Thứ sáu, 26/04/2024,

MỐI TÌNH TỪ TRƯỜNG SƠN (15/12/2013)

N

MỐI TÌNH TỪ TRƯỜNG SƠN
 

 

 

                              Hai vợ chồng chị Bích Đào đứng bên tay trái thuhienhoa và đồng đội

 

khoác ba lô lên đường nhập ngũ, chàng phóng viên trẻ của báo Hà Nội trở thành người lính lái xe Trường Sơn, những con đường gập ghềnh gian khó của Trường Sơn cùng với những tấm gương dũng cảm hy sinh của đồng đội đã làm trái tim của chàng phóng viên giàu cảm xúc viết lên những bài báo mang tính thời sự nóng hổi nhưng cũng chứa chan nghĩa tình dồng đội, cũng trong thời gian này, mỗi khi trực ở tổng đài anh nhận ra giọng một chiến sỹ gái ngọt ngào và rất giàu cảm xúc mỗi khi nói đến sự hy sinh của những chiến sỹ lái xe, trong cái khắc nghiệt của chiến tranh, mỗi khi nghe giọng của chị anh thấy lòng mình dịu lại.

 

Người chiến sỹ gái thông tin có cái tên Bích Đào chị có vẻ đẹp rất hiền hậu nên mọi người trong đội văn nghệ của binh trạm ba hai đều  gọi chị là búp bê, chị được trời phú cho giọng nói dịu dàng và một giọng hát chèo rất trong trẻo, nên ngoài công tác thông tin chị là một thành viên văn nghệ  rất sôi nổi

Một

buổi trưa Trường Sơn, đội văn nghệ chuẩn bị đi biễu diễn, nhưng chị Bích Đào sốt rất cao, chị đội trưởng giỗ dành
- Búp bê ở nhà sốt cao gắng chịu đựng nhé! các chị chị đi biểu diễn một lúc rồi về nấu cháo cho búp bê.
Nhưng chỉ nửa tiếng sau chị nghe  tiếng bom lay chuyển cả căn hầm chị đang nằm, cùng lúc ấy chị nhận được tin cả đội đã hy sinh trên đường. Bầu trời như sụp xuống, cơm mưa rừng ập tới, giống như nỗi đau buồn trong lòng chị vậy! chị lao ra khỏi hầm, chạy về phía có tiếng bom Chị gào lên!  Gọi những cái tên thân thương đã vĩnh viễn nằm lại, chị che mảnh áo mưa cho những người đồng đội, máu của họ chảy lẫn với mưa rừng... mọi người dìu chị về, cơn sốt làm chị mê man, chị đau ngờ chỉ còn một mình, nỗi cô đơn thương tiếc và buồn đau. Chị chia sẻ với anh, giọng chị nấc lên nghẹn lại, anh cảm thấy gắn bó với chị hơn ,muốn che chở cho chị dù anh chưa hề biết mặt chị,  mọi người đều biết anh chị thường động viên an ủi nhau mỗi khi gặp nhau làm nhiệm vụ ở tổng đài. Mùa khô năm 1968 chàng phóng viên lúc này đã làm ở ban tuyên huấn của binh trạm, anh chị lúc này mới gặp nhau trong một đợt tập huấn, anh không tin ở mắt mắt mình nữa, Chị đẹp hơn anh tưởng tượng rất nhiều, gương mặt hiền hậu và dễ thương như giọng nói của chị vậy! Chị thấy mình thật hạnh phúc, anh lái xe vui tính có cái tên Công nghĩa Hoàn đang nắm chặt tay chị, anh đẹp trai, gương mặt thông minh và rất vui tính, mọi người đều biết hai người đã có tình cảm với. Thủ trưởng gọi hai nguời và gợi ý cho anh chị nghỉ phép để làm lễ cưới, nghe thủ trưởng gợi ý cả hai anh chị đều ngỡ ngàng nhìn nhau,  họ chưa nói lời yêu bao giờ ,với anh một tình yêu đã hình thành nhưng vẫn giữ kín trong lòng
  - Mình có cưới được không anh ? để xin nghỉ phép
  -  Có chứ sao lại không nhỉ ?
 Anh lính phóng viên vui tính dí dỏm trả lời, anh hiểu chị cũng như anh, trong chị đã có một tình yêu
Cho đến bây giờ khi kể lại với chúng tôi, chị cũng không hiểu sao lúc đó lại hỏi anh câu ấy. Thế rồi hai người lính đi phép bảy ngày, thời đó đi về hai quê. Hà Nội quê anh và Nam Hà  quê chị không dễ dàng và tốn nhiều thời gian, nhưng về địa phương đều được sự thông cảm và làm đăng ký kết hôn nhanh gọn, trong hoàn cảnh chiến tranh thực phẩm khan hiếm ông bố của chị Bích Đào làm thịt con chó để bà con đến ăn mừng hai người lính Trường Sơn (Gía mà ở thời bây giờ chắc chẳng ai dám dùng thịt chó cho tiệc cưới). Thế nhưng có sao đâu, lễ cưới trong hoàn cảnh Đất Nước đang có chiến tranh, bà con lối xóm nhiệt tình đến dự lễ cưới mộc mạc, giản dị nhưng thắm đượm tình cảm của Hậu Phương. Hết bảy ngày phép hai vợ chồng người línhTrường Sơn lại khoác ba lô trở lại chiến trường, họ đã vượt qua bao nhiêu bom rơi đạn nổ, anh phóng viên vẫn hăng say với công việc của mình ở ban tuyên huấn, còn chị vẫn cất cao tiếng hát trong trẻo của mình trên các ngả đường phục vụ những đoàn quân trên đường ra trận...  sau này hòa bình anh lính phóng viên cùng với nghiệp vụ của mình đã trở lại báo Hà Nội, có vốn sống từ những năm ở chiến trường, cùng nghi lực phấn anh đảm nhiệm chúc vụ  phó tổng biên tập báo Hà Nội mới, và tổng biên tập Báo kinh tế đô thị.

 

Bây giờ hai anh chị đã nghỉ hưu, anh vẫn dành thời gian cho những người đồng đội, anh có hẳn một tập sưu tầm những bài thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật, kể cả những bài chưa đăng bao giờ, đó là người đồng đội đã có những kỉ niệm gắn bó khi anh công tác ở binh đoàn Trường Sơn. Anh vừa mở đĩa thu lại hình ảnh anh chị đi thăm chiến trường xưa ... chị khóc rất nhiều khi kể lại sự hy sinh của đội văn nghệ, còn anh cho chúng tôi xem những bài viết từ hồi ở báo Trường Sơn, những bài viết về thơ Phạm Tiến Duật với bộ đội Trường Sơn, tôi tặng anh chị CD mà tôi tự ngâm những bài thơ tôi viết về Trường Sơn trong đó có một bài thơ tôi viết về nhà thơ Phạm Tiến Duật, anh cười và nói với tôi

 

- Tớ thèm được sống như các cậu lắm!

 

 chúng tôi mải mê xem, quá bữa lúc nào không biết, chị đã chuẩn bị một mâm bánh trôi bánh chay, vẫn giọng nói ngọt ngào chị mời chúng tôi
- Mời những người đông đội của tôi ăn bánh đã nào, bánh tôi tự làm, chuẩn bị từ hôm qua.

 

Chị thật khéo tay, món bánh chị làm vừa đủ ngọt, lính Trường sơn gặp nhau thật đơn giản, kể cả khi ăn, những câu chuyện về Trường Sơn cũng không dứt. Tôi ăn xong, ngắm nhìn bức ảnh anh chị cùng  hai cháu một cháu trai và một cháu giáí, một thời gian nan vất vả  vì các cháu đau yếu đã qua bây giờ các cháu đã lập gia đình, hai nguời lính Trường  Sơn năm xưa đã lên ông bà nội, ngoại , tôi mừng vì anh chị có nhiều may mắn trong chiến tranh cũng như trong cuốc sống thời bình, mừng hơn nữa là anh chị vẫn dành tất cả tình cảm cho những người Đồng Đội. Chia tay anh chị, chúng tôi đi dọc bờ  sông, dòng Sông Hồng đỏ đậm phù sa đang vỗ sóng nhẹ nhàng trong chiều mùa xuân ấm áp, tôi hái những bông hoa đồng nội thả xuống dòng sông, thầm gọi tên những nguờì Đông Đôi đã ngã xuống, máu của  các anh các chị đã thấm vào lòng đất mẹ, chảy vào những dòng sông đỏ đậm phù sa... làm xanh thắm màu xanh bình yên. Các anh các chị hãy yên nghỉ. Chúng tôi những người đồng đồi vẫn viết tiếp về các anh các chị về ngày hôm qua... về những người lính Trường Sơn năm xưa ... trời đã xế chiều, tôi nhìn về phía làng của anh chị, một làng cổ ngoại ô ven sông hồng ở đó ngôi nhà của hai người lính Trường Sơn luôn có những cuộc gặp gỡ rất thú vị, những cuộc gặp gỡ của những người lính Trường Sơn và những kỷ niệm về mối tình từ Trường Sơn của họ vẫn được đồng đội nhắc đến như một bản tình ca..

thuhienhoa Mùa Xuân 2010

Chia sẻ:                  
Các bài khác: