Thứ hai, 29/04/2024,

Thời Sinh Viên (20/01/2016)
Ảnh lớp học Nga văn năm dự bị đại học
 
Chương I: Ba năm đầu 8/1972 - 8/1975
          1. Mấy lời nói đầu.
         
Tôi viết cuốn Tự truyện "Thời Sinh viên" ghi nhớ 6 năm học ở Kiev-Ukraine từ khi lên đường 8/1972 đến khi về nước để đăng trang Facebook "Chi Hội Kiev Việt Nam...". Tôi xin phép đăng dần cho bạn đọc và cùng chia sẻ những năm tháng tươi đẹp sống ở Kiev từ 8/1972-8/1978 của chúng tôi.
Đây là dữ liệu xa xôi thời Liên Xô cũ mà chúng ta kết hợp đăng và chia sẻ. Trường Đại học Xây dựng Kiev (KIXI) là nơi đến học và Kiev là điểm đến.


          2. Cuộc Đi Xa
          Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp triệu tập chúng tôi đi học nước ngoài. Thành ra tên tôi bị gạch khỏi số sinh viên đỗ vào trường ĐHBK Hà Nội.
Tập trung ở Đông Anh đêm hôm xuất phát. Hôm sau phiên chế đi ngay Nơi này sau là Khu nhà cao tầng dành cho Lao động xuất khẩu trước khi đi nước ngoài ở tập trung nhận Đội và học chính trị.
          Xe ca đưa chúng tôi lên Đại Từ-Thái Nguyên ngay và dừng vào nhà dân ở học chính trị. Sau đó vài ngày đi tiếp theo Quốc lộ 279 lên Đồng Đăng. Lại ở học tiếp chính trị chờ lên tầu sang Trung Quốc.
          Tôi được chỉ định làm Phó đội lưu học sinh. Chia làm nhiều đội. Toàn 10C còn ở cùng 1 đội với tôi. Nhiều bạn 10C như Ngô Thu Hà, Phan Chiêm Hải, Nguyễn Thị Thanh Tùng, Nguyễn Thị Ngọc, Trần Thị Phước, Nguyễn Hồng Thúy, Nguyễn Thị Thanh Bình (8A)... đi cùng Đoàn. Chật mấy toa tầu hỏa.
          Trước khi lên tầu hỏa sang Trung Quốc mỗi người vét tiền mua 1 tô phở ăn rất ngon. Xong là đi.
          Anh lái tầu hỏa đưa sang một đoạn thì lái tầu người Trung Quốc lên thay, đã đến địa phận của Trung Quốc.
          Đất nước Trung Hoa rộng mênh mông và hiếu khách. Tuy nghèo song chúng ta vẫn cho lưu học sinh ăn cơm trên tầu đủ dinh dưỡng. Còn vài tệ mua nước cam uống, lưu niệm kéo con, cắt móng tay, bút kim tinh...
Bốn ngày đi qua Trung Quốc là vui. Lúc bấy giờ: "Việt Nam - Trung Hoa..." ấy mà.
          Song quan hệ Trung - Nga căng thẳng. Đánh nhau ở biên giới. Do đó đi qua thấy rất khủng khiếp. Tôi rất sợ. Hàng rào chống tăng dài hàng cây số, vọng gác cao mấy chục mét. Vùng trắng hàng cây số không một bóng chim.
          Người Nga lục soát thu hồi họa báo Trung Quốc và cho xuống tầu thay bánh rộng hơn để đi tiếp.
          Cơm bữa tiếp theo muộn mọi người đói lả. Bánh mỳ, canh dưa chuột muối trên lèo tèo giò thái chỉ. Ta vẫn tiết kiệm, song ăn rất ngon. Tôi có cảm giác đủ chất hơn cơm Tầu. Nga họ nặng về chất lượng.
          Thế nên Đoàn 60 người đến Kiev là chia cho mỗi người 10 rúp tiết kiệm tiền ăn để tiêu mấy ngày đầu. Vui.
          Ga Kiev rộng và nổi tiếng. Đi qua Ga về phía cổng sau có ô tô buýt chờ sẵn về Ký túc xá. Chúng tôi vào Hội trường Ký túc xá tầng một chia làm nhiều lớp. Tôi lên lớp trưởng. Lớp có mỗi 8 người:
1. Sơn, 2. Hùng, 3. Hải, 4. Hiện. 5. Khánh 6. Chiến 7. Một bạn từ Nghệ An 8. Nam
          Bà Emma Vaxilievna nhận chủ nhiệm lớp dạy Nga văn.
          Anh Tuyến sinh viên năm thứ 2 nhận đỡ đầu.
          Thế là chia chỗ ở. Hai người Việt ở chung với 2 người Ukraine. Bốn người 1 phòng, công trình phụ, bếp gar chung.
          Có nhà ăn cho sinh viên, cho công nhân, buphe ở tầng 1. Khuyến khích ăn cơm nhà ăn một năm.
          Học tiếng Nga ngay 2 tuần liền ngay trong Ký túc xá, chỉ học Nga văn.
          Học bổng 60 rúp phát ngay tháng 9 nên rất vui.
          Mỗi bữa khuyến cáo ăn không quá 50 kopech (1/2 rúp).

 
          3. Năm Dự Bị Đại Học
         
Tháng đầu tiên và năm đầu tiên học bổng là thứ mà chúng tôi dùng để sống hàng tháng có 60 rup. Chưa dám nấu ăn nên ăn cơm trong Nhà ăn của sinh viên hay Nhà ăn của công nhân. Dưa hấu bán rẻ, sữa hộp (giống sữa Ông Thọ), bánh mỳ, ... mua ăn trừ bữa là thường. Anh nào cũng khỏe lên nhiều. So với ở trong nước thì khẩu phần đã khá hơn nhiều.
          Bạn mua cho mỗi người quần áo ấm. 1 Áo măng tô, 1 bộ comple, 1 áo len, 1 khăn len, 1 đôi găng tay, 1 mũ lông, 1 đôi giày tây, 1 đôi giày Đông...  Gói quần áo ấm trong vòng 200 rup. Thật là quý giá.
          Năm đầu tiên là năm dự bị đại học. Học một tháng ở trong ký túc xá, sau đó lên phố học. Đi xe ô tô điện số 8 hay số 9 đều được. Tòa nhà của Khoa Dự bị đại học là một ngôi nhà cao tầng có nhiều phòng học. Chúng tôi học Nga văn, Toán, Lý, Hóa, vẽ kỹ thuật... vài môn thế thôi là xong. Nhẹ hơn chương trình phổ thông.
          Bà giáo dạy toán nể thằng Khánh nhất lớp. Nó giỏi toán, hình như trong nước đi thi học sinh giỏi toàn quốc rồi thì phải. Người Hải Phòng.
Phạm Quân, Trần Quang Điện lớp ASn sau này cũng là người Hải Phòng. Nay 2 người này vẫn đang ở Hải Phòng.
          Lớp của tôi có: Sơn (lớp trưởng), Hùng, Khánh, Hải, Hiện, Nam, Chiến và 1 bạn nữa quên tên. Cả thảy 8 người lớp dự bị đại học.
          Mọi người chăm chỉ học hành. Thầy dạy môn Lý là hắc nhất, là Phó Giáo sư. Môn Lý vì thế giải nhiều bài tập Lý khó. Thi Lý có bạn chủ quan như Khánh chỉ được 3 điểm. Tôi khá hơn cũng chỉ đạt 4 điểm...
          Thế mà thằng Báu ở Kishinhiop học Vật Lý hạt nhân, giỏi thật, chuyển tiếp sinh.
          Thi môn Nga văn Nữ được khen hơn Nam. Song tôi được 5 điểm như Toán, may thôi.
          Đang học thì chị Nhung từ Matxcova đến thăm. Chị ở nhờ nhà chị Mai ở Ký túc xá trường đại học Tổng hợp khá xa chỗ chúng tôi ở. Tôi theo chị đi xe buýt đến cho biết nhà và rỗi là đến chơi với nhau. Chị em đi vào trung tâm thành phố di dạo, xem triển lãm...
          Tôi có nghe lời ai đấy sang thăm Ngô Thu Hà học Khoa Dự bị trường Tổng hợp. Khoa dự bị thì ở gần nên tôi đến thăm dễ dàng.
Bạn cùng lớp 10C có Nguyễn Hồng Thúy. Song khác lớp dự bị.
Lớp tôi toàn Nam
          Bà Emma có cho đi tham quan Công viên (Vườn Thực vật), trong có nhiều cây táo và lê, mận hái ăn không ai bắt. Tôi hay để vào cặp đem về nhà.
Cũng có lần gác nông trang tóm tôi, tôi phải đỏ táo ra khỏi cặp trả cho họ. Họ đem chó theo, canh chống trộm.
          -Mấy quả này thì không sao, gác là chống họ hái trộm đem đi bán cơ. Ông gác nông trang nói đỡ lấy lòng.
          Thành phố Kiev rộng và đẹp. Đường phố có vỉa hè thoáng mát. Tôi có gặp Nguyễn Thị Thanh Bình là cùng lớp 8A với tôi. Bình sau về nước trước hạn bị kỷ luật.
          Mùa Đông đầu tiên chúng tôi ở Kiev nghỉ Đông không đi nghỉ. Hình như chương trình Nga văn lo học cho kết quả đã. Thỏa thuận như vậy với bà Emma Vaxilievna. Tuyết, rét thì đã có quần áo ấm và giày lông.
          Năm thứ nhất kết thúc. Hè chúng tôi về Nông trang lao động hái hoa quả. Làm 1 tháng liền.
          Tôi lên Đội trưởng Đội Lao Động Nông Trang. Anh em có đi đá bóng với đội bóng nông trang giao hữu.
          Thường là đá với nhau cho vui. Ở xa Kiev.
          Nông trang tặng Đội Lao động 1 giấy khen.
          Về Kiev, chúng tôi được đi nghỉ ở Nhà nghỉ Nhemirop tỉnh Vinhitxa 1 tháng.
          Bơi thuyền, bóng bàn, cầu lông, xem phim, ... giải trí.
          Cái Hường bị ốm phải nhập viện. Nó đúp 1 năm.
          Thế là Hồ Thị Hà mới được học năm thứ nhất với chúng tôi.
          Chia tay nhau. Thúy đi Peterburg học tiếp năm thứ nhất.
          Thu Hà đi Odetxa học trường đại học Bách Khoa.
          Tôi được ở lại Kiev học khoa ACn.
          Năm thứ nhất Dự bị đại học nhiều khi là năm nhiều kỷ niệm nhất là còn 60 người học cùng khóa. Sau này mỗi khóa có 8 người 1 Khoa cùng học với nhau buồn hơn nhiều.
          Năm Dự Bị trôi qua, chỉ có Sơn, Hùng, Hiện là ở lại Kiev học năm sinh viên thứ nhất khoa ACn trường KIXI.
          Các bạn: Hải, Khánh, Chiến, Nam... đi thành phố khác học tiếp năm thứ nhất.
          Chia tay Lớp tôi giữ được cuốn An Bum ảnh Đơn vị tặng lớp Dự bị Đại học vì là Lớp tưởng.
          Cuốn An Bum này nay hãy còn và đã cũ rích.
          Hiệp định Paris về Việt Nam ký kết đầu năm 1973, chúng tôi vui vẻ là Công dân Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp.
          Bên mẹ tôi có cậu Lý Văn Sáu dự Hội nghị Paris về Việt Nam là Phát ngôn viên Chính phủ Lâm thời CH miền Nam VN.


          4. Sinh Viên Năm Thứ Nhất Khoa ACn.
          Tám chúng tôi được giữ lại Khoa ACn (Tự động hóa sản xuất - xây dựng) là trong số 60 người học dự bị đại học ở Kiev. Số còn lại đi các thành phố khác học tiếp năm thứ nhất. Cái Hường nằm viện và được học năm thứ nhất sau 1 năm. Thế là 9 người được giữ lại trường đại học Xây dựng thì 8 người nhập học năm thứ nhất, 1 người nghỉ ốm.
          Mọi người luyến tiếc song đều phải chấp hành. Nhiều trường Đại học ở Kiev mà số tốt nghiệp khoa Dự bị đại học không ai được ở lại ngoài chúng tôi. Ông Nhu người của Sứ quán đến thăm Trường và có cám ơn Trường đã đào tạo chúng tôi xét đỗ và cho lên học năm thứ nhất. Tặng trường 2 cái tranh sơn mài.
Khoa Dự bị đại học của Trường Đại học Tổng hợp cũng ra trường. Thu Hà 10C đi Odetxa học trường đại học Bách khoa.
          Trong việc bố trí đi học tiếp ông Nhu lo cho từng sinh viên theo nhóm mua vé tầu và đi khỏi Kiev. Thúy 10C đi Peterburg.
          Chúng tôi được ở lại phấn khởi. Vẫn là cái Ký túc xá ấy, ký túc xá số 5, bốn người một phòng. Tôi ở với Phạm Quân. Lớp cũ còn Sơn (tôi), Hùng, Hiện.    Bổ sung Hà, Long, Quân, Điện, Triều là người ở các lớp khác.

          Tôi là lớp trưởng 8 sinh viên Việt Nam khoa ACN (Tự động hóa sản xuất xây dựng) trường ĐH Xây dựng Kiev khóa 1973-1978. Danh sách 8 người cùng lớp là:
1.     Nguyễn Đông Sơn (tôi) từ Hoàn Kiếm (Đống Đa), Hà Nội (gốc Nghệ An)
2.     Đinh Mạnh Hùng từ Hà Đông, Hà Nội (Hà Nội gốc)
3.     HỒ THỊ HÀ Từ Vinh, Nghệ An
4.     Trịnh Giang Long từ Nam Đàn, Nghệ An
5.     Phạm Quân từ Hải phòng
6.     Nguyễn Tiến Triều từ Đức Thọ Hà Tĩnh
7.     Trần Quang Điện từ Hải phòng
8.     Hoàng Văn Hiện từ Thái Nguyên (gốc Thái Bình)
          Tôi có thuận lợi là đoàn kết được những người cùng quê Nghệ An (Sơn, Hà, Long), Hà Nội (Hùng), Hà Tĩnh (Triều), Hải Phòng (Quân, Điện), Thái Bình (Hiện).
          Học Toán là Giáo sư dạy. Hùng học giỏi Toán nhất lớp. Hà thì học toàn diện. Cơ học lý thuyết thì Triều học giỏi... Tôi có nghiên cứu khoa học.
           Thầy có học hàm nhiều. Inoxop Giáo sư dạy Điện. Một Giáo sư Xmưxlop dạy thủy khí động lực. Nhe Traiev giáo sư dạy điện tử công nghiệp, Phó Giáo sư Pukho dạy Tự động hóa, Cơ học lý thuyết do Phó Giáo sư Dzuraven dạy... Đấy là tôi nói chung chung. Năm thứ nhất nhiều môn chưa học.
          Vẽ kỹ thuật cũng do Giáo sư dạy.
          Hiệu trưởng là ông Vetrop Iuri Alechxandrovich.
          Học bổng lên 70 rup 1 tháng.
          Mùa Đông trường cho đi tham quan Matxcova, đây gần như là một chương trình cho tất cả sinh viên năm thứ nhất người Việt Nam. Chúng tôi lại gặp nhau ở Matxcova trong Ký túc xá trường Đại học kinh tế Quốc dân Plekhanop, nơi Ngọc đang học năm thứ nhất. Thúy, Hà, Tùng... cùng gặp tôi ở nhà Ngọc.
          Ngọc khoe có người yêu rồi. Sau này Hà Odetxa, Tùng Peterburg đều khoe như vậy. Phước con gái ông Tế Hanh thì tôi đến nhà ở Peterburg mà không gặp...
          Thúy thì tôi nhường cho Bình người Vĩnh Phúc.
          Chúng tôi thăm cung điện Kremlanh, lăng Lê Nin...
          Thủ tướng Phan Văn Khải hình như nguyên sinh viên trường Kinh tế quốc dân Plekhanop.
          Thăm anh Cóng con rể dì Đô là nghiên cứu sinh ở trường đại học Tổng hợp Lomonoxop. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nghiên cứu sinh của trường này.
          Trời rét. Tôi thấy may mà mình học ở Kiev có ấm hơn,. Matxcova rét quá.
Khu thể thao Luznhicki của Matxcova rộng nằm trên đường đến trường đại học Lomonoxop có bể bơi, sân vận động..., trông rõ từ trên xe buyt.
          Một chuyện xúc động là khi mình đi trong Lăng Lê Nin có bị hụt chân ngã, anh Hồng quân gác kịp thời đỡ dậy lúc chưa ngã và tranh thủ xem trong túi có cái bao kính hơi cộm. Cả hai đều ngượng. Kính đeo cũng không rơi. Ông Lê Nin mặc comple đi giày nằm trong lồng kính không cao và đậm người.
          Nhiều người có công được chôn ở chân thành Kremlanh sau lăng cho chúng tôi đi qua viếng.
          Thủ đô Liên xô cũ là nơi lần nào đi công tác sang đều xuống máy bay ở sân bay Seremenchevo và được nghỉ lại tham quan vài ngày trước khi về địa phương làm việc.
          Cung điện Kremlanh là nơi công cộng cho du khách vãng lai thăm khi đi công tác qua.
          Chính phủ Liên Bang thì vẫn làm việc bên trong. Thỉnh thoảng thấy xe con các tướng phóng qua. Họ khoe sao.
          Tham quan Maxcova xong thì quay về Kiev học tiếp học kỳ 2.
          Năm thứ nhất chúng tôi học giỏi. Thầy cho điểm toàn 5 (10) lấy lòng. Năm học 1973-1974.
          Tháng thực tập lắp điện nhà chung cư, chúng tôi lắp ổ cắm điện, công tắc...nhà cao tầng. Thợ cả người Nga mới được lắp công tơ cho các hộ trong tầng.
          Hùng sơ suất làm mất ngay cái kìm điện mới được phát thế là hết cả hy vọng. Làm mất công cụ lao động là bị nhắc nhở ngay, may không phải đền.
          Việc này trường không biết là do thợ cả giấu hộ không làm ồn ào.
          Đại sứ quán khen. Trường cho đi nghỉ Odetxa 24 ngày liền.
          Lúc này Hà có cảm tình, thích đi ngắm mặt trời mọc trên biển...
          Tôi nhường cho Hùng, anh ta nghe lời yêu một dạo. Tiến Triều cũng sa vào tình cảm với Hà. Cô ta khỏe, học giỏi, song bố mất về Việt Nam chịu tang rồi sang học tiếp. Chạy chọt giỏi phết. Sau này Hà lấy anh Trì cựu sinh viên trường ĐH Tổng hợp Kiev.
          Tham gia cầu lông. Hà đánh khá. Bóng bàn, Cờ vua, bơi biển Odetxa rất vui. Tôi chơi được.
          Mọi người đều khỏe lên trông thấy sau nghỉ hè.
          Thăm Ngô Thu Hà ở đại học Bách khoa Odetxa. Thăm Hậu, Huệ và các bạn học trường Đại học Xây dựng Odetxa. Có chụp ảnh chung. Làm quen 2 nữ sinh viên nhạc viện Odetxxa.
          Cô Alla Alechxandropna là giáo viên Nga văn. Cô dạy Nga văn luôn 5 năm sinh viên coi như cô chủ nhiệm.
          Là sinh viên năm thứ nhất tôi lo học, chưa dám yêu ai. Cũng chỉ được 2 năm đầu chưa biết tình yêu là gì.
          Tôi cùng anh chị em vui vẻ học qua 1 năm suất sắc.
          Đại sứ quán Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Matxcova tặng giấy khen.
          Liên Bang Cộng hòa XHCN Xô Viết do Tổng Bí Thư Leonit Ilich Breznhep người Ukraine cầm quyền.


          5. Sinh viên năm thứ hai ở Kiev
          Năm học thứ ba ở Kiev chúng tôi là sinh viên năm thứ 2 khoa ACn trường KIXI. Ba năm học thì năm học 1972-1973 chúng tôi là sinh viên năm dự bị đại học. Năm học 1973-1974 là sinh viên năm thứ 1 và năm học 1974-1975 mình là sinh viên năm thứ 2.
          Có học bổng 70 rúp 1 tháng nên lo học hành.
          Mùa Đông thứ ba sang năm 1975 chúng tôi đi nghỉ ở Nhà nghỉ Hemirop tỉnh Vinnhitxa mà năm dự bị hè đã nghỉ. Mùa Đông nghỉ vui hơn và được ở khu nhà cao tầng. Hè năm đầu tiên chúng tôi nghỉ ở khu biệt thự cũ từ thời Nga Sa Hoàng thấp hơn. Phòng cho 2-3 người có công trình phụ khép kín. Không có bếp do khu nghỉ mát có nhà ăn riêng.
          Tết đón xuân 1975, xuân đại thắng, chúng tôi đón với các bạn Mông Cổ. Cũng học nhảy slow, hôn môi nhau, yêu nhau. Song vẫn chưa vượt qua giới hạn. Hai nước cùng ăn Tết mặt Trăng âm lịch do trường KIXI tổ chức.
          Sinh viên quốc tế cùng nghỉ thì tụ tập ở sảnh khách sạn (Nhà nghỉ) liên hoan. Tất nhiên là chúng tôi ăn Tết riêng. Song có mấy bạn ra sảnh nhảy vì cũng có nhạc nhảy, một số thức ăn tôi mua ăn Tết thêm mới được mấy cậu Việt Nam sung công cho họ (số sinh viên quốc tế) vui vẻ. Thế là do đóng góp, tôi giữ được là cán bộ đoàn Thanh niên đơn vị (UV BCH Chi đoàn lưu học sinh trường KIXI) và Người đỡ đầu một lớp dự bị đại học. Mải vui họ đánh thó mất (chấn lột).
          Nhiều người bị kỷ luật về trước hạn vì vi phạm quan hệ như có thai đối với nữ sinh viên ta...
          Thế mà Hồ Thị Hà không có thai sớm không vi phạm.
          Chúng tôi cũng thế. Thực phẩm khan hiếm, tìm mãi mới mua được một ít lại bị họ sung công mất. Bụng lưng lửng thì khó làm tình. Song quan niệm trinh tiết cũng được giữ vững. Tức là tôi vẫn chưa hủ hóa được ai.
          Thế là học tiếp vui vẻ. Hè đi nghỉ Odetxa lần thứ 2 chỉ còn 12 ngày do học sút đi. Bạn giảm vé nghỉ 1/2.
          Tôi lên Ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh trường. Song chỉ được 1 năm thứ hai.
          Chúng tôi có đi làm thuê cho công trường xây dựng. Họ làm lại nhà máy, làm sân nhà cao tầng, đào hào đặt điện cao thế... Công tác đào và đắp.
          Cũng chỉ làm chừng 2 tuần thì vào năm học mới. Thanh toán không là bao nhiêu, song là đợt tập sức, tập lao động.
          Hè năm thứ 3 chúng tôi mới vào Nhà máy làm thuê, lương có khá hơn.
Không có sinh viên ở lại Khoa nhưng sinh viên năm dự bị tiếp tục học và đi các tỉnh và thành phố khác học tiếp. Cũng chưa dám yêu ai.
          Tôi lại được đỡ đầu lớp dự bị như anh Tuyến năm nào.
          Anh Hậu người Hà Nội là Đơn Vị Trưởng người Hà Nội thân tôi năm trên về nước trước có để lại cái máy ghi âm catset phát nhạc nhẹ nên chúng tôi học nhảy với nhau (với sinh viên Mông Cổ) trong kỳ nghỉ Đông. Cũng không phải là không cho phép nhảy mà cứ học thế thôi.
          Sinh viên năm trước cùng khoa có anh Bội, anh Thanh và 1 anh nữa. Họ học trên 2 năm. Chúng tôi là lứa tiếp theo có 8 người cùng khoa ACn với tôi và 3 người trên 2 khóa phái anh Bội. Phái anh Bội cũng tham gia văn nghệ trường.
Cũng đi thực tập sản xuất 1 tháng. Không nhớ làm gì cũng là trong những nhà cao tầng. Quen nữ công nhân trẻ...
          Ba năm trôi qua, Chúng tôi đã 20 tuổi, đất nước thống nhất, vui.
          Tuy bị điểm liệt, tôi vẫn là lớp trưởng năm thứ 2. Thi lại giáo sư cho có 3 (6) điểm. Thế là không được chuyển tiếp ngiên cứu sinh. Tất nhiên thi lại thì ai chả thi lại trong đời sinh viên. Chủ yếu là thi lại phải được điểm cao.
          Toán, Lý, Cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, Nga văn, ...mấy môn học.
          Môn liệt là môn Kỹ thuật kim loại. Đây là môn quan trọng mà bạn đang rất tự hào về những lò luyện thép lớn họ có.
          Khu gang thép Thái Nguyên của ta do Trung Quốc giúp đỡ.
          Bạn muốn thay thế công nghệ Trung Quốc. Rất tốm kém.
          Ngay công nghệ mới về tà vẹt bê tông khổ rộng 1435mm sau này tôi tham gia cũng không áp dụng vào Việt Nam ngay được.
          Tôi quen Larisa Chernức nhân viên phòng Kế toán nhà trường trong đợt đi nghỉ mát Odetxa 12 ngày.
          Nấu lấy ăn các món khoai tây rán, mì sợi, bắp cải, cà chua, thịt bò Margarin (mỡ thực vật), cá...
          Chơi bóng chuyền, cầu lông, tập tạ, bơi...
          Kết thúc giai đoạn mình tôi là cán bộ lớp (Lớp trưởng và cán bộ Đoàn đến hết năm sinh viên thứ 2).
          Sơn, Hùng, Hà, Quân, Điện, Triều, Hiện, Long.
          Cuộc lật đổ của phái quân đội sắp bắt đầu (sau thống nhất đất nước).
          Lần thứ 2 nghỉ ở Odetxa tôi chỉ nghỉ, không thăm bạn cũ Ngô Thu Hà đang học trong thành phố, Hậu và Huệ... học Đại học xây dựng Odetxa. Về đến Kiev thì biết tin Lê Kim Hoa công dân nhà C2 lẻ cùng tổ dân phố từ Tasken đã về Odetxa học đại học ngành chế biến thực phẩm, trường mà 2 bạn gái Mông Cổ học ở Kiev (Kiev cũng có).
          Lúc này bạn bè nhiều, 2 người nhạc sỹ nữ tương lai ở Nhạc Viện Odetxa cũng vui vẻ khoe "Đất lành chim đậu", song tất nhiên mình nghèo thì đậu không nổi.
          Tôi quen thân anh Nguyễn Xuân Cung người cùng huyện Yên Thành, cùng quê Nghệ An học trên 1 năm khoa Xây dựng Đô thị, anh Thành, anh Chính khoa anh Cung ở khu nhà cao tầng đằng sau Ký túc xá số 5.
          Khoa Kiến Trúc có anh Lai, anh Quế... Khoa nằm trên dãy phố khá xa Ký Túc Xá số 5 trên phố Giáo Dục của chúng tôi.
       

  
          6. Tham gia làm thêm
          Năm thứ ba, hè sau khi đi nghỉ ở Ođetxa về, tôi tham gia đi làm thêm.
          Anh Đinh Mạnh Hùng tìm được việc làm ở một công trường xây dựng.    Anh mời tôi tham gia đi làm thêm.
          -Cậu tập thể thao làm gì? Làm thêm vừa có tiền, vừa tập lao động. Sức khoẻ cũng tăng lên nếu tham gia lao động.
          Ba năm đầu, tôi tham gia rèn luyện sức khoẻ, tập chạy, bơi, tập tạ. Cung thể thao nhà trường cũng tạo điều kiện tập luyện.
          Các nhà nghỉ cũng cho mượn dụng cụ trượt tuyết, bóng bàn, cầu lông để tập luyện. Dù sao thì các kỳ thực tập hái táo, lắp điện nhà cao tầng, hàn điện Bảng điện tử chỉ một tháng mỗi năm. Chúng tôi còn hai tháng hè.
          Thế là đi làm.
          Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô cũ lúc bấy giờ là ông Leonit Ilich Brêgiơnep có nói về xây dựng Chủ nghĩa xã hội như sau:
1.     Xây dựng mới nhà máy, công xưởng, đô thị ở đất mới còn hoang hóa.
2.     Xây dựng lại nhà máy, công xưởng, đô thị sau khi phá dỡ cơ sở cũ nát khấu hao xong.
          Lúc này cả hai phương án được nước bạn áp dụng rất khẩn trương.
          Ở Kiev, nhà cao tầng xây hàng loạt ở các khu đất mới. Dân số tăng nhanh chóng đáp ứng nguyện vọng của thế hệ trẻ là được sống và làm việc ở các đô thị.      Khu đô thị mới (microraion) mọc lên hàng loạt.
          Mấy vườn táo gần trường biến thành nhà cao tầng, thay đổi hẳn diệu mạo thành phố.
          Chúng tôi tham gia xây dựng lại một nhà máy. Là lao động phổ thông.    Xây dựng lại thì nhà máy cũ ở ngay trong thành phố, đi làm gần.
          Đào đất bằng xẻng, dùng búa khoan đào những chỗ đất cứng, nền nhà máy cũ. Đào rãnh đặt cáp điện, đặt tấm đan lát nền sân nhà cao tầng trụ sở cơ quan, đường dẫn vào nhà cao tầng.
          Làm đến khai giảng thì thôi. Nhìn chung công nhân xây dựng họ lương thấp. Họ chỉ hy vọng được phân nhà ở. Một căn hộ là đủ bù vì giá ngoài đắt.
          Hè các năm sau, chúng tôi vào nhà máy xin việc làm. Lương có khá hơn nên chúng tôi đi làm đến khi về nước.
          Hòm đồ bốn tạ là vinh dự khi tôi về nước.

 
          7. Kỳ nghỉ đông đầu tiên
          Mùa Đông năm sinh viên thứ 2, chúng tôi đi nghỉ ở Nhà nghỉ Nhemirop.
          Khu nhà cao tầng có tiện nghi tốt. Căn hộ khép kín cho hai người. Lúc này, đi trượt tuyết là thú vui của cả bọn.
          Đang hăng hái thì trước mắt tôi hiện ra cảnh một cô gái đang bị ngã. Hai cái gậy trượt tuyết văng ra xa, chân vướng giày trượt tuyết, cô gái chưa ngồi dậy được.
          Tuyết phủ dầy trên mặt đất một màu trắng sạch sẽ. Có ngã cũng không bẩn quần áo. Vườn táo, mận, lê rụng hết lá là nơi trượt tuyết tốt. Dọc con đường ra hồ, vết trượt lằn sâu thành một vệt trắng. Chúng tôi đang trượt ra phía xa khỏi nhà nghỉ.
          Trông bề ngoài, cô gái bị ngã có vẻ một nữ châu Á. Cái áo măng tô còn mới ôm gọn thân thể trẻ trung. Tôi khẽ hỏi bằng tiếng Việt:
          -Bạn học trường nào?
          -Im from Mongolia (em từ Mông Cổ tới), cô gái đáp bằng tiếng Nga.
          Tôi ngượng đỏ cả mặt, cứ tưởng người Việt Nam.
          -Im from Viet Nam (tôi nói bằng tiếng Nga) và đỡ cô gái dậy.
          Việc quen nhau như thế là trót lọt.
          Chúng tôi như trong mơ, vui vẻ cùng nhau trượt tuyết. Khi về thì một sự bất ngờ nữa lại xảy ra.
          Một cô gái lạ đến chào và nói với cô bạn mới khá gay gắt bằng thứ tiếng Mông Cổ mà tôi không hiểu. Sau này tôi mới biết đại khái là người Mông Cổ chúng ta tuyết thế này chưa dày, cưỡi ngựa, bắn tên giỏi, sao lại để anh Việt Nam giúp?
          Thế là cô gái trẻ ngượng lại là đã đánh lừa tôi để bắt quen.
          Tôi đành quen cả hai.
          Cô chị rất ý chí. Cô ta khoe là trưởng tộc nữ của người Mông Cổ. Phía Việt Nam tôi là lớp trưởng, trưởng Nguyễn nên là môn đăng hộ đối. Chúng tôi chơi trò tìm hiểu nhau.
          Anh Nguyễn Mạnh Hậu là Đơn vị trưởng lúc về nước có cho tôi mượn một máy ghi âm cát xét. Tôi bật máy và mời họ nhảy. Chúng tôi ôm nhau nhảy slow vui vẻ. Trong phòng nên em chiều. Cũng dễ. Mình ôm lưng cô gái, xoay theo nhịp nhạc là xong.
          -Khi vào hội trường, anh cứ nhảy thế này với em là được, cô gái dặn.
          Nhảy tự do thì còn dễ hơn. Vung tay chân tuỳ ý. Nhảy van là khó nhất.
          Nhạc vanxơ thì mình chỉ được ngồi xem.
          Thế là chúng tôi đến Hội trường để nhảy vào thứ bẩy, chủ nhật.
          Dàn nhạc sống dạo những bản hay, mọi người ngồi xem hoặc nhảy với nhau. Tôi tập hoà nhập với cô gái Mông Cổ trong số khách nhảy.
          Những cô gái Nga xinh xắn phái Larisa cũng muốn nhảy với chúng tôi.    Họ đang đợi cơ hội làm quen...
          Một lần, tôi không kìm được ham muốn, đang nhảy, tôi cúi xuống tìm cặp môi em. Em đáp lại nhè nhẹ làm tôi ngây ngất. Chúng tôi trao nhau nụ hôn đầu...
          "Nhớ những cái hôn đầu tiên, anh không dành cho em..."
          Buổi Hội diễn Trường Dược năm ấy, nghe Trần Tiến biểu diễn, tôi không hiểu cái hôn đầu tiên họ dành cho ai? Mãi nghe hết bài hát, tôi thầm ngượng và tiếc cho họ. Chiến tranh khốc liệt đã giết đi bao thanh niên chưa biết nụ hôn nào.
          Tôi đã nhường nụ hôn đầu cho một cô gái Mông Cổ.

          8. Larisa
 

          Larisa là một cô gái để lại trong tôi nhiều cảm xúc. Tôi muốn viết về em đã lâu, nhưng chưa có dịp. Sáu năm học ở Kiev là một thời gian dài. Những hoạt động thanh niên của tôi cũng khá nhiều.
          Tôi quen Larisa trong chuyến đi nghỉ biển hè năm sinh viên thứ hai.

          Đoàn tầu đang đi nhanh về phía trước. Trong toa nằm, tôi chưa buồn ngủ. Mở cửa toa, tôi bước ra ngoài. Một cô gái đang đứng ngắm cảnh ở hành lang. Tôi không biết đấy là Larisa.Tôi chỉ thấy em trẻ và xinh. Người nhỏ nhắn, thiếu nữ, em làm tôi ngỡ ngàng.
          -Kak vac zovut?(Tên em là gì?) Tôi mạnh dạn hỏi.
          -Larisa, Larisa trả lời. Em cũng đi nghỉ cùng anh mà. Em nói thêm.
          Thế là Larisa dãi bầy là còn mấy vé nghỉ, Khoa Ngoại quốc chia cho phòng Tài chính kế toán nhà trường đi cùng. Larisa là nhân viên mới tuyển. Em là con cháu cán bộ trong trường. Đi làm sớm giữ chỗ rồi học tại chức. Phương án hơi vất vả, nhưng chắc chắn. Không phải đi xa sau khi ra trường.
          Tôi lúc này cũng không biết là sau này mình phải đi xa và sau bốn năm mới xin về làm việc ở thủ đô Hà Nội được.
          Tôi chỉ nhìn em có cảm tình. Em đi cùng bà Valia nhân viên khoa Ngoại Quốc (Phụ trách sinh viên nước ngoài) và một cô bạn gái Irina. Họ ở một khoang tầu cùng một người thầy trẻ dạy Cơ học lý thuyết là Phó Giáo sư Obremxki. Chúng tôi thân nhau lúc nào không biết.
          Lúc này Trường Đại học Xây dựng Kiev (1972-1993) chưa đổi tên là Trường Đại học quốc gia tổng hợp xây dựng và kiến trúc Kiev (năm 1999).
          Anh Lai là sinh viên năm trên. Anh là điển hình của tuýp sinh viên Việt Nam yêu người trong nước và gắn bó từ thời sinh viên. Bạn gái của anh là chị Hoà. Hai anh chị muốn tôi kết thân với các thiếu nữ trong nước đi du học. Nhạc viện Ođetxa là nơi họ mời tôi tới thăm. Chúng tôi là sinh viên Việt Nam học cùng trường đi nghỉ với nhau. Khoa Kiến Trúc của anh ta rất nổi tiếng (sau này nó có trong tên trường).
 
          Hai anh em đi dọc phố. Hoa dẻ nở đẹp. Mùa hè ấm áp. Chúng tôi nghe tiếng dương cầm từ trên gác vọng xuống. Họ đang bận học đàn.
          Một lát sau thì chúng tôi được vào Ký túc xá. Lên gác hai, vào phòng, hai cô gái ở cùng phòng người Việt Nam.
          Tôi được đi xem mặt họ. Nhã nhặn, tôi nói chuyện xua tan sự bỡ ngỡ và khách sáo. Một cô là con gái nhạc sỹ Nguyễn văn Tý cùng quê Nghệ An.
          Chúng tôi rủ nhau đi tắm biển. Đánh tú lơ khơ trên bãi cát. Bọn Việt Nam đông nên rất vui. Chúng tôi chụp ảnh, tắm, bơi.
          Tôi bơi khá xa. Cái gờ đá ở ngoài khơi biển Ođetxa, xây chắn sóng ai bơi khá đều biết. Bơi đến đấy là được nghỉ. Đứng trên gờ đá nước chỉ đến đùi, có chỗ đến ngực.
          Một số thanh niên đứng câu cá trên gờ đá. Tiếc là chẳng có cá mấy.
          Trong bộ đồ tắm thì hai thiếu nữ ta không thua Larisa. Họ trắng và thon nhưng không cao bằng. Tôi quên cả Larisa và vui vẻ cùng hai cô.
          Anh Lai cùng chị Hoà cũng tán thành.
          Buổi tối, chúng tôi hay ra sân đánh bóng bàn. Bóng chuyền thì chơi ban ngày. Cầu lông và cờ tướng, cờ đam. Thanh niên vui vẻ không biết yêu là gì.
          Cảm giác yêu đương bị che khuất do hoạt động rèn luyện thể lực.
 
          Tôi chưa va chạm với một người con gái nào. Nhất là với các thiếu nữ Ukraina. Mải chơi, tôi không biết là bà Valia và Larisa vẫn đang chăm chú theo dõi tôi.Một hôm, đang thu xếp về nhà nghỉ thì tôi tình cờ gặp lại Larisa. Em mặc bộ đồ tắm màu xanh. Bà Valia thì đang ngồi tắm nắng.
          -Anh về làm gì sớm thế? Larisa ngăn tôi không cho về.
          Tôi choáng váng và lấy làm ngượng vì đã quên em. Em vẫn xinh quá. Hai cô gái Việt Nam cũng thấy thế. Nữ Tây họ có nhan sắc.
          -Em cũng tắm ở đây à? Tôi hỏi Larisa.
          -Vâng. Em ở đây từ sáng. Em thấy anh đang vui cùng bạn bè nên không tiện.
           -Anh Lai về trước, em có tý việc. Tôi xin phép anh Lai.
          Việc Larisa có cảm tình với tôi là việc đột xuất. Anh Lai cũng rất ngưỡng mộ các cô gái Nga. Thế là chúng tôi ở lại.Tôi đang mang cái máy ảnh Đức. Vui, tôi chụp cho các bạn Quốc tế mấy kiểu lấy lòng. Sau đó, tôi nhờ một bạn:
           -Bạn chụp cho chúng tôi một kiểu làm kỷ niệm nhé.
           Larisa và bà Valia đứng xuống nước che phần dưới cơ thể. Tôi đứng ở giữa ôm cả hai nhè nhẹ. Cảm giác run run như một dòng điện chạy qua khi tay tôi chạm lưng cô gái. Đúng là tôi đã chạm vào lưng em. 
          Larisa có mời tôi đi nhảy ở sàn nhảy tập thể. Tôi sợ bọn đầu gấu gây sự nên từ chối. Em nhảy với một cậu Ả rập. Em nhảy rất đẹp. Anh ta cầm tay cho em nhảy vui vẻ. Rất đàn anh.
Chúng tôi được đi xem Ba let ở Nhà hát lớn Ô đét xa. Thầy giáo Obremxki  lại cho chụp ảnh chung. Tôi lại ôm qua lưng em. Em không nói gì, Chúng tôi nói chuyện riêng trong Nhà hát với nhau. Mọi người nhắc nhở là nên để lúc khác.  Cậu Ả rập không đi xem hát. Chắc ở trường khác.
          Thấm thoắt trôi qua kỳ nghỉ lúc nào không biết. Chúng tôi quay trở về Kiev học tiếp năm thứ ba. Larisa cùng cô bạn gái Irina đi mua vé tầu hoả cho tôi về Kiev. Tôi nghỉ nửa vé. Cô bạn gái có đem một cậu bạn trai người Ukraina đi cùng đề phòng đầu gấu và say rượu.
          Tối hôm ấy, chúng tôi đi mua vé tầu. Larisa đi cặp với tôi như một bạn trai.

         
Tôi và các bạn đáp xe lửa về Ki ev. Larisa và bà Valia ở lại Ođetxa nghỉ nốt 12 ngày (nửa vé).
          Tôi làm được một lô ảnh và chờ em trở về.
          Anh Lai rửa hộ phim và vui vẻ khi thấy tôi cũng quen được hai cô gái cùng trường. Anh khai là Larisa xinh gái, tiếc là phim bị xước.
          Phòng Tài chính Kế toán là nơi phát lương cho sinh viên ngoại quốc. Họ ở trong phòng, chúng tôi ở ngoài. Có một cái lỗ để thò tay vào chìa thẻ sinh viên ra, lấy lương và ký nhận tiền. Học bổng 70 rúp đủ sống.
          Tôi chui vào phòng quan sát. Phòng rộng và nhiều người làm việc cùng. Các bà , các chị khen ảnh đẹp và tiếc là Larisa đeo kính râm. Không kính thì còn thấy cả đôi mắt nữa. Cũng rất đẹp.
          Tôi được thưởng một cái kẹo. Ngậm và không khai.
          Trường hay tổ chức nhảy và ca nhạc ở hội trường tối thứ bẩy hàng tuần.
          Larisa hình như thất tình. Hình như em yêu cậu Ả rập. Cậu ta biến mất.
Larisa bị xuống sắc. Em gầy đi, không còn nhan sắc như trước.
          Sau này, khi thống nhất đất nước rồi, chúng tôi được dự nhảy. Tôi có mời lại mà em không nhận lời. Chúng tôi chỉ là bạn bè.
          Do làm trong Trường, chúng tôi gặp nhau luôn. Em hay đi ăn giữa ca ở Buphet (quầy ăn đứng) tầng một.
          Tôi vẫn nhớ một lần năm cuối gặp nhau, Larisa vẫn nói:
          -Anh Sơn là một sinh viên học khá. Nhìn chung trong thời gian là sinh viên anh không vi phạm gì. Những ấn tượng tốt về anh Sơn làm tôi nhớ mãi.
          Tôi không nói gì. Em khô và gầy. Không biết em có học đại học tại chức không?
          Tôi biết mình không xứng với Larisa. Nhưng tôi không vi phạm em. Tôi chỉ yêu qua nhiều thiếu nữ. Tôi nhảy với nhiều người, hôn nhiều cặp môi.         Nhưng tôi vẫn chưa được hôn em. Tôi chỉ nhớ mãi lần va chạm ấy. Hình như tôi lao vào ăn chơi để trả thù em.
          Tôi nhớ em tên là Larisa Chernức.
          Khi tôi về nước, Larisa vẫn đang làm việc ở Phòng Tài chính Kế toán nhà trường.
          Bà Valia thì làm việc ở Khoa Ngoại quốc. Bà là một phụ nữ tốt bụng.
          Tôi vẫn chưa yêu được ai, chưa đánh mất gì. Yêu sơ sơ thì nhiều.
          Tôi không có dịp quay lại Kiev lần nào.
          Có lẽ Larisa là nữ Ukraina đầu tiên mà tôi có cảm tình.
          Dù sao thì mình cũng không nên tiếc làm gì mối tình đầu không thành. Có lẽ, chúng tôi đã bị cậu Ả rập qua mặt...
          Hết năm thứ 2 sinh viên vào năm học mới tháng 9 năm 1975 chúng tôi tiếp tục là bạn bè với Larisa, Irina và hai chị em cô Mông Cổ đến khi về nước.
          Kiev, Vinnhitxa, Odetxa là 3 thành phố, tình mà chúng tôi vãng lai. Nhà nghỉ Nhemirop là nghỉ nhiều lần nhất. Ba hay bốn lần gì đấy. Tôi còn giữ được cuốn sách an bum ảnh tỉnh Vinnhichina mà mình đi giao lưu từ nhà nghỉ đến thăm được trường cao đẳng sư phạm tỉnh Vinnhichina, Ukraine tặng.
          Vinh là tỉnh lị của Nghệ An. Vinnhichina là tỉnh cùng vần tên với thành phố Vinh. Tình hữu nghị với bạn qua mấy mùa Đông ấm cúng.  Thanh niên trong thị trấn Gulkevichi thân chúng tôi.
          Năm thứ hai tôi làm UV BCH Chi đoàn lưu học sinh trường, lớp trưởng lớp ACn.
Song điểm 3 môn Kim Loại Học đã làm tôi không được bầu vào BCH Chi đoàn năm tiếp theo nữa.
            Năm thứ hai trôi qua, sau 30/4 năm 1975, sau hè năm 1975 lưu học sinh Việt Nam sang đông. Tiến hành bầu Đơn vị trưởng. Anh Long người Nghệ An cùng lớp với tôi lên làm chúng tôi lại thắng. Anh Chính Đơn vị trưởng sinh viên khoa Xây dựng đô thị cùng khoa anh Cung hình như về nước.
          Anh Chính lên sau anh Hậu. Anh Trịnh Giang Long lên sau chót.
Đến khi về nước anh Long vẫn giữ chức và mới nhường sinh viên ở lại bầu Đơn vị trưởng mới.
          Người Đơn vị trưởng sau anh Long này chúng tôi đã không biết vì về nước rồi.
          9. Mấy lời cuối chương I:
          Ba năm đầu du học chúng tôi học hết năm thứ 2 đại học. Đây là những năm tôi được làm cán bộ lớp.
1.     Lớp trưởng lớp dự bị đại học năm học 1972 - 1973 trường KIXI, Đội trưởng Đội hái táo nông trang tập thể (hè 1973).
2.     Lớp trưởng lớp sinh viên Việt Nam khoa ASn trường KIXI năm thứ nhất  năm học 1973 - 1974
3.     Lớp trưởng lớp sinh viên Việt Nam khoa ASn trường KIXI, năm thứ hai năm 1974 - 1975, Ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh trường KIXI năm thứ 2.
Sự phấn đấu chung của lưu học sinh làm cho thành tích của tôi không vượt lên so với mọi người. Sau thống nhất năm 5/1975 số lưu học sinh mới sang có nhiều anh chị em cán bộ đi học  chủ trương dùng cán bộ đi học làm cán bộ lớp. Anh Trịnh Giang Long người Nghệ An cùng lớp nguyên là cán bộ kinh qua nghĩa vụ quân sự lớn tuổi hơn (sinh năm 1950) ứng cử và lên Đơn vị trưởng kiêm lớp trưởng lớp ASn năm thứ ba.
Tôi chỉ còn là lớp trưởng đối ngoại của lớp ASn năm thú ba trường KIXI.

 Chương II: Ba năm tiếp theo 8/1975 - 8/1978
          1. Sinh Viên Năm Thứ Ba ở Ukraine.
          Năm học 1975-1976 là năm thứ tư chúng tôi ở Kiev. Ký túc xá gần như đã là nhà. Thỉnh thoảng mới nhận được thư của gia đình. Thống nhất đất nước, chúng tôi bị cắt khẩu khỏi Nhà C2, Kim Liên, thường trú ở Kiev.
          Đi học nước ngoài tuy vinh dự, nhưng trong nước lại kỳ thị, cho là đi trốn nghĩa vụ, không tham gia Tổng Động viên và không được coi trọng nữa. 
          Biết là về nước sẽ bị kỳ thị, chúng tôi lo học hành... Tuy vậy chúng tôi vẫn quyết định sẽ về nước chịu trận.
          Anh Long lên Đơn vị trưởng tích cực quan hệ tìm sự đồng thuận trong số mới sang. Nhờ được họ bầu anh đủ phiếu trúng cử Đơn vị trưởng. Anh lớn tuổi hơn, sinh năm 1950, là bộ đội (cựu chiến binh) đi học.
          Các trường sỹ quan đào tạo có kỷ luật khắt khe, ăn tập trung và sinh hoạt phí ít ỏi. Mọi người khuyên tôi đừng đứng núi này trông núi nọ theo họ làm gì. Lo đi làm thêm kếm cái hòm về nước.
          Tuy không được vào BCH CHI ĐOÀN LƯU HỌC SINH, anh em cũng tiếc là tôi cũng còn khá nhiều uy tín mà họ bè phái bầu người khác mất. Nhìn chung hoạt động như tôi thì nhiều người làm được, mình chưa vượt trội gì.
          Sinh viên mới sang học dự bị đại học có nhiều cán bộ đi học. Họ khoe họ đã là viên chức nhà nước, được hưởng thâm niên liên tục do được cơ quan cử đi học. Nhiều người là đối tượng, đảng viên, có điểm ưu tiên. Họ sẽ tham gia Lãnh đạo đơn vị...
          May anh Long là họ (cựu chiến binh) được cử đi học, đã tham gia quân ngũ mấy năm.
          Chúng tôi (anh Long) thắng cử Đơn vị trưởng, song tôi trượt cử UV BCH Chi đoàn lưu học sinh nhiệm kỳ tiếp theo năm thứ 3.
          Công tác Văn nghệ tôi tham gia bích báo, vẽ tranh châm biếm, tham gia phát biểu hữu nghị khi gặp mặt giao lưu Việt-Xô do tôi nói năng lưu loát tiếng Nga.
          Anh Thắng bí thư chi bộ và anh Long Đơn vị trưởng vẫn nhường tôi tham gia phát biểu hữu nghị như vậy. Anh Hiện chơi ghi ta văn nghệ góp vui.
          Đi đâu cũng đi thành nhóm như vậy phân công rõ ràng. Đôi khi anh Thắng đứng lên nói trước mấy câu mở đầu.
          Tôi thường nói về vinh dự được cử đi học ở Kiev, về chiến tranh tàn phá nhiều hạ tầng cơ sở, phải xây dựng lại, về vai trò giữ gìn hòa bình của quân đội Nga...
          Nếu mình là ủy viên BCH Chi đoàn lưu học sinh Việt Nam của trường KIXI thì việc phát biểu có lợi hơn, dễ nói hơn.
          Tôi có máy ảnh EXA-1A Đức thường đem đi chụp lưu niệm nên cũng có đóng góp cho phong trào. Tôi làm cho anh em nhiều ảnh trắng-Đen.
          Quay lại việc học chuyên môn.
          Môn Cơ Học Lý Thuyết tôi học khá, có làm đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng không kết quả lắm. Cho nó có chứ không thấy giỏi hơn ai là bao.
          Phó Giáo sư Dzuraven có ô tô con và cho tôi đi nhờ đến Trung tâm tính toán của Trường. Máy tính điện tử còn cồng kềnh bày chật mấy gian nhà. Nhân viên phục vụ nạp dữ liệu và chờ kết quá. Chúng tôi học chương trình Phortran, cũng lập trình, nạp vào máy tính và chờ kết quả. Máy còn thô sơ, còn đục lỗ và kết quả chính xác chưa hơn tính tay là bao. Đôi khi phải lập trình 2, 3 lần mới tính ra kết quả.
          Song Bà Trưởng Khoa máy tính điện tử mới quen tôi và nói có lập trình thì bà tính hộ cho. Ngôn ngữ tiếng Anh mình còn dốt. Nào: Input, Output, go, run, ... tất nhiên đành học qua quýt, sau này phấn đấu tiếp vậy.
          Anh Phạm Quân trong nước võ vẽ tiếng Anh cũng không dám tham gia nghiên cứu khoa học.
          Bắt đầu học Điện Tự động. Cũng nói về tầu hỏa chạy trên đệm từ... 200Km/h, tất nhiên lúc đó Giáo sư Inoxop nói chả ai tin, nay thì mới tin.
          Giáo sư Inoxop rất giỏi nên uy tín. Tuy xưa làm cho Đức thời Kiev bị tạm chiếm, nhưng ông cũng không bị kỳ thị gì nhiều (nghe đồn thôi).
          Bộ môn của ông hướng dẫn Hồ Thị Hà, Nguyễn Tiến Triều, Hà được chuyển tiếp sinh.
      Giáo sư Inoxop rất giỏi nên uy tín...   
 
Chúng tôi theo Bộ môn Tự Động hóa đi về kỹ thuật số, máy đếm xung điện, điều khiển chuyển từ Tự Động Điện xenxin sang điều khiển Tự Động hóa kỹ thuật số là mới hội nhập vào Công nghệ.
          Thầy Phó Giám sư Pukhơ Anatoli Petrovich dạy mấy môn Tự động hóa mới hơn nên chưa uy tín bằng. Thầy giỏi, được hướng dẫn tốt nghiệp.
Thầy Phó Giáo sư Pukhơ Anatoli Petrovich 
         
Mùa Đông tôi bay lên Peterburg thăm Nguyễn Quốc Toàn đang học trưởng Mỏ Peterburg. Máy bay giá rẻ mùa Đông đi tiện lợi. Thúy, Tùng, Chiêm Hải, Bình, Khánh... gặp nhiều bạn học dự bị đại học cùng.
          Toàn mời đi trượt băng với nhau, tập trượt băng. Đánh bóng bàn giải trí.
          Thăm Cung Điện Mùa Đông, nhiều danh thắng Peterburg như sông Neva, chiến hạm Rạng Đông,...
          Chúng tôi mua vé đi thăm Riga, Talin và Vilnhiut thủ đô 3 nước cộng hòa Latvia, Litva và Estonia bằng tầu hỏa.
          Bay về Kiev học tiếp năm thứ 3.
          Hè Quân và 1 số đi Khác cốp thực tập. Chúng tôi ở lại Kiev. 
          Học sinh tốt nghiệp THPT Ukraine đến thi vào trường ĐHXD (KIXI) được ở trong Ký túc xá do sinh viên Ukraine về nghỉ hè. Chúng tôi sinh viên năm trên quen nhau với số nữ học sinh đi thi vào đại học.
          Năm thứ ba chúng tôi thế là cũng vẫn tiếp tục học giỏi toàn 5 (10) nên vẫn còn uy tín. Triều thì thân với Lớp trưởng chung người Ukraine Kirichenkov VN.

 
           2. Maria
           Hè năm thứ ba, chúng tôi không đi nghỉ nữa. Mọi người theo yêu cầu của đơn vị đi làm thêm. Hè đến, sinh viên người Ukraina về quê hết, Ký túc xá vắng teo. Chúng tôi sống vui vẻ với nhau.
          Ký túc xá sinh viên chúng tôi gọi tắt là "Ốp". Chúng tôi ở Ốp 5.
          Tôi gọi thân mật là nhà tôi là một phòng của Ký túc xá. Bốn người ở chung một phòng.
          Hai bạn Nga về tôi và Quân ở lại.
          Phố Giáo dục chạy dài từ đại lộ Hàng Không tới Ký túc xá số 5 ở cuối phố. Cổng trường Đại học xây dựng ở mặt tiền đại lộ Hàng Không, gần nhà.
          Tôi vẫn nhớ địa chỉ cũ (đã dịch sang tiếng Việt):
          Kiev - 37
          Phố Giáo dục - 7
          Ký túc xá số - 5
          Trường Đại học Xây dựng Kiev (Kucu).
          Ký túc xá nằm dọc phố và có mặt phố. Từ trên gác có thể thò mặt qua cửa sổ là nhìn thấy phố Giáo dục. Cây cối hai bên đường xanh tốt. Gần Ký túc xá có một rạp xi nê.
          Phim hay và rẻ tiền, hợp với sinh viên. Ban ngày một vé có 50 xu. Quãng một bữa cơm của ta.
          Vé đêm là một rúp. Chúng tôi thích đi xem phim.
          Tôi mua nhiều đĩa hát hay để nghe. Quân bỏ tiền mua một máy quay đĩa đắt tiền cho oai. Những bài hát hay vang lên vui vẻ cả một góc phố. Nghe bằng đài Rigonda cũng hay.
          Chiều chiều, chúng tôi hay đi đánh bóng chuyền trong sân Ký túc xá.
Nhà ăn sinh viên ở bên trong, sau Ký túc xá. Nhà ăn Công nhân cũng ở gần đấy.        Ăn có ngon hơn.
          Buphet là nhà ăn nhỏ trong Ký túc xá cũng bán thức ăn khi cần ăn sáng, ăn trưa.
          Vui nhất là làm quen với các nữ học sinh lớp 10 (cũ) lên dự thi vào "Trường Đại học Xây dựng" KIXI được bố trí ở cùng ký túc xá (cùng tầng). Họ đa phần là các thiếu nữ ở nông thôn ra dự thi, Trường bố trí ở trong Ký túc xá cho đỡ tốn kém. Thi đỗ thì được vào học thẳng năm thứ nhất.
          Chúng tôi là các sinh viên năm trên.
          Tốp nữ lên Kiev dự thi đại học vui vẻ ở cùng tầng. Phòng vệ sinh ở cuối tầng và bếp gar tập thể ở cạnh. Họ mượn chảo rán khoai tây, xào xào nấu nấu.
          Tôi và Quân đi mua chai rượu vang góp vui. Chúng tôi liên hoan.
          Maria là một cô gái cân đối và dễ coi. Em thi vào Khoa Công Trình. Khoa này anh Nguyễn Mạnh Hậu, đơn vị trưởng đã tốt nghiệp và về nước. Ký túc xá của Khoa Công trình là một chung cư cao tầng khép kín, ở gần. Tôi thỉnh thoảng có sang thăm anh Hậu, cùng ở Hà Nội trước khi đi du học.
          Valia là cô gái xinh hơn. Em cặp bồ với Phạm Quân.
          Còn một cô xinh nhất thì không chịu quen ai.
          Quân đi giày cao gót, bật nhạc nhảy với Valia. Họ yêu nhau. Quân đã trao cái quý nhất cho Valia. Không biết của con trai thì có thể nói như vậy được không. Anh ta yêu Valia.
          Tôi thì cũng được Maria cho hôn môi. Chúng tôi chụp ảnh chung, thân nhau. Anh Long và Quân nhường nhịn. Họ cho tôi hủ hoá. Nhưng "Đức Bà" không chiều. Tôi cũng không dám làm liều.
          Tiễn họ về quê. Năm thứ nhất họ đi học ở tỉnh. Năm thứ hai về Kiev học tiếp. Lúc này không thân nhau nữa. Maria ở Ký túc xá Khoa Công Trình . Tôi có sang thăm. Em không dám cho hôn môi nữa.
          Chúng tôi biết là do Khoa Dự bị đại học có nhiều sinh viên ngoại quốc học nên Ký túc xá chỉ đủ cho sinh viên ngoại quốc. Một số sinh viên năm thứ nhất người Ukraina phải học ở tỉnh năm thứ nhất. Năm thứ hai họ mới về Trường học tiếp.
          Họ nhường nhịn và vui vẻ học tiếp.
          Ký túc xá là nơi 6 năm chúng tôi sinh sống. Điều kiện sinh viên có hạn nên chúng tôi chu chí học hành là chính. Lúc này anh em Khoa Dự bị Đại học sang bầu anh Trịnh Giang Long lên Đơn vị trưởng. Anh Long lớn tuổi hơn, có tham gia quân ngũ trước khi đi học nước ngoài.
Trịnh Giang Long - Đơn vị trưởng

          Anh Long kiêm luôn lớp trưởng. Tôi chỉ còn là lớp trưởng đối ngoại.
          Tức là đối với bạn, vì tôi không sai sót gì, nên tạm thời vẫn là lớp trưởng.
 
 
          3. Nhi na
          Hè năm thứ ba, tôi xin vào Nhà máy "Người Thợ Cao Su Đỏ" làm việc.
          Nhi Na là một cô công nhân nữ. Em làm việc trong cùng một xưởng với tôi. Toà nhà lớn của xưởng là nơi chúng tôi đến làm việc hàng ngày.
          Hè nên trời mát mẻ, ăn mặc lịch sự, tôi chìa thẻ ra vào và chui vào cổng nhà máy. Tôi làm việc ở phân xưởng bôi trơn. Hàng ngày tôi tham gia bôi trơn các phôi găng tay bằng kim loại.
          Cô thợ cả chia cho tôi một ít giẻ trắng. Đây là thứ vải tốt mà may áo sơ mi mặc rất tốt. Tôi vừa lau vừa tiếc.
          Dầu lau cũng là loại xịn. Sau khi lau sạch phôi, phải bôi một lớp dầu mỏng lên cho việc tẩm cao su. Cao su khi tẩm bám đều vào phôi và khô dần để đưa vào lò sấy.
          Tôi đang làm thì thấy em đến.
          Nhi Na là thiếu nữ nông thôn ra xin việc làm. Em có anh trai và chị dâu ở Kiev. Họ cho ở nhờ. Em cũng lo lau phôi, bôi trơn. Phôi của em để sản xuất nút cao su rỏ mũi, rỏ mắt...
          Xưởng chúng tôi sản xuất dụng cụ cao su phục vụ Y tế.
          Tình cờ chúng tôi quen nhau như sau.
          Có một bà già làm đổ cái giá đựng phôi. Nó nặng vài chục kilôgram là ít. Cụ già cố lôi cái giá lên khay đựng là một cái xe tự hành. Cái xe trượt đi không chịu giữ cái giá đựng phôi. Ca của Nhi na sắp tới. Em làm ca sau bà cụ. Chỉ một giá nữa là hết ca.
          Tôi đến sớm nên xông tới giúp bà cụ lôi cái giá lên xe tự hành.
          Hai bà cháu đang khệ nệ thì Nhi Na tới. Em cậy khoẻ lôi tuột nó lên. Vô tình, em tỳ cái của quý của mình lên bàn tay tôi.
          Một cảm giác đê mê lan tỏa trong tôi. Chưa bao giờ tôi chạm vào một thiếu nữ, lại vào cái chỗ quý giá ấy. Larisa tôi cũng chỉ mới chạm vào hông. Ở Ođetxa, Larisa mời tôi nhảy slow mà tôi không dám.
          Đại Sứ quán Việt Nam hạn chế quan hệ luyến ái với các thiếu nữ bạn.
          Lúc này đã thống nhất đất nước. Chúng tôi đã học các năm trên nên có mạnh dạn hơn. Các cô gái Mông Cổ cũng tập luyện chúng tôi yêu ở Nhà nghỉ Nhemirôp. Làm quen, nhảy slow, tỏ tình, hôn môi. Nhưng vẫn là phái châu Á.
          Nhi Na khoẻ, người đậm, tầm thước. Sau khi giúp bà cụ làm nốt phần việc, em mới có dịp nói chuyện với tôi.
          -Em học hết lớp 10 (cũ). Trượt đại học, em ra thành phố kiếm việc làm. Việc ở đây là làm tạm, không có tương lai lắm, nhiều phế phẩm. Em sẽ tìm việc khác xin chuyển.
          Việc của chúng tôi có khá hơn. Nhưng bà đốc công già cũng ta thán:
          -Cháu làm nhiều phế phẩm. Bác dỡ sản phẩm có nói là dầu bôi không đều.
          Việc bôi trơn phôi là khó. Hôm nào trời ẩm thì nên bôi mỏng hơn một tý. Trời khô thì bôi dầy. Bóc sản phẩm dính là bôi mỏng thì dễ rách. Bôi lớp dầu dầy thì tẩm khó do cao su không bám vào phôi. Cũng rách nốt.
          Tôi không nói gì. Sau này họ phải thay dây chuyền công nghệ. Việc dỡ sản phẩm có khá hơn. Hình như họ định tuyển dụng chính thức.
          Tôi xin phép tiễn Nhi Na sau ca làm.
          Chúng tôi lên xe buýt về nhà. Em ở gần Ký Túc xá sinh viên. Qua cái công viên con con, tôi đề nghị ngồi chơi một lát. Em đồng ý.
          Lần đầu tiên Nhi Na cho tôi hôn môi. Môi em khoẻ và dầy. Tôi quên cả trời đất.
          Mãi gần 12 giờ đêm, tôi mới về tới Ký túc xá.
          May mà bà gác cổng vẫn chưa khoá cửa ra vào. Tôi về phòng ngủ thiếp đi.

          Chúng tôi thân nhau. Nhi Na đưa tôi đi dự sinh nhật một cặp vợ chồng hai người cùng quê. Họ ở khá xa. Chúng tôi đi xe buýt tới.
          Nhi Na ghé vào chợ mua một chai rượu. Chúng tôi uống rượu, nói chuyện. Tay bạn khai là làm nghề lái xe rùa. Lương khoảng 300 rúp một tháng. Nói về giá cả đất đai, nhà của. Đắt.
          Chẳng có cơ hội nào để thành thân. Nhưng đâm lao thì theo lao. Họ mời tôi về thăm quê. Tôi nhận lời.
          Xe lửa chạy bằng điện (elektrichka) đi vài tiếng thì đến. Nhà cửa bằng gỗ ghép, cũng đàng hoàng. Hai anh chị vui vẻ chưa có con cái gì.
          -Nhất khách nhì chủ, cô gái đề nghị. Hai người ngủ chung bàn.
          Tôi nằm ở giường bên cạnh làm như không nghe thấy ngủ thiếp đi.
          Hôm sau, cô gái rủ tôi đi giặt. Chúng tôi đi tới cái hồ con con xa tít. Tắm, bơi. Cô ta ngồi giặt, không nói gì. Tôi cũng chẳng xin xỏ gì.
          Nhi Na sang. Em thấy tôi còn nguyên thì không nói gì. Tôi hôm ấy, nhà em mời cơm. Tôi được họ đãi nhiều món. Nấm xào, giò Ukraina, rượu trắng.
          Tôi dĩ nhiên là không dám lấy Nhi Na.
          Tôi vui vẻ ở cùng nhau hai ngày rồi về Kiev.
          Nhi Na chuyển đi thật. Em đồng ý lấy một anh sỹ quan quân đội và chuyển đi Đônhetxcơ.
          Từ đấy, tôi đi làm một mình.
          Tôi cũng mới chỉ được hôn môi.
          Trong nước đưa một người tên là Biên sang đóng ông Chu Văn Biên. Tên này rất hắc. Ông Biên xưa chả xét xử nhiều địa chủ. Thế là hắn hạnh họe tôi không ra gì. Bắt nạt nhau là do xem trộm lí lịch.
          Toàn đóng bố mẹ nhau...
          Sinh viên mới sang được ở Ký túc xá của anh Hậu. họ lại đóng anh Hậu...         Thật tệ.
          Thành ra cho anh Long lên là phải. Họ giỏi thể thao hơn chúng tôi. Giỏi võ.
          Tôi lại cậy cái kính lảng tránh va chạm với họ.
          Anh em Sasa thân tôi. Họ mời về nhà họ ở quê chơi. Nghỉ 1 tháng 5 tôi về chơi 2 ngày.
          Rồi chúng tôi vào học sinh viên năm thứ tư.
          
          4. Sinh Viên Năm Thứ Tư
          Khi mà mấy cô bạn chúng tôi  đi tỉnh học năm thứ nhất, chúng tôi có đà năm thứ ba học đạt toàn 5 (10) điểm các môn thi. Như vậy là với sự thăng anh Long lên Đơn Vị Trưởng, chúng tôi được thưởng nhiều điểm 5 gọi là toàn 5 và thế là củng cố được vị trí trong Đơn vị lưu học sinh toàn trường.
          Lúc này ba sinh viên năm trên Hậu, Thanh... đã về nước. Chúng tôi là sinh viên năm thứ tư, năm lớn nhất trong khoa ACn. Sau đó mới đến lớp Hường năm thứ ba và lớp Phạm Sông Hồng (con gái nhà văn Phạm Hổ).
          Vinh dự học cùng khoa với nhau, Sông Hồng có bạn trai ngay (Thắng) trong lớp, nhà bác Phạm Hổ ở C3, nhà tôi ở C2.
          Anh Long nói là Lãnh đạo lưu học sinh thành phố Kiev tiếp tục động viên chúng tôi làm thêm để kiếm tiền đóng hòm về nước. Thế là học sáng thì tôi đi làm thêm ca 2, ca 3. Khoa biết nhưng cũng không nói gì vì chúng tôi vẫn đi học đều.
          Hè đi làm là hay nhất. Bỏ đi nghỉ mát 1 tháng đi làm, sau khi đi thực tập là đi làm thêm. Năm thứ tư chúng tôi thực tập trong Khoa ACn. Hai kỹ sư là Volodia và Viktor cùng làm. Volodia hướng dẫn chúng tôi sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ điện bằng Tirisor. Có bảng điện đục lỗ sẵn, chúng tôi lấp linh kiện vào và hàn thành bảng điện điều khiển động cơ điện bằng Tiristor. Tôi học kỹ lý thuyết và lắp linh kiện đúng sơ đồ, hàn xong chạy thử đạt.
          Anh Long quý tôi, liền đem bảng điện ra xem, hàn chắc thêm các chân linh kiện vào bảng điện cho tăng độ tin cậy. Kết quả được khen.
          Thực tập Công nghệ tôi mới được 4 điểm. Là do đề tài tôi dễ hơn đề tài anh Hùng. Anh Hùng được 5. Thầy Phó Giáo sư Pukho Anatoli Petrovich mua anh ta để phấn đấu chuyển tiếp sinh không thua Hồ Thị Hà bên Bộ môn Điệu-Tự Động. Tôi không dám nói gì.
          Tất nhiên là chúng tôi vẫn tiếp tục làm việc và tháng đầu trường bồi dưỡng 23 rup mỗi người.
          Cũng thân nhau với Volodia, anh ta nói lắp như Tiến Triều nên được bổ nhiệm Trưởng phòng Tự Động hóa là đi nhận chức ngay.
          Viktor hay khoe sát gái. Anh ta đẹp trai, giỏi tán gái. Có làm đồng hồ điện tử thạch anh, căn chỉnh giây cho chính xác hàng ngày...
          Thế là thầy trò bám phòng thí nghiệm làm việc với nhau thân thiết. Song chúng tôi chưa có sản phẩm nên không hy vọng vào hạch toán. Tháng thứ 2 trường không bồi dưỡng nữa.
          Găng tay của tôi cũng chưa tốt bằng găng tay Đức sản xuất. Mình về nước là họ thở phào. Tiếc lương trả cho công nhân ta.
          Song sau này Liên xô vẫn ký Hiệp định Hợp tác lao động năm 1982 nhận đào tạo công nhân ta.
          Tôi lên Đội phó thì là gián tiếp, không sợ phế phẩm nữa.
          Có ai thích bị phê bình đâu.
          Thế là năm thứ tư trôi dần qua.
          Larisa vẫn hay đi ăn ở buphe để gặp tôi. Chúng tôi là bạn bè. Khi học ở tầng 1 là tôi đi ăn buphe, hy vọng gặp nhau. Nhìn thấy nhau là vui.
          Năm thứ 4 học đại học tôi bị 1 điểm 3 đồ án môn học. Môn Kim loại học và đồ án Lập tiến độ thi công dự án là những môn học mà thực tế nước ta chưa thể đạt được trình độ công nghệ và sản xuất như của bạn. Bạn cho điểm thấp là để nhắc nhở ta chú ý đến thực tế mà không đi vào lý thuyết suông.
          Anh em bị loại dần khỏi việc được học chuyển tiếp sinh ngay sau khi tốt nghiệp. Tốt nghiệp thì trong tầm tay nhưng làm luận văn Phó Tiến sỹ tiếp theo là không cho phép.
          Thầy Nhetraep rất quý tôi, song môn Điện Tử Công Nghiệp quan trọng mà thầy dạy thì tôi thi trượt. Thí lại may được 4.
          Chúng tôi học nhóm. Tôi vẫn trả lời tốt nhiều câu hỏi ôn thi. Bạn bè quý mến. Tuy nhiên có Điện là không phục. Anh ta nói:
          -Sơn cậy lớp trưởng được trả lời sau nên tóm tắt các ý của chúng tôi lại. Chứ thực ra cũng không phải là suất sắc nhất.
          Tôi không nói gì.
          Đại sứ quán thẩm tra kết quả học tập. Gửi lên kết quả 4 năm (trừ năm thứ 5 chưa học) được khen. Nói là chỉ cần 4 năm là coi như đỗ đại học rồi. Đừng lo. Trong nước học chương trình ít môn học hơn nhiều.
          Việc về nước là gần như chắc chắn. Vẫn nhớ nhà muốn về...
          Thống nhất rồi mà. Năm học 1976-1977, năm thứ tư. Bầu Quốc hội thống nhất cả nước, đổi tên nước là Cộng Hòa XHCN Việt Nam rồi. Chúng tôi chả được đi bầu gì cả.
          Mấy người bạn nữ tiếp theo cho vui và không cần nói kỹ về họ làm gì.     Elena là sinh viên khoa Hóa có quen trong Buphe nhà máy "Người Thợ Cao Su Đỏ". Đi chơi với nhau, đến ký túc xá thăm... Song cũng chỉ là bạn. Cô ta đi thực tập trong nhà máy 1 tháng rồi về tỉnh học Đại học tiếp. Cô ta phái chị Nhung.
          Hè đến Toàn đến thăm lại tôi ở Kiev. Tôi đang ở với Nguyễn Tiến Triều. Hai bạn Ukraine về nghỉ hè. Phòng rộng ở ba người.
          Chúng tôi di chơi Công viên 1 tháng 5 trong trung tâm thành phố. Dạo nhiều đường phố thủ đô Kiev của Ukraine. Khi về Toàn đổi cái áo măng tô của tôi có dày hơn mặc. Peterburg rét hơn Kiev. Sau này 1 sinh viên dự bị lại mặc cái áo cũ của Toàn mà trả tôi cái áo dành cho trẻ em song mới tinh.
          Áo ấm thật và mới, tôi cho anh Sâm mặc đi tầu làm nghề Trưởng tầu hành khách. Tôi vào Nam công tác không cần quần áo ấm.
          Ban lại cho đi Nga 1 chuyến 1984 để mua quần áo ấm.
          Năm thứ 4 thế là vui hơn vì có bạn đến chơi. 

 
          5. Bạn cùng lớp
          Nếu như Nguyễn Tiến Triều thân lớp trưởng Kirichenkov (người Ukraina) thì tôi hầu như không thân ai trong lớp. Trong số sinh viên nữ xinh thì có Irina Kononuchenco, Irina Kozachenco, Lavrova Lena...

 
     Irina Kozachenco    
Kozachenco nghĩa tiếng Việt là con dê cái. Tôi là con dê đực (sinh năm dê 1955) nên tôi rất yêu, cho dù em chỉ có nhan sắc chứ không học giỏi như Kononuchenco Irina.
          Tôi được ngồi cạnh em, cùng bàn và lấy làm vui. Song em cũng rất hôi khi có kinh nguyệt.
          Xưa Nguyễn Hồng Thúy cũng không vệ sinh lắm nên cũng có mùi hôi khi tôi ngồi cùng bàn. Thúy học giỏi hơn Kozachenco.
          Nay đã có softina, nhiều loại băng thấm tốt không có mùi cho nữ khi kinh nguyệt.
          Giáo sư Inoxop quý Kononuchenco Irina vì em học khá. Ông hỏi:
          -Hình như tôi có quen 1 sinh viên lớp trên cũng tên là Kononuchenco, có phải là anh trai của em không? Thầy hỏi.
          -Đúng, thưa thầy. Anh ấy đang đi làm rồi. Cô ta đáp.
          Chúng tôi rất thích học tiết Kỹ Thuật Điện của Giáo sư. Irina đôi khi giơ tay xin trả lời câu thầy hỏi. Giáo sư cũng gọi em lên trả lời và thường là đúng.
Một lần Irina hỏi thầy là so với tôi thì em vai vế như thế nào?
          -Em có thể coi như là anh trai, thầy trả lời.
          Irina đi thực tập ở Khac cop. Khi về em rất thú vị và khoe mãi. Em muốn bảo vệ đề tài chung với tôi. Thấy tôi chọn Đinh Mạnh Hùng thì em không hài lòng.
          -Tưởng chúng mình được gần nhau trong thời gian làm luận án, ai ngờ anh lại chọn anh Hùng, cô ta ta thán.

 Irina Kononuchenco          
Tôi và Hùng vẫn là 2 người khá mà. Hà và Triều là cặp đối diện. Không thua.
          Nhìn chung chúng tôi vẫn làm luận án tốt nghiệp riêng không chung đề tài với bạn Ukraina.
          Hai bạn Nhezvietxki và Nhezvietxkaia lấy nhau trong thời sinh viên.       Kharchenco thì đá bóng giỏi.
          Dađabaev và Uxmanop là người Uzbekistan.
          Mọi người có cảm tình với tôi.


          6. Sinh Viên Năm Cuối Và Tốt Nghiệp Về nước

 
          Năm cuối chúng tôi làm luận văn tốt nghiệp. Luận văn dài 80 trang viết tay. Lúc này có thể thuê đánh máy mà tôi tiếc tiền không thuê.
          Tôi có làm một luận văn nhỏ về " Tình hình hợp tác hóa nông nghiệp ở Việt Nam sau hòa bình lập lại 1955".
          Tất nhiên ông thầy dạy "Chủ nghĩa công sản khoa học" duyệt và sửa một số đoạn cho khớp với nhau do tôi chép từ trích sách có trong thư viện ra. Nó mới hoàn chỉnh như một luận văn tự viết.
          Sau khi biết là tôi không được chuyển tiếp sinh ông ta nói:
          -Anh làm luận văn mà không để chuyển tiếp sinh thì phí quá, thế thì làm làm gì.
          -Làm là để học tiếng Nga, tôi đáp.
          Mùa Đông kỳ nghỉ cuối cùng chúng tôi vẫn đi nghỉ ở Nhemirrop. Giao lưu được tặng 1 cuốn an bum ảnh tỉnh Binhitchina, cũng là song ngữ như bằng tốt nghiệp tiếng Nga-Ukraina.
          Chúng tôi chuẩn bị về nước.
          Bạn mời liên hoan chia tay lớp ACn, chúng tôi đồng ý. Thế là góp 10 rup đi khách sạn. Say túy lúy.
          Lại góp 10 rup làm an bum ảnh lưu niệm. Cũng chụp làm lưu niệm.
          Bạn tưởng tôi hay kể nghèo khó từ chối, thấy tôi nhận lời họ mừng lắm.
          Tôi thế là được Tiến Triều may từ thiện mấy quần tây và áo sơ mi. Anh ta may thêm kiếm ăn. Tôi ở cùng phòng. Nhà Tiến Triều bố là thợ may.
          Một việc buồn là ông thầy dạy môn Kim Loại học của chúng tôi bị chết đuối. Không hiểu vì sao ông đi bơi biển lại bị chuột rút. Nhiều sinh viên viết chuyện ông cho tôi điểm 2 thi môn học đầu tiên cho là "Ác giả ác báo?". Tôi chỉ thương ông vì ông cũng đã lớn tuổi. Ông chỉ là kỹ sư có thành tích trong nghiên cứu khoa học hàn kim loại thời chiến tranh Vệ quốc. Thế mà cũng được phong Giáo sư.
          Thầy trò thân nhau. Tôi đi học muộn ông nhắc nhở. Sau bạn bè nói là ông không cho vào lớp. Tôi nghe không ra cứ vào ngồi học như thường. Thế là ông giận cho điểm 2 khi thi chứ không phải là tôi học dốt.
          Nga có nhà bác học Pa Ton nổi tiếng là nhà kim loại học về hàn kim loại. Ông thầy tôi là cùng e kip với Pa Ton (dưới quyền). Họ hàn cầu, hàn vũ khí...được giải thưởng quốc gia.

          7
. Valia
         
Năm cuối cùng của đời sinh viên chúng tôi tiếp tục được kết nghĩa với Trường Công nhân kỹ thuật của  Nhà máy đóng giày. Học sinh nhà trường là đối tượng hữu nghị. Sinh viên người Ukraine nói là thế là môn đăng hộ đối và dễ quen biết.
         
Anh Thắng là Bí thư chi bộ Đơn vị lưu học sinh. Chúng tôi đi cùng đến Trường giao lưu. Hội trường nhộn nhịp nhiều học sinh và khách mời là trung đội tân binh đóng quân trong thành phố.
         
Tôi quen Valia trong hoàn cảnh ấy.

          Valia là tên bà cán bộ khoa Ngoại quốc. Bà hay đi nghỉ mát cùng chúng tôi. Bà có nhiều cử chỉ thân thiện như một người mẹ. Nghe nói bà rất nghèo. Cái áo măng tô bà mặc đã cũ...
          Tình cờ tôi và Phạm Quân đều yêu Valia. Cô gái cùng tên lên Kiev dự thi đại học.
          Sau khi được Quân cho làm tình, Valia vẫn quý tôi.
          Tôi cũng có một Valia...
          Chúng tôi kết nghĩa với Nhà máy đóng giày Kiev. Họ có một trường công nhân kỹ thuật. Anh Thắng được mời cùng chúng tôi đến dự liên hoan. Số học viên trường công nhân kỹ thuật tiếp...
          Anh Thắng là đảng viên, Nghiên cứu sinh ở Việt Nam sang. Chi bộ lưu học sinh lãnh đạo hoạt động đối ngoại. Lúc này anh Hiện thì chơi ghi ta, tôi thì lên phát biểu hữu nghị.
          Thanh niên họ mời cả số tân binh đến dự. Ngày Quốc phòng toàn dân của Bạn.
          Lúc này, tôi đã mạnh dạn hơn. Những buổi mít tinh hữu nghị có tổ chức dancing.
          -Can I seat here? (Tôi ngồi được chứ?) Tôi hỏi bằng tiếng Nga.
          -Please seat down. (Mời ngồi) ai đấy nói.
          Tôi ngồi cạnh hai bạn gái khá xinh. Họ vui vẻ bắt chuyện.
          Sau phần mít tinh phát biểu. sang phần hội diễn Văn nghệ, tôi mạnh dạn mời Valia nhảy. Em run run ôm lấy tôi. Chúng tôi xoay xoay.
          Văn là em trai tôi đang ở Hà Nội. Valia là tên cùng vần.
          Chúng tôi yêu nhau. Đi chơi khắp Kiev. Nào phố Krêsatchic, Công viên 1 tháng 5, xem phim nổi, gương cười...
          Những ngày trước khi tôi về nước, chúng tôi vui vẻ.
          Tôi vẫn nhớ câu nói của Valia:
          -Tư môi persi. (Tiếng Ukraina là: Anh là người yêu đầu của em).
          Tháng 8 năm 1978, tôi về Việt Nam.
          Từ đấy đến nay tôi không có dịp nào quay lại Kiev, nhưng tôi luôn nhớ những tình cảm tốt đẹp với thành phố này.
          Chia sẻ với bạn đọc những chuyện có thật về Kiev, về các bạn gái của tôi, tôi thấy đất nước của Paven Corsaghin rất xinh đẹp và hữu nghị. Tuổi thanh niên tôi đã sống vui vẻ và không hoài phí. Tất nhiên tài đức có hạn, tôi đạt đuợc không nhiều, nhưng những gì đã đạt được cũng đủ để không phải tiếc nuối quá khứ. Phải không các bạn?

         
Trường đại học xây dựng Kiev trong những năm chúng tôi học được phần thưởng Cao quý: Huân chương lao động Cờ đỏ. Cả trường tiếp nhận vui vẻ.
         
Truyền thống hữu nghị của sinh viên Việt Nam mở ra tương lai hợp tác lao động với Liên xô cũ. Năm 1982 Hiệp định hợp tác lao động Xô-Việt  ra đời, hàng vạn công nhân ta sang học nghề ở Liên xô cũ.
         
Nhiều hoạt động hữu nghị có từ thời chúng tôi tiếp tục phát triển.
         
Nhà máy Người Thợ Cao Su Đỏ, Nhà máy sản xuất xe máy, Nhà máy bánh kẹo... đều có sinh viên ta làm việc.
         
Dần dà nhiều người VIỆT  định cư ở Kiev, Việt kiều nay do anh Phạm Văn Bằng làm Chủ tịch Hội Người Việt Kiev. Có báo Người Việt -Ukraina...
          Tôi bảo vệ luận văn xong 6/1978, đi làm đến tháng 8 năm 1978 thì về nước.
          Lễ phát Bằng tốt nghiệp trang trọng và vui. Trường hứa sẽ cấp bản sao nếu thất lạc bản chính để sử dụng khi cần.
          Bằng TN có hiệu lực trong Liên xô cũ và phe XHCN.
 
Thầy Trưởng khoa Xarancha GA
          Lên Matxcova nghỉ 10 ngày, máy bay chở cúng tôi về nước.
         
Xe ca Bộ Đại học đưa từ sân bay Nội Bài về Ga Hàng Cỏ.
         
Đi xích lô về nhà.
         
Chúng tôi thì về nước để xây dựng sự nghiệp của mình, sự nghiệp của một viên chức.
          8. Mấy Lời Cuối 
          Thời sinh viên đã kết thúc. Mọi người đều có bằng tốt nghiệp đại học, nhận xét của Chi Đoàn thanh niên và đôi người Chi bộ lưu học sinh ghi vào lý lịch Đoàn thêm là Cảm tình Đảng.
          1. Đinh Mạnh Hùng báo cho tôi là tôi do phấn đấu kém nên không được Cảm Tình Đảng như anh ta. Đúng là chỉ cần học giỏi là được. Trong số Nam anh ta vẫn học giỏi nhất.
          Bố Hùng là Tướng quân đội, nhà ở khu phố Lý Nam Đế của cán bộ quân đội cao cấp, ít nhất cũng Thanh Tước, Mai Dịch. Anh ta vào đảng và làm ở Phòng Công nghiệp Việt Nam. Vẫn là phục vụ khối Doanh nghiệp sản xuất...
          2. Phạm Quân cũng vào đảng, lên Phó Giám đốc Công ty Nhà nước. Anh đem xe hơi đến đón tôi đi họp lớp, ơn tôi xưa ở cùng có giúp đỡ sống chung năm thứ ba, thứ năm...
          3. Anh Trịnh Giang Long ở Vinh dạy Trường Công nhân kỹ thuật. Cựu chiến binh biết làm ăn. Chúng tôi quý annh ta và cho anh ta phụ trách lớp ACN 72-78 như cũ. Hà giúp anh ta phụ trách lớp vì cô cùng quê Nghệ An.
          4. Hồ Thị Hà là Tiến sỹ giáo viên trường ĐH Xây dựng Hà Nội. Nhà ở quận Ba Đình, chồng làm ở Bộ Tư Pháp. Gia đình khá giả chồng người Hà Tĩnh như Tiến Triều.
          5. Nguyễn Tiến Triều nguyên kỹ sư phòng Thiết bị Vật tư Tổng Công Ty Thăng Long Bộ GTVT. Anh ta có con trai, cháu nội, nhà ở Giảng Võ, Ba Đình...
          Xưa chúng tôi ở cùng nhau năm thứ tư. Toàn đến nhà chơi thì Sơn, Triều tiếp. Triều thich chơi bóng bàn.
          6. Trần Quang Điện cũng làm ở cơ quan thuộc Bộ GTVT như tôi và Triều nhưng ở Hải Phòng bên đường biển. Anh ta ở Hải Phòng với Phạm Quân. Tôi chưa gặp lần lần nào. Xưa Điện ở cùng Hùng 1 phòng. Hai người học giỏi. Điện tuy lùn nhưng chơi thể thao giỏi bóng bàn, bơi...
          Bố Trần Quang Điện nhà Bác sỹ quân y khoa Tai Mũi Họng cấp  tá. Ông có nghiên cứu khoa học chữa tai điếc đề tài "Vá màng nhĩ bằng da ếch"... tên là Dũng, làm nên cùng ngành Y với bố tôi.
          7. Riêng Hoàng Văn Hiện thất lạc tin tức không biết. Anh ta biết chơi đàn ghi ta. Hình như lưu vong chưa về nước.
          8. Nguyễn Đông Sơn. Nguyên Chuyên viên Văn phòng Ban Quản lý dự án Thăng Long - Bộ GTVT.
          Bố tôi tuy là Tiến sỹ (xưa gọi là Phó Tiến sỹ) nhưng sau khi về nước phấn đấu khó khăn hơn bố Hùng, mãi khi tôi về nước 8/1978 lương 100 đ chưa lên bìa C. Cuối năm 1979 bố tôi mới có bìa C (lương 115 đ).
 Trong 8 anh em có lẽ tôi bệnh tật hơn cả. Kết quả là chỉ có 1 cô con gái. Thiệt thòi về đời tư, chính trị (ngoài đảng) và công danh (viên chức ngạch thường vượt khung, bìa Dê, chưa phải là bìa C)

 

Bằng Tốt nghiệp đại học Xây dựng Kiev
 
Việc riêng hiện nay tôi không gặp bạn cùng lớp nên biết ít, khi nào biết sẽ bổ sung sau.
Chia sẻ:                  
Các bài khác: