trơ đáy không còn đồng tiền nào.
          Quân khai toàn bộ số hàng anh ta đưa sang mới chuyển thành tiền, gần 5000 rup.

            Chúng tôi gọi điện thoại cho công an bạn. Họ sang.
            Ông Lubichep là đại úy công an quận Trung tâm. Thường vụ nào lớn là Công an quận vào cuộc ngay.
            Xem lại những vết dao rạch va li da, tủ con tumbochka mất mặt sau...dấu vết khả nghi để lại chẳng có gì.
            Lubichep viết tờ khai mất trộm. Mọi người ký vào để anh ta làm thủ tục điều tra xét hỏi vụ án...
            Tôi và Quân được gọi lên trụ sở Công an quận. Họ hỏi cung Quân. Anh khai là có đem hàng sang và bán đi mới có nhiều tiền như vậy. Đánh mất mất rồi, nhờ công an bạn tìm hộ.
            Phải nói anh ta có nhiều tiền. Tôi mà cũng chỉ có (đem sang) chừng 2000 rup.
            Tôi liền đem tiền gửi ngân hàng. Sợ mất tiếp.
            Nhà máy chuyển Quân sang làm thợ khoan cho đỡ vất vả, phòng tai nạn lao động. Tâm thần anh ta hoảng loạn, tiếc.
            Anh em trong ngành công an nên công an bạn động viên nhau. Mới cởi quân phục mặc áo công nhân được có mấy tháng.
            Nghi là anh em công nhân khu Zakanal là số đến trước.
            Anh Phạm Công Hạ Vùng trưởng nói vu vơ là chắc lại làm đám cưới chui?
            Họ (công nhân Việt Nam) trấn nhau cưới vợ Nga chui...
            Thế mà cho đến khi tôi về nước vụ này vẫn chưa tìm ra.
            Tôi may lần đi sau Nga không mất gì. Bỏ tiền ra chi việc nào thì của mình việc ấy.
            Mất trộm là người ta tiêu tiền của mình, tức lắm.
            Người ta nói là Quân đi lễ để làm Bộ trưởng theo đảng tên.
            Ông Trần Hồng Quân ấy mà. Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp.
            Song Quân công nhân và Quân Bộ trưởng khác xa nhau.
            Tôi thế là được công an Liên Xô biết là Đội phó Đội mất cắp. Đội 15.
            Thành phố Gorlopca xinh đẹp tuyết tan, anh em lo chơi bóng đá. Đội nọ đá đội kia.
            Và người ta quên dần vụ trộm 5000 rup. dù nó mệnh giá lớn...      

          10. Các Đội Phó
          Anh Nguyễn Văn Khoát nguyên là Đội phó Đội 12. Anh trúng cử đảng ủy viên, làm Bí thư Đoàn Vùng, hoạt động tích cực.
          Khi anh Phạm Công Hạ Đội trưởng lên Vùng trưởng thì anh Khoát lên Đội trưởng Đội 12.
          1. Đội 13 anh Nguyễn Khắc Hồng ngoài đảng làm Đội phó (1. là số Đội có Đội phó).
          2. Đội 14 anh Đỗ Văn Ngoan ngoài đảng làm Đội phó.
          3. Đội 15 anh Nguyễn Đông Sơn (tôi) chưa vào đảng làm Đội phó là Đội cuối cùng mới sang cùng Đội 14.
          Bốn Đội ở Ký túc xá Thanh nIên nhà số 19A phố Thanh Niên.
          Phố Thanh Niên là con phố đi từ nhà máy về ký túc xá. Đầu phố có cửa hàng thực phẩm Magazin Productov, cửa hàng rau quả, cửa hàng rượu vodka, quán bia hơi dọc phố.
          Nhiều nhà ký túc xá công nhân nhà máy dọc phố sống chung ấm cúng.
          Mấy Đội trước 8, 9, 10, ở Ký túc xá Zakanal khu chung cư cao cấp sâu trong thành phố.
                   8 Đội về nước rồi.
          Anh Hoa Bí thư đảng ủy Đội trưởng Đội 11.
          4. Anh Nguyễn Viết Mầm Đội Phó Đội 11.
          Đội 11 cũng ở Ký túc xá Thanh Niên 19A.
          Khi anh Hạ mất chức thì ông Giám đốc Việt Nam Bungacop bổ nhiệm anh Nguyễn Văn Khoát lên thay.
          Anh Khoát lên Vùng trưởng.
          Vùng khoảng 350 công nhân.từ Đội 8 đến Đội 15.
          5. Anh Phạm Công Hạ làm Đội phó Đội 12
          6. Anh Nguyễn Kim Tuấn trẻ làm Đội phó Đội 9 ở Zakanal
          7. Đội anh Đạo Đội 10 không có Đội phó.
          Thế là Vùng Gorlopca có 6/7 Đội phó đến 13/3/1990.
          Như vậy:
          Vùng Trưởng: Nguyễn Văn Khoát - Phó Bí thư đảng ủy Vùng Gorlopca
          1. Đội 9: Nguyễn Kim Bỉnh - Đội trưởng - Ký túc xá Zakanal -Tuấn Phó
          2. Đội 10: Quách Thiện Đạo - Đội trưởng - Ký túc xá Zakanal -khuyết Phó.
          3. Đội 11: Đỗ Văn Hoa - Đội trưởng - Bí thư đảng ủy Vùng - Ký túc xá Thanh niên - Mầm Phó
          4. Đội 12; Nguyễn Văn Mộc - Đội trưởng -Ký túc xá Thanh niên -Hạ Phó
          5. Đội 13: Thái Đào - Đội trưởng - UVĐB Vùng -Ký túc xá Thanh niên - Hồng Phó
          6. Đội 14: Nguyễn Văn Trác - Đội trưởng - UVĐB Vùng -Ký túc xá Thanh niên - Ngoan Phó
          7. Đội 15: Nguyễn Thế Du: Đội trưởng - UVĐB Vùng - Ký túc xá Thanh niên - Sơn Phó.
          Ngày 13/3/1990 có Quyết định thôi việc 2 Đội phó Ngoan và Sơn. Tôi Sơn về nước 23/5/1990.
          Chú anh Khoát làm ở Bộ Lao Động. Anh Khoát có cho địa chỉ cho tôi đến nhà nhờ vả xin chuyển công tác về Đơn vị cũ.
          Ông ta khai anh Ngô Đức Tập Trưởng phòng TCCB Cục HTQT để tôi đến làm việc.
          Ban còn việc làm cho tôi đến năm 2000.
          Sau đó tôi chuyển về Văn phòng Ban tăng cường làm việc tiếp đến hưu (2015).
          Thành phố Gorlopca là nơi tôi sống hơn 9 tháng thân thiết.
          Bà giáo Nga Văn là người thân Đội 15 có mời cơm nhà riêng. Bà có 1 cô con gái đã có người yêu.
          Bà đã già (quãng tuổi mẹ tôi.)
          Chồng bà đi cải tạo về (Thời StaLin xét xử ông đi về vài năm ốm chết).
          Nói chuyện mới biết họ sợ bố tôi cũng như chồng bà.
          May ông mất năm 2003. Thọ 76 tuổi.
          Quận Trung tâm có Bách hóa Tổng hợp, nhiều cửa hàng cửa hiệu , rạp xi nê sầm uất.
          Tôi hay đi xem phim giải trí.
          Chợ búa cũng là nhu cầu thăm nom của người Việt nam, hay mua bán. Đặt hàng vào kommicionưi Magazin (Cửa hàng đồ cũ) nhờ bán.
          Phương Đội viên cùng tên người em họ ở Matxcva thân tôi. Anh em hay đi chơi tìm mua hàng hóa đem về nước.
          Hàng hóa nhiều mà mình hay mua xe máy Minkho, xe máy Bocxod, tủ lạnh Xaratop, xe đạp, bếp điện, phíc đá, bàn là...
          Tôi mua 1 cặp Diplomat nay vẫn dùng được.
          Chia sẻ một số thông tin Vùng của chúng tôi Nhà máy cơ khí mỏ Gorlopca thành phố Gorlopca. Donhexco, Ukraina, Liên Xô.

 
 
 

                   11. Hiểu Nhầm

          Chuyện hiểu nhầm xảy ra giữa tôi và Tuấn có gốc xa xưa như sau:
          Tôi là Ủy viên Đoàn khoa Xây dựng thì Tuấn là Bí thư (1980-1982). Lúc này Tuấn là Đối tượng đảng, tôi là cảm tình. Anh Lê Văn Nam Phó Bí thư Đoàn trường vận động xin phiếu trong thanh niên khoa. Tôi kinh qua ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh trường đại học Xây dựng Kiev - Ukraina, Liên Xô (hàm nhỏ hơn ứng cử ủy viên Đoàn khoa).
          Song khi tôi ra Bắc Đoàn khoa (Tuấn)  nhường tôi Bằng khen về công tác thanh niên.
          Anh Lâm Tấn Thành lên Bí thư Đoàn khoa nhiệm kỳ tiếp theo. Tuấn rớt chưa vào đảng được ngay.
          Thế là anh Tuấn ở phòng Tổ chức cán bộ trường thấy tôi chuyển ra an toàn thì ghen đến bệnh việnThanh Nhàn nói xấu. Tôi biết là đảng tên anh ta không nhường tôi.
          Quay lai anh Nguyễn Kim Tuấn Đội phó ở Zakanal là Đội 9 của anh Nguyễn Kim Bỉnh. Hai anh đến trước nhưng đều ngoài đảng nên chỉ là lãnh đạo Đội. TUẤN ĐƯỢC ÔNG BUNGACOP quý nên một hôm đang ngồi trong Văn phòng Vùng trong nhà máy, ông Bungacop lo Tuấn dịch không cho dịch nữa mời về Văn phòng Vùng ngồi trực để tôi dịch thay. Tôi là kỹ sư tốt nghiệp ở Kiev 6 năm lại là Đội phó Đội 15 đang học nghề.
          Tôi sang trường công nhân kỹ thuật vào phòng học báo cho Tuấn. Anh ta miễn cưỡng về Văn phòng Vùng trực nhường tôi dịch.
          Thế là tôi mới dịch thêm được 1 số tiết.
          Nhưng khi về Văn phòng Vùng Tuấn lên cơn cáu tôi nói là anh ta sang trước, tôi sang sau tôi không có quyền đuổi anh ta...
            Sau này có một lần hình như hai phụ nữ Nga có bố trí trước tạo cớ để gây ra vụ ẩu đả trong ký túc xá nhằm để anh em công nhân đánh nhau với tôi. Sau khi vào phòng tôi làm khách, đầu tiên họ đòi ra bếp rán khoai tây ăn. Khi ra hành lang họ sang phòng công nhân chơi và kêu anh em gây sự. Thế là chúng tôi xô xát. Kết quả tôi bị đánh vào mũi chảy máu...
          Người đánh tôi là Lê Anh Tuấn công nhân Đội 14.
          Sau vụ này không có gì xẩy ra, anh ta vẫn làm công nhân, tôi thì sau một thời gian có quyết định kỷ luật về nước.
          Thế là Tuấn vẫn là người gây tôi để tôi phải về nước.  
          Anh Trần Trọng Mậu là người quê Nghệ An xin lên Thư ký công đoàn đội 15 thay tôi.
          Anh Nguyễn Thế Du được lên Đội trưởng kiêm nhiệm lên 1 bậc lương 220 rup.
          Tôi được bố trí về nước, về cơ quan cũ.
          Thế là tôi về nước.
          Hai anh Tuấn ở lại làm tiếp người Đội phó, người công nhân.
 

         

 

          12. Nhớ Lại Lần Ngất Của Anh Mậu


          Công nhân Trần Trọng Mậu Đội 15 người Nghệ An. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh chưa có gia đình. Tôi 34 tuổi rồi là xưa nay hiếm (độc thân) mà anh cũng thế. Không hiểu sao mà anh bị ngất. Chúng tôi đưa anh vào bệnh viện.
          Tuy không cao hơn tôi, Mậu rất khỏe mạnh. Anh thường mua hàng về, toàn nhiều và nặng. Từ xe Taxi anh bê xuống tầng 1 Ký Túc Xá, rồi bê dần lên phòng mình ở tầng 2.
          Trần Thị Xuân yêu anh ta. Xuân báo với tôi là cô nghe lời anh Mậu mà không nghe tôi. Cô có hàng bị giữ ở chợ (Bazar Ukraina) và phía bạn đòi xét xử. Cô sẽ phải thuê người dịch và bào chữa. Hàng có thể bị tịch thu, hoặc nộp thuế...
          Xuân nhờ tôi mà tôi không nhận lời.
          Mậu thì cũng hay nói xấu tôi. Anh ta đem chuyện Tết Mậu Thân ta hy sinh nhiều thua không giải phóng miền Nam ra nói xấu tôi (tộc Bác) và kể công Hồ Tùng Mậu cứu Bác khỏi án thời Bác ở Hải ngoại.
          Tôi có 2 người bà con ở Matxcova nên không lo. Vùng thì tôi có vi phạm gì đâu? Thành ra cũng thấy Mậu đắc ý mà tôi không vui.
          Sau Bùi Đăng Trụ, Trần Trọng Mậu xứng anh chị và ngang hàng. Hai anh ghen tôi được lên Đội phó.
          Cùng quê nên tôi quý nhau. Tôi nhờ anh bác sỹ cứu anh Mậu. Bác sỹ khoe anh ta khỏe mạnh, đáng tin.
          Bố vẫn bảo là cấp trên là Người Nghệ An là được.
          Nếu tôi xuống công nhân thì đổi cho Mậu lên Đội phó là hơn.
          Thái Văn Kim cũng tích cực tập võ.
          Nghệ An phải bảo vệ uy tín Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm. Họ là Đại sứ.
          Lương Đắc Lý thì thư sinh. Chúng tôi có mấy anh em.
          Mỗi lần Họp Đội là Đồng hương lại mời tôi mấy miếng thịt, chén rượu. Ăn để họp nói cho trôi chảy. Đỡ mệt.
          Anh Du Đội trưởng giao, giáo dục viên dự. Họp 2 Đội có khi ông Bungacop dự. Tôi nói sõi tiếng Nga, dịch được.
          Tôi cứ tưởng anh Thái Đào Đội trưởng Đội 13 là người Nghệ An. Anh khai người Hà Tĩnh.
          Nghệ Tĩnh cũng thân nhau.
          Thái Đào cũng tập võ...
          Chị Hồng Đội trưởng Đội nữ có thân chúng tôi và đi thăm anh Thái Đào nằm viện. Anh cũng bị ốm. Anh là Chủ tịch công đoàn Vùng.
          Khi tôi nằm viện một tuần chữa bệnh khớp xương anh cũng thăm lại tôi xã giao.
          Mùa Đông rét mướt ai cũng bệnh tật.
          Mùa hè dần đến, tuyết tan, mọi người tập luyện.
          Kỳ thi thể thao sắp bắt đầu...
          Tôi lại bắt gôn cho anh em đá bóng vào lưới. Thủ môn không phải chạy, đỡ mệt hơn.
          Ngày về Đại sứ quán, Mậu tiễn tôi. Tôi đi xe lửa cho an toàn. Cái va li giấy 7 rup của Mậu tôi chất hàng mậu dịch tha lên Matxcova (xin anh ta, vali của tôi hỏng và cũ, vứt sọt rác, mà mua không ra vì hiếm va li giấy bán).
          - Nhường cậu Thư ký công đoàn Đội. Tôi nói..
          .Thành ra không muốn quay lại Vùng mà đành quay lại là do nhờ bạn mua vé. Mậu và anh em lại phải chờ thêm 2 tháng tôi mới về nước hẳn.
          Lúc này tôi không phải vào Xưởng nên yên tâm đi bồ Irina, ai nhờ thì giúp, đi đặt com với Phương (là anh ta dạy nghề),..
          Quay lại việc tôi ngất .
          Hôm liên hoan với Công ty Vec tôi uống rượu trắng. Có chén cuối tôi hơi nghi.           Sau đó tôi bất tỉnh nhân sự.
          Tôi nghi bị đánh thuốc mê.
          Anh em điện thoại báo gia đình. Mẹ đùn cho vợ, vợ đùn không được bảo anh em chở về nhà.
          Lái xe Nguyễn Văn Tư người Thái Bình lái xe chở về nhà. Xe con cơ quan.
          Sau anh ta đòi bồi dưỡng.
          Vay 500K trả dần. May cũng trả hết.
          Biết thế thuê Taxi đưa về là xong.
          Tôi ngất ở chỗ làm việc nên việc chở về nhà là trách nhiệm cơ quan.
          Thế mà may tôi có số di động trên bàn cùng số cố định.
          Họ gọi gặp thân nhân..
          Thực là: "Khi vui thì vỗ tay vào
          "Đến khi hoạn nạn ai nào biết cho"
          Thế là nhớ anh Mậu bị ngất ở bên Vùng Gorlopca và tôi bị ngất ở Ban. Cả hai lần có khi đều do mệt quá. Tôi là do có uống rượu.
          Nay tôi đã giảm tửu lượng đi nhiều rồi.
          Trong cuộc sống, bạn bè chung sống, vui vẻ, cũng cần không quá chén.
          Song tôi biết nôn hết ra là khỏi. Sau đó ăn cháo 1 - 2 bữa...
          Anh Mậu không say rượu, không biết tại sao lại ngất?...
          Thế mới biết người ta nhiều khi xử thế rất kém. Chỉ một chút suy nghĩ, khéo một chút kết quả đã khá hơn mà không đạt, tiếc quá.
          Tất nhiên việc qua rồi thì thôi.
 
 

          13. Cô Giáo Dạy Sinh Vật


          Thành phố Gorlopca là nơi tôi ở có 9 tháng mà có những chuyện linh tính cả đời người.           Tôi kể câu chuyện về 1 cô giáo dạy sinh vật mà nay tôi có vợ cũng là giáo viên dạy sinh vật nhé.
          Đến làm Đội phó ở thành phố Gorlopca, chúng tôi hay được mời đi giao lưu với nhiều trường học trong thành phố.
          Trường Công Nhân Kỹ Thuật Của Nhà Máy là nơi gắn bó với tôi vì tôi được dịch cho giáo viên trong trường dạy công nhân ta.
          Giáo viên họ là những kỹ sư có khả năng sư phạm tốt. Chương trình học lý thuyết các nghề thợ cơ khí như: Thợ tiện, Thợ khoan, thợ chuốt, thợ phay... Tôi tuy là kỹ sư nhưng cũng không biết nhiều máy công cụ và nghề thợ mà nhà máy đào tạo.
          Tôi dịch cho thợ khoan. Chỉ dịch thêm cho lớp anh Tuấn mấy tiết.
          Dịch thi nghề lý thuyết anh em nhờ tôi nếu biết gì thì bổ sung lời vấn đáp cho họ họ sẽ cám ơn. Tôi cũng giúp họ đôi chút. Mọi người đỗ chỉ còn công nhân Nguyễn Văn Hình Đội 15 chưa đỗ. Anh ta bị gọi sang trường công nhân kỹ thuật trả thi lại mấy lần rất vất vả.
          Tôi được đi giao lưu trường cao đẳng và trường THPT.
          Trường Cao đẳng là trường có uy tín trong thành phố.  Sinh viên tốt nghiệp dễ được tuyển dụng và lương cũng đủ sống. Họ cũng giao lưu và thân thiện với chúng tôi.
          Anh Nguyễn Văn Trác Đội trưởng Đội 14 nhắc tôi là số giáo viên trong trường là môn đương hộ đối với tôi. Giao lưu cho khéo mà giữ thông gia sau này.
          Xưa tôi nguyên là giáo viên trường dại học, nếu ra Bắc xin xuống dạy trường cao đẳng cũng được. Chắc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thôi.
          Chúng tôi còn được đến trường trung học phổ thông giao lưu. Cô giáo đến Ký túc xá dẫn đường. Nhiệt tình nhưng trường xa, đi xe buýt mới tới. Nói chuyện cô báo là giáo viên dạy sinh vật.
          Cô không xinh nên tôi không thân.
          Song có ai đó nói với tôi là ở Hà Nội cũng có 1 cô giáo dạy sinh vật môn đương hộ đối với tôi chưa có gia đình. Nếu về mà quen nhau thì đừng bỏ lỡ.
          Thế mà đúng thật. Khi tôi quen nhà tôi bây giờ, tôi nhớ lại lời dặn của ai đấy bên thành phố Gorlopca và tìm hiểu Oanh.
          Nay tôi kể lại chuyện này không biết các bạn có tin không?.

          
 
 

          14. Quyết định kỷ luật

           
          Ngày 13 tháng 3 năm 1990 sau cuộc họp Lãnh đạo Vùng không có mặt 2 Dịch viên, ông Phó Giám đốc Bunlgacop AP phụ trách Việt Nam và Lãnh đạo Vùng đồng ý ký quyết định chấm dứt HĐLĐ với 2 dịch viên, đề nghị Đại sứ quán giải quyết về việc làm tiếp theo.
                   Quyết định của tôi như sau:
 

......(Phần căn cứ đề nhiều khuyết điểm mà bạn không muốn

 

 cho phía Việt Nam biết..............)

 
          QUYẾT ĐỊNH
         
 

1.     Buộc công dân Việt Nam, đồng chí Nguyễn Đông Sơn, thẻ No 530005, phiên dịch viên tiếng Việt, phải thôi việc khỏi nhà máy từ ngày 13/3/1990 do không thích hợp với cương vị đang giữ.

 

2.     Đại sứ quán Việt Nam có trách nhiệm bố trí công việc tiếp theo cho công dân Nguyễn Đông Sơn

 

                             ..............................................................

..............................................
 
          Tôi rất bất mãn là do đột ngột quá và từ việc đang làm việc tốt bỗng nhiên bị đuổi việc. Thật là bất ngờ. Thế nhưng tôi vẫn thanh toán với Nhà máy rồi lên Đại Sứ quán báo cáo.
          Sau khi nghe anh Khiết cán bộ Ban Quản Lý Lao Động báo là Nhà máy mà đuổi việc là phải về nước và dặn là về Vùng nhờ bạn mua hộ vé máy bay đem lên Ban nhận thủ tục về nước, tôi quay lại Vùng.
          Nghe anh em loáng thoáng là hễ có quan hệ bất chính với gái Nga là bị đuổi việc ngay, tôi ngượng quá. Công nhân nghỉ việc 1 tuần không lý do là bị đuổi việc.
          - Công nhân ta bị đuổi việc nhiều - Anh Thái Đào thư ký Công đoàn Vùng ta thán.
          Sau khi nghe tôi trình bày việc lên Sứ quán và ý kiến của Sứ quán, ông Phó Giám đốc Bungacop khuyên tôi viết đơn xin về nước trước hạn theo nguyện vọng cá nhân và hứa là sẽ hủy án kỷ luật đuổi việc nếu tôi chịu về nước mà thay bằng án kỷ luật cách chức (Ý ông ta là cho về nước làm kỹ sư tiếp)
         
           Nếu về nước làm việc tiếp thì phải về ngay. Tôi viết đơn ngắn như sau bằng tiếng Nga:
          -Đề nghị Nhà máy cho tôi về Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân càng sớm càng tốt.
          Ông Bungacop vui vẻ cất đơn và nói:
          -Thế anh định khi nào thì về nước?
          -Càng sớm càng tốt, tôi nói.
          Ông Bungacop gọi điện thoại lên Phòng Bán vé máy bay ở Kiev - Ukraina:
          -A lô, chúng tôi cần mua 1 vé Matxcova- Hanoi, chị xem bán cho chúng tôi càng sớm càng tốt.
          -Chỉ có vé ngày 23/5 về sau thôi. Đặt trước hết cả rồi.
          -Thế chị cho 1 vé 23/5 nhé? Ông Bun hỏi?
          -Chỉ còn vé hạng nhất hơi đắt, bà ta nói hơn 600 rup.
          -Không sao tôi mua, tôi nói.
          -Thế chị làm thủ tục đi, mai tôi lên Kiev nhận vé và nộp tiền. Ông Bun báo cho chị BÁN VÉ.
          - Tiền đâu, ông Bun hỏi?
          Tôi đếm tiền nộp cho ông ta. Lúc này Lãnh đạo Vùng vội ra làm chứng. Anh Thái Đào là Thư ký Công Đoàn Vùng.
          -Tiếc quá đắt gấp rưỡi là ít, anh ta ta thán.
          Tôi không nói gì. Thà trả ra còn hơn ở lại thêm tháng nào đói tháng ấy. Thực ra 1 tháng ăn hết có 60-70 rup là cùng mà mình ở lâu sợ anh em dị nghị.
          Thế là có 2 tháng nghỉ không lương ở Vùng. Bạn cho ở trong Ký Túc xá nguyên tiêu chuẩn Đội phó (mình lại ăn bớt tiền đem sang, nghỉ ngơi).
          Lên Matxcova vào Ban nhận quyết định 21/5 và bay về nước 23/5.
         
          15. Về Nước  
Sự kiện lớn trong đời tư của tôi 26 năm trước đây cho đến nay vẫn là đề tài tôi muốn kể lại chia sẻ với các bạn. Mỗi người chúng ta đa phần đi máy bay không nhiều, đặc biệt thời chưa có Vietnam Airlines thường bay theo máy bay của các Hãng hàng không nước ngoài.
Chuyến bay về nước từ Moskva chiều ngày 23/5/1990 về tới Hà Nội chiều 24/5/1990 có tôi. Tôi về nước như sau:
Chiều 20 tháng 5 năm 1990 tôi nguyên Đội phó Hợp tác Lao động cùng Vùng trưởng vùng Gorlopca Nguyễn Văn Khoát và 1 số công nhân đi cùng đáp xe lửa lên Moskva. Sáng 21/5/1990 đến Ga Đường Sắt Moskva thì ông Minh ra đón. Ông là Trung tá đang học ở Moskva, bạn ông Phạm Tư Oanh Đội trưởng là em rể tôi nguyên thiếu tá công an.
Oanh nhờ ông Minh ra đón
Chúng tôi chia tay ông Khoát và các bạn ông ta.
Tôi cùng anh Minh đáp Taxi đến ngay nhà người em rể tên là Phạm Tư Oanh, nguyên Thiếu tá công an đang làm Đội trưởng ở Matxcova. Đến gần nhà thì anh Minh xin về lo việc cá nhân không đi cùng thêm. Tôi dừng xe cho anh xuống và cám ơn anh. Nhờ anh mà Vùng biết tôi có bà con ở Matxcova.
Gửi đồ đạc ở nhà Oanh xong, tôi vội vã đi taxi lên Ban Quản Lý Lao Động Việt Nam thuộc Đại Sứ Quán làm thủ tục về nước.
Ban Quản Lý Lao Động Việt Nam tại Liên Xô tiếp tôi. Sau khi xem Hộ Chiếu, vé máy bay, họ cho tôi quyết định về nước do Ông Võ Kim Thanh Phó Ban Lao Động ký. Ông đề lý do là: "Sức khỏe và hoàn cảnh gia đình".
Ông Khiết phụ trách cán bộ Ban có hỏi tôi về Giấy xác nhận nộp tiền vé Máy bay của Nhà Máy. Tôi nói Vùng Trưởng có đi tiễn và không biết ông ta có xác nhận cho tôi chưa? Cũng không thấy ông ta đến Ban Quản lý Lao động Việt Nam.
Ông Tính cán bộ Cục Hợp Tác Quốc Tế Lao Động sang công tác. Tôi và Ông nhận ra nhau nhưng không thân nhau.
Ông Khiết chờ một lát không thấy ông Khoát đến quyết định cứ về nước rồi tính sau.
Ngày 22/5 Tôi đi gửi tầu bay chậm cái tủ lạnh đem về cho Bà Hương là vợ Ông Oanh.
Cuối giờ chiều tôi mới gửi xong. Về nhà thì Oanh để dành cơm tối. Thịt bò kho và cơm. Tôi ăn 1 bát cơm và số thịt bò lấy sức mai về nước.
Sáng 23/5 Oanh nhờ ông Phó Giám đốc Nga đi tiễn cho đúng thủ tục ngoại giao. Ông Du là công nhân của ông Oanh ra tiễn hộ. Tôi gửi xong hàng kèm theo người chỉ còn túi xách tay, vui vẻ lên máy bay.
Lúc này anh Du rất tốt đã ứng tiền trả do tôi mang 40 kg hàng xách tay nên thiếu tiền trả cước phí. Tôi mới đỡ mất lòng việc Đội trưởng Du hơi khó tính với tôi.
- Anh về báo cáo với anh Oanh thanh toán hộ tôi nhé. Anh Oanh là em rể tôi mà? Tôi nói.
Ra tiễn còn có Ông Võ Kim Thanh Phó Ban Lao Động, Ông Nguyễn Văn Khoát Vùng trưởng mới lên, Vùng Gorlopca cũng gửi lên máy bay số công nhân bị kỷ luật về cùng chuyến.
Tôi hỏi ông Khoát Giấy xác nhận vé máy bay, Ông ta không trả lời lờ đi.
Biết là không nên hỏi thêm nên tôi vui vẻ về nước trước. Tôi vào Nhà ăn Sân bay Seremenchevo (Moskva) ăn trưa và mua 1 chai rượu Sâm banh Nga về làm quà. Tiền rúp đã tiêu hết.
Thế là tôi bay về nước.
Chuyến bay này toàn công nhân ta về nước. Một số người nước ngoài (Hunggary) ở khoang hạng nhất với tôi. Hãng hàng không Nga phụ trách chuyến bay. Anh em khoang đồng hạng quý tôi lên thăm nom nhau vui vẻ.
Chiều 24/5 đến Sân bay Nội Bài, hai em Văn và Dũng ra đón, chúng tôi đi xe cứu thương cũ về nhà. Hải quan hình như đã kiển tra trước ưu tiên cho ra khỏi nhà ga hàng không ngay.
Công an cửa khẩu thu hồi Hộ chiếu, phát Giấy thu hồi hộ chiếu.
Vài tuần sau mới có Giấy báo nhận hàng gửi tầu bay chậm. Tôi ra Sân bay Gia Lâm nhận tủ lạnh về an toàn.
Mồng 2 tháng 6 năm 1990 sinh nhật Bố lúc này đang là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa Giám đốc Bệnh viện Than Nhàn Hà Nội Nguyễn Văn Xang 60 tuổi, chúng tôi đem chai Sâm banh Nga ra uống vui vẻ.
Bố được Nhà nước cho làm việc đến 65 tuổi nên cả nhà không lo việc ông về hưu. Ông tiếp tục làm Giấm đốc bệnh viện đến hết năm 1992.
Tháng 10 thì có Giấy xác nhận vé máy bay. Thủ tục chuyển về Bộ GTVT và tôi quay lại cơ quan đi làm tiếp...
Tôi do thủ tục xác nhận chậm đành nghỉ không lương 7 tháng. Song sức khỏe cũng khá lên để tiếp tục quay lại làm kỹ sư phòng Vật tư.
Ban Lao Động thì tôi chỉ gặp Ông Võ Kim Thanh Phó Ban, Ông Khiết phụ trách cán bộ và Bà Minh phụ trách công nhân. Vùng có Ông Nguyễn Văn Khoát Vùng trưởng.
Tôi là Đội phó.
May Ông Phan Văn Phong Đội phó ở Moskva là anh rể bà con có cho ở chơi 1 tuần và 1 bản đồ Moskva nên đi lại giải việc xong và về nước trót lọt. Tôi mừng lắm. Đồ đạc cũng không mất gì. Ông Phong khoe Đại sứ Nguyễn Mạnh Cầm và Trưởng Ban  Quản lý lao động Việt Nam là ông Đào Khải Hoàn đều là người Nghệ An.
Đã 26 năm trôi qua, nhớ lại lần về nước cuối cùng tôi vẫn thấy sao mà mình vượt qua được, vất vả thật.
Tôi cám ơn Ông Phạm Tư Oanh và Ông Phan Văn Phong, Ông Khiết giúp tôi về nước an toàn.
Câu Lạc Bộ Vầng Trăng Khuyết tổ chức OFFLINE "VÀO HẠ" vào đúng ngày chủ nhật 24/5/2015 làm tôi nhớ lại sự kiện này 25 năm về trước.
Chia sẻ với các bạn.
Chia sẻ:                  
Các bài khác: