Thứ bảy, 27/04/2024,

Cách làm thơ Lục bát (16/10/2016)

 1. Mấy lời nói đầu:

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể loại thơ của dân tộc ta. Thơ lục bát bao gồm từ hai câu trở lên, trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu, các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục và câu bát rồi đến cặp câu lục và câu bát tiếp theo. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật về thanh và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Luật vần chính là hình thức kết nối các câu thơ lại với nhau.

A - Thanh luật  trong thơ lục bát

1. Vần tiếng Việt
+ Vần tiếng Việt bắt đầu bằng các nguyên âm, là nguyên âm hoặc nguyên âm ghép với các phụ âm đơn hoặc phụ âm kép.
Ví dụ: Từ TA có vần là A là nguyên âm A.
Từ THAN có vần là AN là nguyên âm A ghép với phụ âm đơn N.
Từ THANH có vần là ANH là nguyên âm A ghép với phụ âm kép NH.
 
+ Vần tiếng Việt nếu có hai nguyên âm đứng đầu thì tính cả hai nguyên âm đó. Ví dụ: Từ TOANH có vần là OANH.
Tuy nhiên cũng có trường hợp lại chỉ tính từ nguyên âm thứ hai. Việc xác định vần trong trường hợp này nên tra cứu bảng thống kê vần trên đây để tham khảo. Ví dụ:
- Từ “quện” có vần là “ên” chứ không phải “uên” vì trong bảng tra vần không có vần “uên”.
- Từ “giang” có vần là “ang” chứ không phải “iang” vì trong bảng tra vần không có vần “iang”

 

Bảng Vần tiếng Việt có các cột (6) đứng đầu là nguyên âm:  A - E- O- Ô - U - Ư
 
+ Tiếng việt có các vần sau:
 
a
ac
ach
ai
am
an
ang
anh
ao
ap
at
au
ay
ăc
ăm
ăn
ăng
ăp
ăt
âc
âm
ân
âng
âp
ât
âu
ây
e
ec
em
en
eng
eo
ep
et
ê
êc
êch
êm
ên
êng
ênh
êp
êt
êu
i
ia
ich
iêc
iêm
iên
iêng
iêp
iêt
iêu
im
in
inh
ip
it
iu
o
oa
oac
oach
oai
oam
oan
ang
oanh
oao
oap
oat
oay
oăc
oăm
oăn
oăng
oăp
oăt
oc
oe
oec
oem
oen
oeng
oeo
oep
oet
oi
om
on
ong
ooc
oong
op
ot
 
ô
ôc
ôi
ôm
ôn
ông
ôông
ôp
ôt
ơ
ơc
ơi
ơm
ơn
ơng
ơp
ơt
u
ua
uân
uâng
uât
uây
uc
uêch
uênh
ui
um
un
ung
uôc
uôi
uôm
uôn
uông
uôt
up
ut
uy
uya
uych
uyêc
uyên
uyêt
uym
uyn
uynh
uyp
uyt
uyu
ư
ưa
ức
ưi
ưm
ưn
ưng
ước
ươi
ươm
ươn
ương
ươp
ươt
ươu
ưt
ưu
y
ych
yêm
yên
yênh
yêt
yêu
ym
yn
ynh
yp
 
2. Thơ lục bát có các loại vần sau:
Mỗi vần có hai dạng là VẦN BẰNG và VẦN TRẮC tùy thuộc vào các thanh (còn gọi là dấu) kèm theo nó. Ví dụ: vần “an” có “an”, “àn” là vần bằng, “án”, “ản”, “ãn”,“ạn” là vần trắc.
 
+ Vần bằng: là vần không có thanh và vần có thanh huyền (tức dấu huyền). Ví dụ:
 
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
 
thì từ “ta”, “nhau” có vần không thanh (không dấu). Còn từ “là” có vần có thanh huyền (dấu huyền).
 
+ Vần bằng trong thơ lục bát: Từ thứ 6 câu lục và từ thứ 8 câu bát thường là vần bằng. Vần được nối tiếp từ vần chân câu lục sang vần lưng (tức vần yêu) của câu bát. Vần chân câu bát lại nối tiếp hiệp vần với vần chân câu lục tiếp sau...
 
+ Vần trắc: là các vần có một trong các thanh: sắc, hỏi, ngã, nặng. Ví dụ:
 
Tò vò mà nuôi con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
 
Các từ “nhện” và “quện” mang vần trắc. Trường hợp này rất ít khi dùng. Nếu sử dụng thì bao giờ từ thứ 6 của câu lục và câu bát cũng đều phải dùng thanh trắc.
 
+ Vần chân: là vần ở cuối câu lục và cuối câu bát. Ví dụ:
 
Một đời đuổi bóng bắt hình
Tóc sương mới ngộ ra mình ngu ngơ.
 
Thì vần “inh” trong từ “hình” ở câu lục, vần “ơ” trong từ “ngơ” ở câu bát là các vần chân.
 
+ Vần chính và vần phụ: Vần gieo ở câu trước là vần chính, vần gieo ở câu sau là vần phụ. Nếu vần câu sau cùng vần với vần câu trước thì cũng là vần chính.
 
+ Vần yêu: Là vần ở giữa câu bát, thường là vần ở từ thứ 6, nếu vần rơi vào từ thứ 4 thì từ thứ 6 phải chuyển ngược thanh với từ thứ 4. Ví dụ:
 
Yêu em anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không.
 
+ Điệp vận: Vần tiếp sau giống hệt vần trước.
 
+ Phong yêu (lưng ong): Trong một câu mà vần lưng và vần chân đều cùng một vần thì gọi là phong yêu. Cần tránh phong yêu vì đọc lên nghe không hay.
Ví dụ:
 
Cả đêm thao thức bồn chồn
Râm ran tiếng mõ dập dồn đầu thôn.
 
+ Lạc vận: Là vần chân câu lục sang vần lưng câu bát, vần chân câu bát sang vần chân câu lục tiếp theo lại không cùng vần, đọc nghe mất âm điệu. Ví dụ:
 
Mang danh kẻ sĩ Bắc 
Lại chui vỏ ốc, lại chuồn đi đâu.
 
+ Vần thông và lân vận (vần ép): Các vần nối tiếp nhau phải cùng vần (vần chính), nếu vần tiếp theo khác hẳn vần chính thì lạc vận, nếu gần giống vần chính thì gọi là lân vận, nếu vần đọc lên nghe na ná vần chính thì gọi là vần thông (vần phụ).
Ví dụ:
 
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
 
 3. Luật Vần Bằng Trắc trong thơ lục bát
 
Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ.
 
Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B
Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân  B - T - B
Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B


Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục và câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc, 
những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể:
Ví dụ:

Có sáo thì sáo nước trong T-T-B
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B
 
 Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta cũng gọi là lục bát biến thể:

Con cò lặn lội bờ sông B-T-B
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

B - Cách gieo vần trong thơ lục bát

Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. 
Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám c
âu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp theo.
Ví dụ : (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo  ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
 
 

Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu bát đó.
Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm (B-T-B)
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.(T-B-T-B)

Tiểu đối trong thơ lục bát:
Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.
Ví dụ (Huyền - Ngang):

Đau đớn thay phận đàn bà T-T-B
Lời rằng bạc mệnh cũng  lời chung. B-T-B-B

 

Hay ngược lại (Ngang - Huyền):
Đi vạn dặm, viết nghìn trang T-T-B
Khơi trong gạn đục vẻ vang một đời. B-T- B-B


Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát:
Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.
Ví dụ:
Bắt phong trần phải phong trần (B-T-B)
Cho thanh cao mới được phần than cao -B-T-B-B
 
Gieo vần thơ lục bát theo luật vần khá phức tạp như vậy là do nó được sử dụng và phát triển lâu đời. Thanh luật cũng biến hóa từ chuẩn, biết thế, tiểu đối...
Tập làm dần sẽ quen làm thơ lục bát và tất nhiên tùy theo năng khiếu mà người ta đạt được nhiều ít kết quả.
(ST)
Chúc các bạn thành công.
 
Chia sẻ:                  
Các bài khác: