Thứ bảy, 27/04/2024,

Thơ Đường (26/10/2016)

Thơ Đường được bắt đầu từ bên Trung Hoa, thời nhà Đường bên Trung Hoa rất xem trọng các văn hào, và cũng vì lẽ đó nên các quan trong triều bắt buộc phải biết làm thơ, cho nên trong thơ nhà Đường có rất nhiều thi sĩ nổi tiếng. Đặc biệt hơn nữa, các thi hào thời nhà Đường đã phát triển một lối làm thơ riêng biệt mà ngày nay chúng ta được biết là thơ Đường. 

Thơ Đường còn được gọi là "Đường Thi Thất Ngôn Bát Cú" tạm dịch là Đường thơ bảy chữ tám câu. Tám câu này được phân ra thành bốn cặp (cặp là hai câu giống nhau theo luật bằng trắc). 

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:
  • câu 1 niêm với câu 8
  • câu 2 niêm với câu 3
  • câu 4 niêm với câu 5
  • câu 6 niêm với câu 7


Cũng giống như Thất Ngôn Tứ Tuyệt, luật bằng trắc trong Đường Thi áp dụng cho những chữ 2, 4, và 6 trong mỗi câu; đặc biệt, những chữ 7 (chữ cuối của mỗi câu) cũng phải theo luật bằng-trắc (b=bằng, t=trắc). 

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 

câu 1: x B x T x B b (vần) 
câu 2: x T x B x T b (vần) 
câu 3: x T x B x T t 
câu 4: x B x T x B b (vần) 
câu 5: x B x T x B t 
câu 6: x T x B x T b (vần) 
câu 7: x T x B x T t 
câu 8: x B x T x B b (vần) 

Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".
Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ (vần Trắc).
Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Chữ Tới vần trắc, hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.
 
Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 
Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 

câu 1: x T x B x T b (vần) 
câu 2: x B x T x B b (vần) 
câu 3: x B x T x B t 
câu 4: x T x B x T b (vần) 
câu 5: x T x B x T t 
câu 6: x B x T x B b (vần) 
câu 7: x B x T x B t 
câu 8: x T x B x T b (vần) 

Ví dụ 1:

Thơ Vui Xem Bóng Đá (Quế Hằng)

Mùa bóng bố cu quyết chí lo

Rắp tâm anh sắm cái hình to

Ôm ti (vi) liếc vợ trông mà đã

Trải chiếu ngó chồng thấy đủ no

Mươi chú quần đùi co cẳng chạy

Vạn cô áo số chổng mông hò

Trận này vừa hết khai màn khác

Mẹ đĩ mệt nhoài ngáy Ó O...

World Cup 2010

Bài này là thơ Đường vần Trắc có chữ Bóng vần trắc, chữ chân câu 1 (lo), 2 (to), 4 (no), 6 (hò), 8 (O) vần và chân câu 7 chữ khác vần trắc

  • Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ 2Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương
1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông
2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không
3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bã!
4 T B T B Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến tình chung
7 B T B T Tương  lọ phải là trai gái,
8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

 

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 
Ví dụ 1:

Thương Vợ )Tú Xương)

  • Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụThương vợ1 của Trần Tế Xương
1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân  khi quãng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.
7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Bài này là bài thơ "Thương Vợ" của ông Tú Xương.

 Ví dụ 2:

Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến)

Trời thu xanh ngắt mất tầng cao câu 1: x B x T x B b (vần)

Cành trúc lơ thơ gió hắt hiu  câu 2: x T x B x T b (vần) 

Nước biếc trong như làn mây phủ câu 3: x T x B x T t    

Song thưa để lọt bóng trăng vào câu 4: x B x T x B b (vần) 

Mấy hàng trước dậu hoa năm ngoái câu 5: x B x T x B t    

Một tiếng trên không ngỗng nước nào câu 6: x T x B x T b (vần) 

Nhân hưng cũn vừa toan cất bút câu 7: x T x B x T t   

Nghĩ ra lại thẹn với cành đào. câu 8: x B x T x B b (vần) 

Ví dụ 3:

Đảng và Thơ (Tố Hữu)

câu 1: x B x T x B b (vần)  Tròn năm mươi tuổi Đảng và Thơ
câu 2: x T x B x T b (vần)   Từ Ấy hồn vui mãi tới giờ
câu 3: x T x B x T t            Mái tóc pha sương chưa cạn ý
câu 4: x B x T x B b (vần)  Con tằm rút ruột vẫn còn tơ
câu 5: x B x T x B t             Thuyền con vượt sóng không nghiêng ngả
câu 6: x T x B x T b (vần)   Nghĩa lớn xuôi dòng lặng ước mơ
câu 7: x T x B x T t             Mới nửa đường thôi còn bước tiếp
câu 8: x B x T x B b (vần)   Trăm năm duyên kiếp Đảng và Thơ
  

 

 

Điểm khó nhất trong Đường Thi là câu số ba và câu số bốn, bởi vì hai câu này được gọi là hai câu THỰC và hai câu năm và câu sáu là hai câu LUẬN.... hai cặp câu này luôn luôn đối nhau, danh từ (noun) đối danh từ, động từ (verb) đối động từ, tính từ (adjective) đối tính từ, quan trọng hơn cả là hai cặp câu này phải Ý đối Ý. 
Điểm cao nhất của Đường Thi là có thể HỌA THƠ với người khác, nghĩa là sẽ dùng lại tất cả những mang VẦN của bài thơ muốn họa tức là bài thơ của người đầu tiên (thường được gọi là bài Xướng Thi) để diễn tả theo ý thơ của mình. 
(ST) 

Note: 
Chủ ý để viết nên 1 bài thơ là để diễn tả cảm xúc, dùng từ ngữ mà diễn đạt tâm ý của người làm thơ, nhiều khi quá gò bó trong luật thơ có thể sẽ mất đi cái hứng làm thơ, vì vậy, nếu bài thơ khi đọc lên nghe êm dịu, xuôi tai, diễn tả được ý tứ và cảm xúc của tác giả thì không cần theo đúng luật thơ cũng có thể là 1 bài thơ hay phải không các bạn.  

 

  Tôi đã bổ sung từ wilki vào và tìm thêm  1 ví dụ luật trắc, 2 ví dụ luật bằng là 3 bài thơ Đường...

Chia sẻ

 Vần chính (chính vận) và vần thông (thông vận)

I. VẦN
 Vần, nghĩa là những tiếng có cùng một ÂM HƯỞNG; hai tiếng có cùng giọng phát âm thì VẦN với nhau được... hai tiếng không VẦN với nhau thành ra LẠC VẬN, trái luật thơ.
Tuy hồn thơ, lời và ý đều quan trọng, nhưng nếu bài thơ không có VẦN thì không gọi là thơ. Cho dù là thơ MỚI (không chú trọng đến luật) cũng cần phải có VẦN thì bài thơ mới hạy.
Tiếng BẰNG vần với tiếng BẰNG, tiếng TRẮC vần với tiếng TRẮC... không có điều ngoại lệ.
 
1. VẦN CHÍNH
 
a. Vần chính của vần BẰNG: 
 
A vần với A hoặc À, E vần với E
hoặc È, AN vần với AN
hoặc ÀN, INH vần với INH hoặc ÌNH
 
Một ví dụ cho vần chính của vần BẰNG: 
 
Pháo nổ dồn, pháo nổ DỒN,
Pháo đang xâu xé tâm HỒN lẻ loi... 
 
b. Vần chính của vần TRẮC:
 
- Á với Á, Ả, Ã, hoặc Ạ vần với nhau
- É với É, Ẻ, Ẽ, hoặc Ẹ vần với nhau
 
Một ví dụ cho vần chính của vần TRẮC: 
 
Cứ mỗi độ chiều về bên SUỐI,
Anh trộm nhìn đắm ĐUỐI dáng hoa...
 
2. VẦN THÔNG
 
a. Vần thông của vần BẰNG: 
 
Vần thông là những tiếng không có cùng một ÂM như các vần CHÍNH, nhưng có cùng một giọng PHÁT ÂM, có thể ăn vận với nhau được. Nếu không am hiểu vần THÔNG chúng ta rất dễ bị LẠC VẬN khi làm thơ. Vì thế khi muốm dùng vần thông, chúng ta cần phải hiểu rõ luật vần thông.VẦN THÔNG là những tiếng có sự vận động của môi và lưỡi rất giống nhau khi ta phát âm. Nên thuộc lòng những vần thông này, nếu không thì nên dùng chỉ vần chính mà thôi.
 
TÓM TẮT các VẦN THÔNG của vần BẰNG 
 
- A và Ơ thông với nhau, Ơ và Ư thông với nhau (Nhưng A và Ư KHÔNG thông với nhau được)
- E, Ê và I thông với nhau
- O, Ô và U thông với nhau
- AI thông với AY, AI thông với tất cả các ÂM sau đây: OI, ÔI, ƠI, ƯƠI, UI. Tất cả những ÂM trên THÔNG với nhau, nhưng AY, tuy thông với AI mà không thông với các ÂM trên.
- AO thông với AU, AU thông với ÂU, nhưng AO không thông với ÂU
- AO thông với tất cả các âm sau: EO, ÊU, IÊU, IU, ƯU, nhưng AU và ÂU không thể thông với các ÂM trên.
- AM thông với ƠM
- ĂM thông với ÂM
- ÊM thông với IM và EM
- AN thông với ƠN
- ĂN thông với ÂN và UÂN
- EN, IN, IÊN, và UYÊN thông nhau
- ON, ÔN và UÔN hoặc UN thông nhau
- ANG và ƯƠNG thông nhau, ƯƠNG và UÔNG thông nhau, nhưng ANG không thông với UÔNG
- ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau
- ONG, ÔNG, và UNG thông nhau
- ANH, ÊNH và INH thông nhau 
 
Lưu ý:
- ĂN và ĂNG, ÂN và ÂNG, hay UN và UNG, ON và ONG, ÔN và ÔNG vv... không thông nhau. Những chữ có "G" theo sau nhất định chỉ thông với những chữ có G theo sau.
 
b. Vần thông của vần TRẮC 
 
Vần thông của vần TRẮC cũng dựa theo nguyên tắc như những vần thông của vần BẰNG
 
Vần thông có nguyên âm đứng cuối: 
 
- É, Í, Ẻ, Ỉ, Ẽ, Ĩ, Ẹ, Ị thông với nhau. Cũng như vần BẰNG tất cả những âm I có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều có thể thông với những âm Y có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG, nhưng Y không thông được với E.
- Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
- Ọ và ỦA thông nhau (tất cả các âm O và UA có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều thông)
- ĨA và UỆ thông nhau
- ÁO, IỄU, ẢO, YẾU, ÉO, ỈU, ỮU và tất cả các đồng âm có dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần được
- ÓI, ẢI, Ội, ỠI, ƯỢI, ÚI và các đồng âm có các dấu SẮC, HỎI, NGÃ, NẶNG đều vần nhau được.
 
Vần thông có phụ âm đứng cuối: 
 
- ẤC và ỰC thông nhau 
- ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
- ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau
- ÓNG và ÚNG thông nhau
- ẬT và ẮT thông nhau
- ẬT và ỨT thông nhau
- ÚT và UỐT thông nhau vv... 
 
Tóm lại: vần thông của vần TRẮC không khác so với vần thông của vần BẰNG về ÂM, tuy nhiên ta cần hiểu rõ khác biệt giữa TRẮC và BẰNG. 
 
II. GIEO VẦN 
 
Sau đây là các điều cần nhớ trong cách GIEO VẦN: 
 
1. A, Ă, Â rất thường được GHÉP với một phụ âm khác như C, M, N, P, T để tạo thành âm GHÉP như: AC, ĂC, ÂC... AM, ĂM, ÂM... AN, ĂN, ÂN... AP, ĂP, ÂP... AT, ẮT, ẤT vv... Những vần GHÉP nói trên CHỈ thông được với nhau khi có cùng một phụ âm đứng trước.
 
Ví dụ:
 
- BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... tuy nhiên BÁT thông được CÁT hay MÁT vì chúng đều có âm GHÉP "AT" theo sau. 
- TAM thông với TĂM hay TÂM, mà KHÔNG thông với CĂM hay CÂM, cũng KHÔNG thông được với TRĂM hay TRÂM... tuy nhiên TAM thông được với CAM, TRAM, vì chúng có cùng âm GHÉP "AM" theo sau.
- TAN thông với TĂN hay TÂN, mà KHÔNG thông với VĂN hay VÂN vv... 
 
2. Khi có vần GHÉP bằng 2 hoặc 3 chữ nguyên âm với một phụ âm đứng cuối: IÊN, UYÊN, UÂN, UÔN, ta nên lấy 2 chữ cuối cùng làm VẬN CĂN, Có nghĩa là dựa theo hai chữ cuối cùng mà gieo vần... 
 
Ví dụ: 
 
- EN, IN, vần với YÊN hay UYÊN
- ÂN vần với UÂN
- ƠN vần với OAN
- ON vần với UÔN 
 
3. Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm với 2 phụ âm 
 
Thí dụ như chữ ƯƠNG... thì ta nên lấy 3 chữ cuối mà làm VẬN CĂN để GIEO VẦN. Cho nên: ƯƠNG vần với ANG, Cũng nên nhớ: ƯƠNG vần với UÔNG vì Ơ vần với Ô, nhưng UÔNG không vần với ANG vì Ô không vần với A. 
 
4. Vần GHÉP bằng 2 hay 3 nguyên âm: 
 
Khi có loại âm này thì ta nên theo âm điệu mà lấy 1 hay 2 chữ ấy mà làm VẬN CĂN.
 
Ví dụ: 
 
- OA, OE, UÊ, UY... thì vận căn là A, E, Ê, Y; nên OA vần với A, OE vần với E, UÊ vần với Ê, UY vần với I hay Y.
- UÂY vần với ÂY
- IA, UYA, UA, ƯA... vận căn là I, Y, U, Ư, mà chữ A đứng cuối không ảnh hưởng chi cả
- I vần với IA
- A vần với IA trong chỉ một chữ GIA, không vần với IA bắt đầu bằng phụ âm khác, như TIA, KIA...
- Ư vần với ƯA
- Ô vần với UA vv... 
 
5. Lưu ý: 
 
- Hai tiếng đồng âm và đồng nghĩa thì không vần được với nhau!
- Hai tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì vần được với nhau! 
 
(Theo Hoàng Thứ Lang)
 
Ban Quản trị XƯỚNG HOẠ ĐƯỜNG THI
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Chia sẻ
Chia sẻ:                  
Các bài khác: