KÝ SỰ NHỮNG CHUYẾN ĐI
Năm nay bộ môn thơ đã làm tốt công tác chuẩn bị.Mặc dù do tâm lý sợ cái nắng khắc nghiệt của tháng sáu và một phần do tuổi cao ngót nghét trên bảy mươi nên số hội viên về Đường Lâm cũng không được đầy đủ như dự kiến.
Nhưng Chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch. Đúng vào lúc sáu giờ sáng, ngày 18 tháng 06 năm 2019 xe 30 chỗ, cùng các hội viên các huyện miền chân sóng như Hải Hậu , Giao Thủy ...và Trực Ninh đã có mặt tại 171 Trần Hưng Đạo Nam Định...Khoảng 5 phút sau chúng tôi nhằm hướng Tây cho xe chạy. Vì hôm nay chúng tôi về xứ Đoài. Khoảng hơn 7 giờ sáng chúng tôi dừng xe ăn sáng bánh cuốn chả tại Phủ Lý. Tham gia đoàn chúng tôi có Thạc sỹ Họa sỹ, Tổng biên tập Tạp Chí Văn Nhân kiêm Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định Đỗ xuân Dương các nhà thơ Việt Nam cổ thụ Phạm Trọng Thanh, Đỗ Phú Nhuận , Phạm Trường Thi, cùng nhà giáo ưu tú , nhà thơ Hoàng Trung Hiếu dù tuổi cao vẫn hăng hái cùng thực hiện chuyến điền dã này cùng Hội viên bộ môn thơ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nam Định. Thủ tục giải quyết hậu cần nhanh gọn đoàn chúng tôi tiếp tục hành trình.
Một buổi sáng tháng sáu giữa mùa Đại Thử mà khéo sao có mây vần vũ từ biển tràn vào mưa bay giăng giăng không khí mềm hơn như dải lụa thanh thiên ấp iu non Tản... Ba Vì mờ ảo phía tây xa xa Bầu trời dịu hiền như một nàng tiên nữ kiêu sa đỏng đảnh thi thoảng lại than dài thở ngắn nhỏ lệ sầu tư lưu luyến Chia ly một điều hệ trọng gì đó. Nó tương tự như một văn bản báo hiệu một ngày đình chiến của thần lửa tháng 6 dành cho chúng tôi vi hành một ngày sao cho mát mẻ thuận buồm xuôi gió. Đó là một điều không ai ngờ tới có một ngày trời đẹp trời thương. Hay đó là sự hiển linh thể hiện quyền năng của các Thánh thần như Bố cái Đại vương, Ngô Vương và Đức Thánh Tản viên đã hiểu thấu nỗi lòng của chúng tôi và đã ban cho một ngày tuyệt diệu thi thoảng có mưa nhẹ trời xứ Đoài mây xà xuống rì rào tâm sự với muôn điệu vũ khúc đồng xanh chào đón chúng tôi với những làn gió sớm hương đồng ngào ngạt tỏa hương dịu mát trong lành. Chúng tôi qua Đan Phượng , qua Phùng hướng về Thành Sơn Tây xe bon bon chạy. Mây xứ Đoài bảng lảng không gian dịu mát đường phố nhộn nhịp tấp nập người xe trên con đường điền giã mà chúng tôi đã qua... Tổng kết chuyến đi ông Phạm Ngọc Quang trưởng bộ môn thơ đánh giá đây là một chuyến đi thành công nhất. Đã được Thiên Địa Nhân thông cảm cùng chia xẻ ủng hộ chúng tôi một ngày êm dịu mát mẻ và có nhũng mạnh thường quân chia xẻ để chuyến thăm làng cổ Đường Lâm – đến thăm quê hương của cố thi sỹ Tản Đà. Thêm phần đậm đà và phong phú đa dạng. Như vậy chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi có phần lời so với kế hoạch: - chúng tôi đã đến được miền đất thiêng “Xứ Đoài mây trẳng” thắp hương tại khu di tích đền thờ Ngô Quyền..thăm nơi thờ cúng Bố Cái Đại vương, thăm những giếng cổ .Đường lâm là một trong những vùng địa linh nhân kiệt.Thừa hưởng linh khí của Tản Viên sơn. Một làng cổ lắng đọng vùng giầu tài nguyên trầm tích của Hai dòng sông Hồng và sông Đà tạo nên linh khí và hồn cốt Xứ Đoài hôm nay. Đường Lâm nơi ấy không xa Khoang Xanh, Suối Tiên,ta ngẩn ngơ trước màu xanh ngút ngàn của đồng cỏ, Ba Vì sừng sững phía Tây xa xa là đỉnh (Tản viên sơn) dưới chân núi có khu di tích Đá Chông( K9 ). Là nơi xưa kia Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn làm một.trong những căn cứ địa kháng chiến và sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng là nơi bảo quản thi hài Hồ chủ tịch trong thời kỳ kháng chiến chống chiến tranh Phá hoại của Đế Quốc Mỹ. . . Một số.địa danh kể trên tôi đã đi qua và cũng có địa danh tôi tổ chức cho nhân dân trong khu phố nơi tôi sinh sống về thăm như K9 (Đá Chông)...
Tới đây tôi bỗng nhớ lại một bài thơ ghi lại dấu ấn Đá Chông như một kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong gần 50 đảng viên trong chi bộ cùng một số bà con nhân dân trong tổ dân phố số 8 Phường Vị xuyên. Chúng tôi coi đó như thực hiện một chuyến về Nguồn và ngay tối hôm đó. “ TRẦM TÍCH” đã được đọc trên xe cho mọi người nghe, Năm sau Bài Trầm tích đã được đăng trong Tạp Chí Văn Nhân số 119 tháng 5-6-2018 Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-5-1890 / 19-5-2018). Nội dung bài thơ tôi muốn ghi lại sự kiện quan trọng mà Trung ương Đảng đã đưa thi hài của Hồ Chủ Tịch về K9 trong đêm lăng lẽ trên chiếc xe quân sự Zin 57 không bật pha đi ngầm trong đêm đến điểm dừng K9 ( Đá Chông) dưới chân Núi Tản ngọn núi thiêng nhất của hàng triệu ngọn núi trên dải đất miền Bắc Việt Nam. Đến với Đá Chông trí tưởng tượng chúng ta càng phong phú về nỗi gian nan vất vả của đội ngũ cán bộ nhân viên đảm nhận nhiệm vụ đặc biết thiêng liêng bí mật này. Kể cả những lần di chuyển thi hài của Người vượt Sông Đà sang đất Phú Thọ phòng tránh tập kích của không quân Mỹ Thật thiêng liêng cao quý vô ngần. Theo Di chúc của người Thi hài xẽ được hỏa táng chia thành ba lọ gủi về ba miền Bắc Trung
TRẦM TÍCH
Người về với đất tắm sương
Rừng Thiêng lá biếc tỏa hương an lành
Vòng đời mấy cuộc giao tranh
Pháp thua Mỹ cút xây thành nước non.
Tạc vào Lịch sử vàng son
Ba Vì Mộ gió rêu mòn Đá Chông
Sương ru K. 9 mênh mông
Vĩnh hằng tạc cõi hư không Xứ Đoài
Lăng Xương di cốt hiền tài
Tản Viên Trầm tích hình hài nước non.
PLQ
Hôm nay trở về với Xứ Đoài chúng tôi vỡ oà trước Cổng làng cổ:Đường Lâm, vừa dân dã, vừa cổ kính. In đậm dấu ấn của nền văn hóa sông Hồng. Một biểu tượng đặc trưng cho làng quê Bắc bộ xưa kia,cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng của thần núi Thánh Tản Viên Sơn và thủy thần Thủy Tinh...Với những con đê khổng lồ sừng sững chạy dài theo hai bên bờ sông Hồng sông Đà một minh chứng về sự kiên cường chống lại kẻ thù bốn chân, cũng như kẻ thù hai chân trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng trước một cổng làng cổ nhất còn nguyên vẹn trước thử thách của thời gian mưa nắng một biểu tượng vĩnh hằng tồn tại đặc trưng văn hóa của châu thổ Sông Hông xưa. với một bên là gốc đa cổ thụ phủ bóng xuống hồ nước xanh trong bên kia đường Trước cổng làng là thảm lúa xanh rờn rì rào trong gió sớm như một tấm thảm nhung xanh trải dài chạy tít tắp về phía triền đê xa xa. Sau Khi chúng tôi tiến hành nghi lễ dâng hương trước đền thờ và lăng mộ vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền. phút xúc động trào dâng trong lòng chúng tôi sự cảm nhận về sự linh thiêng háo sảng báo ứng hiện về Thiêng liêng gần gũi ấm áp lạ thường một vùng quê đặc biệt một làng sinh ra Hai vua. Dưới bóng cây cổ thụ rậm rạp xum xuê đón nhận làn gió rì rào như muôn lời tâm sự của hai bậc Quân Vương nhắn gửi những lời đặc biệt về trách nhiệm nghĩa vụ của con dân nước Việt giữ vũng truyền thống Hào hùng của dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục trước thế lực Ngoại Bang... Để có một Đường Lâm Hôm nay là sự quy tụ đồng thuận của nông dân các thôn Mông Phụ , Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm. Với Gần 500 ngôi nhà cổ, tường đất đá ong sứt sẹo hằn những vết vồ đập chình tường thời gian càng lùi dần thì sự bền vũng và ổn định càng được khẳng định...Chúng tôi đã về thăm Đình Mông Phụ , chùa Mía. Rõ ràng Đình Mông Phụ là một ngôi Đình của người Việt Cổ còn xót lại đến ngày Hôm nay cột gỗ lim còn nguyên đến nay có niên đại trên dưới 500năm Đình Được xây dựng tại trung tâm làng có năm gian ba gian giữa cùng hai gian hồi kiến trúc theo kiểu nhà sàn cả năm gian còn lát sàn bằng những tấm lim cổ tím sẫm đen bóng mầu thời gianĐình thờ thành hoang Tản Viên Sơn Thánh Người đúng đầu trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam.sân đình thấp là nơi thu gom nước người ta coi đó như miệng rồng nước thoát ra hai bên đình tạo thành hai chiếc râu rồng. hai Bên sân đình có hai day nhà kiến trúc cân đối giông nhau gọi là dải văn dải vũ. ( tương tự như một bên là Thanh Long Một bên là Bạch Hổ trấn giữ cho làng xóm thanh bình, an nhiên tự tại. có thể nói đó là một ngôi đình gỗ lim cổ nhất mà tôi đã gặp và là một kiến trúc cổ rất đáng tự hào...về những nét văn hóa cổ Việt Nam nơi đây còn lưu giữ. Gần trưa chúng tôi đên thăm (Chùa Sùng Nghiêm) tục gọi là chùa Mía một ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất trong các chùa ở Việt Nam...Hầu hết các tượng Phật đều được tạc bằng Đồng , gỗ hoặc đất sét, Trước Cổng chùa là một không gian chợ quê không ồn ào huyên náo như những chợ khác. Qua cổng tam quan chúng tôi vào sân chùa. Ở đây thật thanh tịnh, thanh bình và yên ả, nó mang đến cho chúng tôi sự thiêng liêng gần gũi an lành và an lành cảm ơn đên bà chúa Mía là thứ phi Của chúa Trịnh Tráng đã phát nguyện tâm đức vận động quyên góp để xây dựng lên ngôi chùa này.
Về với Đường Lâm nơi khởi nguồn phát tích của đất Hai vua: Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, và vua Ngô Quyền. Người đầu tiên đánh trận thủy chiến trên Bạch Đằng Giang Tiêu diệt toàn bộ đoàn quân phương Bắc xóa tan mông xâm lăng chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc Đế chế Hoa Hạ Trung Nguyên. Lửa truyền thống không bao giờ tắt trên đất Đường Lâm là quê hương của bà Man Thiện ( mẹ của Hai Bà Trưng) là quê hương của Bà Chúa Mía , của Thám Hoa Giang Văn Minh , Phan Kế Toại, Phan Kế An, Kiều Mậu Hãn, Hà Kế Tấn...vv...Hôm nay Về Đường Kaam chúng tôi được tiếp kiến Nhà văn Hà Nguyên Huyến, một người phụ trách văn xuôi báo Văn Nghệ Hội nhà Văn Việt
Chuyến đi hôm nay đã in dấu chân chúng tôi tìm về cội nguồn trở về với Lịch sử. Những khám phá về những trầm tích nguồn cội còn tiềm ẩn trong những mạch đá ong, trong mỗi căn nhà cổ, Trong rặng Duối già ngàn năm tuổi, trong góc khuất của những cổng Làng, trong họa tiết nghệ thuật sắc hồn dân tộc. Tôi tin chắc rằng giá trị “Nguyên Viễn Lưu Trường” sẽ mãi mãi còn tồn tại với thời gian...
Đường Lâm trong tiết Tiểu Thử 18 tháng 6 năm 2019
Lại Quang Phục
THEO DÒNG LỊCH SỬ
Tìm về vùng BA SAO TAM CHÚC
Dựa theo Báo Hà
Tôi thường nhận được báo ngày, báo tuần, báo tháng của tỉnh Hà
Vùng này cổ xưa có tên gọi Trúc Lâm Trang, mà dấu vết còn lại là rùng trúc núi Cấm Sơn. Có ngôi đền thờ Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Nơi đây từng có cỏ Thi dùng để bói, thứ cỏ thiêng chỉ có ở Trung Hoa và Núi Cấm (Kim Bảng - Hà
Ba Sao thế kỷ 19 thuộc tổng Khả phong. Các địa danh Cốc Nội , Cốc Ngoại, Thức Cốc là những xóm núi trong quá trình hình thành cộng đồng làng xã Việt
Giờ đây Tam Chúc –Ba Sao hiện hữu ngôi chùa kỳ vĩ công trình thế kỷ của Văn hóa tâm linh Phật giáo Việt
-Hai vị tướng họ Dương là Thiện Đăng, Thiện Huy lập nhiều công tích trong cuộc khởi nghĩa, giành độc lập dân tộc. Khi thế cùng. bảo toàn khí tiết, Nhị vị tướng quân cùng Hai Bà quyên sinh ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (43) Khi đó Thiện Đăng 63 tuổi, Thiện Huy 61 tuổi.. Trưng Vượng độ lại bến Đồng Nhân (Hà Nội) còn hai thần xuôi theo dòng nước sông Đáy đến của rừng Cốc Sơn. Dân làng mai táng mộ truyền ở gò Tam Tinh, lập ngôi đền thờ Vương Sơn, gọi là Hang Vua. Không xa căn cứ Sơn Anh Phu nhân Lê Chân tướng của Hai Bà Trưng.
-Niên hiệu Diên Ninh Thứ 2 năm Giáp Tý (1444) đời vua Lê Nhân Tông ( 1443-1459) sắc phong cho hai Ngài là: “Trúc Lâm trang điền chủ, Kháng Bắc tham tướng nhị vị cảm ứng Đại vương”.
-Về họ Hứa từ phương Bắc qua Yên Tử, tới vùng Trúc Lâm trang (Ba Sao) đến Hứa Thế Vy là đời thứ 3 nhà ở nơi gò Tam tinh thờ Phật tu đạo chuyên luyện đan (linh đơn), tính số đêm xem thiên văn, ngày lên núi tìm thần dược, chế thuốc cứu nhân độ thế. Năm Bính Thìn (976) cả vùng hữu sông Đáy từ Bái Đính đến Ba Sao bị nạn cào cào châu chấu tàn phá mùa màng . Nhờ Hứa Tam Tinh cứu giúp nên qua khỏi mất mùa, ôn hoàng dịch lệ...
-Trúc Lâm Trang Hứa Tam Tinh chân nhân tôn danh là Ba Sao đạo sỹ. Môn sinh gần xa theo thầy, sau đều thành các thuật sỹ có tiếng, di trú nhiều nơi. Hậu duệ có người tới Móng Cái Quảng Ninh mở lò gốm Vạn Ninh, dựng chùa Quảng Nguyên.
- Người viết phả tiến sỹ Vũ Huy Trác (thời Lê), sau khi rời chốn triều trung về làm chủ đạo tràng Hoa Sơn ở thôn Áng Ngũ xã Ninh Hòa huyện Hoa Lư (Ninh Bình), tu đạo theo Hứa Tam Tinh (BA Sao), có con là Thanh phong Đạo sỹ, em trai là Vũ Huy Bình tri phủ Nghĩa Hưng (Nam Định) thời Lê Mạt. Lại nói Hứa Thế Vy hiệu là Tam Tinh Chân nhân theo cơ chế thời Đinh, Lê, sỹ sư là quan coi việc hình án ở phủ Đô Hộ. Thập đạo là quan tổng chỉ huy quân đội. Tăng thống đứng đầu tăng lữ và Sùng chân uy nghi coi việc đạo gia. Tam tinh chân nhân sinh năm 907 mất ngày Thanh Minh niên hiệu Thiên Phúc thứ 2 (981) thời tiền Lê. Hưởng thọ 74 tuổi. Phần mộ tương truyền đặt tại gò Tam Tinh (Ba Sao). Đến đời Lê vua Lê Thế Tông (1573-1599) kinh lý vùng Kim Bảng nghe sự tích sai quan Dương Minh Đức Khắc bài thơ chữ Hán ( Tạm Dịch):
Hứa công sự tích phả còn biên
Vách đá Tam tinh ấp vẫn truyền
Sinh tiết rằm thu thời Khúc chủ ( Khúc Thừa Dụ)
Báo cho đánh Bắc tướng Ngô Quyền (938)
Ở nơi đạo quán lời không lắm
Tràng hiệu chân nhân chữ rõ nguyên.
Thuốc chữa bệnh dân vườn dễ kiếm
Rêu trùm nước lạnh thoáng hương yên.
-Về các địa danh xưa vùng tả ngạn sông Đáy thuộc huyện Cổ giả. Theo tiến sỹ Lý Trần Thân (1721- 1776) quê làng Lê Xá, xã Châu Sơn (Duy Tiên), người soạn văn bia dòng họ Lại, xã Thanh Sơn, Kim Bảng cho biết huyện Cổ Giả sau là Cổ Bảng rồi Kim Bảng, có vùng đất Trúc Lâm, Trang Trúc Lâm có nghĩa là rừng trúc. Theo danh xưng học Trung Hoa thường lấy tên đất đặt tên người, nhưng ở Việt Nam lại lấy tên người đặt cho tên đất như Trần Xá, Lê Xá, Ba Sao ... Khả Phong tổng xưa là Quất Lâm, thời Lê gọi là Hoa Phong , thời Nguyễn (niên hiệu Thiệu Trị 1841-1847) mới đổi thành Khả Phong là đât thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong ngày nay.
Như vậy địa danh Ba Sao đã từng có tên là Tam Tinh và Trúc Lâm trang cách đây hàng ngàn năm, được định danh qua nhiều triều đại.
Ba Sao cách gọi nôm tên chữ là Tam Tinh.
Tam Chúc có người giải, Tam: ba chúc: lậy, khi tế lễ thường lậy Trời, lậy đất, lậy thần (dựa theo chữ Trung Sơn Tam Chúc, Trung Sơn là địa danh). Còn nữa các nhà nghiên cứu phát hiện thêm cứ liệu vùng này từng có tên Trúc Lâm Thượng, Trúc Lâm Trung, Trúc Lâm Hạ. Nếu vậy phải chăng nguyên là Tam trúc, xin mạnh dạn nêu ra để cùng tham khảo.
Thất tinh chỉ sao Bắc Đẩu là đế tinh(sao vua) bầu trời đêm, chỉ phương Bắc, các sao khác là thần quân.
Lục nhạc (lục tú) chỉ sao Nam Tào.
Tạm kết: Chùa Tam Trúc được dựng trên thế đất phong thủy của Trúc Lâm xưa, núi non ôm hồ nước lớn tiếp giáp đồng bằng noi tu tâm hành đạo của các bậc chân nhân từ nghìn năm trước, nơi thực hành tôn giáo thờ Phật, thớ Tứ Pháp, tín ngưỡng thờ các vị thần bảo hộ cho nghề nông, nơi thờ phụng các đấng anh hùng, liệt nữ, các bậc phúc thần...Cảnh quanmooi trường sinh thaisconf giữ vẻ nguyên sơ...giầu giá trijvaatj thể, phi vật thể, Lại được Giáo hội phật giáo Việt Nam chọn dựng ngôi chuà tầm cỡ thế giới, có những người tín tâm tạo dựng tô điểm thêm cảnh Phật nước nhà, xứng tầm nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Phật giáo thế giới vì niềm tin bác ái, hòa bình...
Phục Lại Quang soạn 29.4.2019.
theo Nguyễn Thế Vinh.
MỞ HỘI QUẦN ANH*
.
Một không khí thanh minh tràn ngập trong tâm tưởng những người con Họ Lại trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hội xuân lần thứ 5 sắp diễn ra trên đất Quần Anh -Hải Hậu - Nam Định. Không phải Ngẫu nhiên mà BCH Hội đồng gia tộc Họ Lại Việt Nam với Tâm thế "Nam Bang Nhất Lại" đã chọn nơi đây. Một vùng đất đặc biệt hưởng sự ưu đãi phù sa của các dòng sông và các tộc nguời Việt đến mở mang khai khẩn tạo lên một mảnh đất ba lần được phong danh hiệu Anh Hùng cả trong thời kỳ kháng chiến và thời kỳ đổi mới như :
- Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ
- Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới,
- Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới.
Theo sách Quần Anh dấu xưa mở đất trang 85 có viết: “Lại nhờ ngay từ năm 1463, khi Tứ Tổ Trần vu, Vũ Chi, Hoàng gia, Phạm Cập kế tục sự nghiệp của cụ Quốc Hiến, đã phân công cụ Hoàng Gia mở trường dậy học đào tạo nhân tài cho quê hương. Nhờ đó Quần Anh có nhiều vị chiếm được khoa bảng. Đỗ rồi ra làm quan, khi về hưu cũng mở trường dậy học hoặc không ra làm quan cũng mở trường dậy học, cứ lớp trước đào tạo nhân tài lớp sau. Như thế gọi Nhân kiệt sinh Nhân kiệt. Sau naỳ Quần Anh có gần 70 cụ Hán học chiếm được khoa bảng từ tú tài đến tiến sỹ. Nhờ đó mà Quần Anh có nhiều và đời nào cũng có bậc Anh tài, thi thố được chính sách hay, làm cho Quần Anh trở thành quê hương Văn Vật.
-Năm 1862, xã Trung được vua Tự Đức ban 4 chữ: “Mỹ tục Khả phong”.
- Năm 1867 xã Thượng được vua Tự Đức ban 4 chữ: “Thiện tục Khả phong”. Tiếp theo từ bấy đến nay Quần Anh Hải Hậu còn có nhiều bậc Anh tài , bậc Nhân kiệt, Nghĩa sỹ , Anh Hùng, Anh hùng Liệt sỹ, các nhà khoa học, các tướng lĩnh, các cán bộ trung cao cấp, các Văn nghệ sỹ ...”
Hiện nay đất Quần Anh với Một huyện Hải Hậu luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào xây dựng Nông thôn mới thừa hưởng di sản cũ những công dân Quần Anh thời đại mới đã biến cả Huyện ngập tràn trong những đường hoa, lối hoa, ngõ hoa rực rỡ sắc mầu trong tiết thanh minh này. Về đây ta gặp những cảnh vật những làng quê thơ mộng trù phú những làng biệt thự Hải Minh, những dòng sông trong xanh uốn lượn theo những con đường hoa, cau , cây cảnh những nhà vườn cây thế Xanh, Lộc, đa, si nhẹ nhàng tạo dáng kiêu hùng gan góc trước phong ba mang đậm phong cách triết lý Á Đông, cùng với những vườn Đinh Lăng xanh mướt ở Hải Quang, những vườn thuốc Nam đan xen như một công viên tao nhã gần gũi với sắc thái Thiên Đường, tạo ra một phong cách mới, một tâm thế mới trong đời sống mới của vùng đất đặc biệt này. Những hậu duệ của những Tứ Tổ, Cửu Tộc anh dũng kiêu hùng có ý chí quật cường dấn thân mở vùng đất mới. Tạo lên một Hải Hậu anh hùng là một trong huyện dẫn đầu trong phong trào xây dựng Nông thôn mới trong cả nước. xứng đáng di sản Quần Anh.
Tìm ngược thời gian tôi được biết: Hải Hậu là đất Quần Anh hội tụ những bậc anh tài, những bậc Nhân kiệt. Trong đó có cụ Lại Xuân Không. Theo sách : QUẦN ANH DẤU XƯA MỞ ĐẤT. Của nhà văn nhà nghiên cứu Trần xuân Mậu Biên soạn tập 3 kể rằng:
- Cụ Lại Xuân Không đứng đầu cửu tộc. (trang80)
Là nhân vật lịch sử liên quan đến di tích chùa Phúc Sơn.
- Sư tổ Lại Thanh Sơn sáng lập ra chùa Phúc Sơn là cháu đời thứ 12 của cụ Lại Xuân Không đứng đầu Cửu Tộc- do đó cụ Lại Xuân Không là “Nhân vật lịch sử liên quan đến di tích chùa Phúc Sơn.
Theo phả họ Lại Quần Anh cụ húy là Xuân, là con trai thứ, hầu Diễn khánh Lại Công Gia- Nguyên quánxã Quang Lãng, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. Cụ bà là người xã Tương Đông. Triều Lê đoan Khánh (1505-1509) cụ Thế Xuaantheo quân ngũ lâu ngày, chẳng muốn do công danh tiến bước cụ muốn lui về vườn ruộng. Khoảng năm Lê Hồng Thuận (1509-1576) cụ về xã Tương Đông đổi tên là Thân Không, còn gọi là Xuân Không. Bấy giờ Tứ Tổ Trần , Vũ, Hoàng, Phạm đang khai thác Quần Anh, cụ muốn hiệp cùng các họ xin vỡ mở thêm. Tứ Tổ không đồng ý, cụ về ở xóm Phú Cường thuộc thôn Bắc Cường, xã Quần Anh, sau di vào Cồn Miêng Ấn( tục gọi Cồn Họ Lại) xứ Hậu Đồng xã Trung (nay xóm 12 Hải Trung).
Bản thân ước điền thổ từ Quần Anh viết năm 1803 cho biết “ Thời kỳ thứ hai lúc hai tổ Trần Vũ đã mất, trong ngoài lấn chiếm, cụ Lại xuất tài xuất lực , hiệp cùng con cháu các họ ( Trần, Vũ, Hoàng, Phạm), chỉnh lại mốc giới.
Sách Quần Anh địa chí nói: “ Nhân cụ Nguyễn tranh đấu với Quần Mông giành lại khu đất phía đông Cầu Đông, Cụ Lại có công chỉnh mốc giới khai mương máng khu vực này nên ruộng thờ cúng họ Lại phần nhiều ở đây”. Do đó công chỉnh mốc giới phòng hậu họa lại xuống trước cụ Nguyễn, nên được các họ tôn cụ Lại đứng đầu Cửu Tộc.( Theo Quần Anh Địa Chí của cụ Trần Xuân Hân quen gọi cụ Tú Dục chép ở bản Thân Ước lập năm 1803 gồm 9 dòng họ: Lại, Nguyễn, Lê, Mai, Bùi, Phan, Đoàn, Đỗ, Trần biệt phái)
Mộ Cụ cát táng tại khu Mộc giữa xã Trung. Năm 1990 con cháu di dời về trong thổ nhà từ ở phía nam sách Bổn Ba (nay thuộc xóm 15 Hải Trung từ đường hướng Đông trông ra sông Múc.
Ngày 18 tháng 3 năm khải Định thứ 2 (8-5-1917) cụ Lại được phong: “DỰC BẢO TRUNG HƯNG LINH PHÙ TÔN THẦN”.
Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (25-8-1924) được gia tặng: “ĐOAN TÚC TÔN THẦN”.
Từ đường cụ Lại Xuân Không được UBND tỉnh Nam Định xếp hạng và cấp Bằng di tích Lịch sử Văn hóa số 1737/QĐ-UBND ngày 28-8-2008. Người soạn bài này thiết nghĩ xa xưa Triều Lê Trung Hưng đã công nhận “An nam Hữu Lại” thật chí lý. Dấu ấn các Nhân thần họ Lại như : Đông Hải – Lại Thế Lạc, Thượng Hữu Thái sư Tráng Quốc công Lại Thế Vinh, Lý Triều Đô thống khu mật tả sứ Gián nghị Đại Phu Lại Linh. Cùng các chư vị tiên tổ như: Lại Kim Bảng, Lại Mẫn, Lại Đôn Tín, Lại thế Mỹ, Lại Thế Hựu, Lại Thế Duy, Lại Thế Giáp, Lại thúc Mậu, Lại văn Thanh ...Đều là những Nhân Vật có nhiều công trạng được các triều Lý,Trân, Lê, Mạc, Nguyễn phong tặng được lưu dấu trên sử sách hoặc trong các đình miếu đền thờ, từ đường...
Riêng dòng họ Lại tại xã Phù Vân, Phủ Lý - Hà Nam. Là một dòng họ không lớn. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trong khi toàn Đảng toàn dân Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi : “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”...Lúc đó họ Lại thôn Phù Đạm xã Phù Vân có khoảng 100 nóc nhà và khoảng 100 xuất Đinh đã động viên con cháu trong dòng họ, cùng các họ khác trong xã dồn hết sức người, sức của cho cuộc kháng chiến...Trong họ đã quyên góp được 100kg đồng chì thiếc ủng hộ kháng chiến. Họ còn góp gạo khao quân theo dòng họ được 50kg. Với sự đóng góp nhỏ bé mà có ý nghĩa đó, Họ đã được UB KCHC, huyện Kim Bảng và tỉnh Hà Nam tặng Giấy khen và Bằng Khen.
Sự động Viên kịp thời nói trên đã tạo nên luồng gió phấn khởi trong dòng họ Lại cả nước, dấy lên một phong trào yêu nước mạnh mẽ và khơi dậy chí căm thù giặc sâu sắc ở mỗi người dân họ Lại.
Cuối Năm 1949, chính phủ kêu gọi tòng quân để đẩy mạnh cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới. Nghe theo tiếng gọi của Chính Phủ Họ Lại Phù Vân đã động viên con em đi khám tuyển. Trước ngày lên huyện khám tuyển, Họ tổ chức liên hoan ăn cơm tập đoàn, thanh nienechuaanr bị nhập ngũ ngủ tại Từ Đường một đêm ngày hôm sau tổ chức thành một đoàn gồm 60 người mang theo quốc kỳ biểu ngữ , vừa đi vừa hô khẩu hiệu lên đình Phương khê khám tuyển. Kết quả đợt ấy 17 thanh niên trong Họ trúng tuyển. Đây là một đợt ra quân nhiều nhât trong xã, gây tiếng vang lớn và có tác dụng tốt đến phong trào tòng quân ở địa phương.
Ít lâu sau, mùa Xuân năm Canh Dần 1950 họ Lại Phù Vân Nhận được thư khen của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với toàn văn bức thư như sau:
Kính gủi : Họ Lại xã Phù Vân, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Trong lúc nước nhà kháng chiến gay go. Họ đã nghe tiếng gọi của Chính phủ hăng hái tòng quân bảo vệ đất nước và góp phần chung sức kháng chiến mọi mặt với Chính phủ là biểu hiện tinh thần yêu nước rất cao.
Tôi mong rằng: các Họ trong cả nước Việt Nam, họ nào cũng như họ Lại Phù Vân thì ta không cần đánh mà giặc cũng phải lui.
Vậy tôi thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khen ngợi và cảm ơn Họ.
Mong Họ tin tưởng Chính phủ và đoàn kết xung quanh Chính phủ để cùng kháng chiến kiến quốc.
Xuân Canh Dần
HỒ CHÍ MINH
Sang năm Họ Lại Phù Vân sẽ kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen.
Chúng ta đều biết rằng: Là một dòng họ không lớn song dấu ấn của người họ Lại đã để lại nhiều mốc son rực rỡ huy hoàng. Các thế hệ con cháu đều tin tưởng ngưỡng mộ truyền thống yêu nước thương dân của tổ tiên họ Lại mãi mãi là tấm gương sáng cho đời đời con cháu về sau. Với cá nhân người viết dòng này như một nén nhang thơm dâng lên các bậc tiền Nhân, Linh thiêng được cháu con thỉnh về. Bánh xe lịch sử không ngừng tiến lên không gì ngăn cản hãy dâng những nén Tâm nhang thành kính dâng lên Tiên tổ cầu Người phù hộ cho Quốc thái Dân an, và Ngày Hội Quần Anh hôm tỏa sáng lung linh trong ánh dương mùa xuân Kỷ Hợi và mãi mãi mai sau.
Nam Định 05-4-2019
Phục Lại Quang Chấp Bút
* bài viết có sử dụng tư liệu của Giáo Sư Lại Cao Nguyện
và Quần Anh Dấu Xưa Mở đất của nhà văn nhà nghiên cứu Trần Xuân Mậu
ĐẤT HAI VUA
Năm nay bộ môn thơ đã làm tốt công tác chuẩn bị.Mặc dù do tâm lý sợ cái nắng khắc nghiệt của tháng sáu và một phần do tuổi cao ngót nghét trên bảy mươi nên số hội viên về Đường Lâm cũng không được đầy đủ như dự kiến.
Nhưng Chúng tôi vẫn lên đường theo kế hoạch. Đúng vào lúc sáu giờ sáng, ngày 18 tháng 06 năm 2019 xe 30 chỗ, cùng các hội viên các huyện miền chân sóng như Hải Hậu , Giao Thủy ...và Trực Ninh đã có mặt tại 171 Trần Hưng Đạo
Một buổi sáng tháng sáu giữa Kỳ Tiểu Thử. Nhưng thật khéo làm sao có mây vần vũ từ biển tràn vào mưa bay giăng giăng không khí mềm hơn như dải lụa thanh thiên ấp iu non Tản... Ba Vì mờ ảo phía tây xa xa. Bầu trời dịu hiền như một nàng tiên nữ kiêu sa đỏng đảnh, thi thoảng lại than dài thở ngắn, nhỏ lệ sầu tư lưu luyến chia ly một điều hệ trọng gì đó. Nó tương tự như một bản Công hàm thương thảo. Báo hiệu một ngày đình chiến của thần lửa tháng 6. Dành cho chúng tôi vi hành một ngày sao cho mát mẻ thuận buồm xuôi gió. Đó là một điều không ai có thể ngờ tới có một ngày trời đẹp trời thương. Hay đó là sự hiển linh thể hiện quyền năng của các Thánh thần như Bố cái Đại vương, Ngô Vương và Đức Thánh Tản viên đã hiểu thấu nỗi lòng của chúng tôi và đã ban cho một ngày tuyệt diệu. Thi thoảng có mưa nhẹ trời xứ Đoài mây xà xuống rì rào tâm sự với muôn điệu vũ khúc đồng xanh chào đón chúng tôi những làn gió sớm, mang nặng hương đồng ngào ngạt dìu dịu mát lành. Chúng tôi qua Đan Phượng , qua Phùng hướng về Thành Sơn Tây xe bon bon chạy. Mây xứ Đoài bảng lảng giữa không gian mênh mông. Đường phố nhộn nhịp tấp nập người xe trên con đường chúng tôi đi qua...
Tổng kết chuyến đi nhà giáo ưu tú ông Phạm Ngọc Quang trưởng bộ môn thơ đã đánh giá đây là một chuyến đi thành công nhất. Đã được sự đồng thuận của cả 3 yếu tố: - Thiên Địa Nhân với sự thông cảm cùng chia xẻ ủng hộ. Để chúng tôi có một ngày êm dịu mát mẻ và có cả nhũng mạnh thường quân chia xẻ để chuyến thăm làng cổ Đường Lâm – đến thăm quê hương của cố thi sỹ Tản Đà. Thêm phần đậm đà và phong phú đa dạng. Như vậy chúng tôi đã thực hiện một chuyến đi có phần lời so với kế hoạch: - Chúng tôi đã đến được miền đất thiêng “Xứ Đoài mây trẳng” thắp hương tại khu di tích đền thờ Ngô Quyền..thăm nơi thờ cúng Bố Cái Đại vương, thăm những giếng cổ .Đường lâm là một trong những vùng địa linh nhân kiệt.Thừa hưởng linh khí của Tản Viên sơn. Một làng cổ lắng đọng đắm mình trong vùng giầu tài nguyên trầm tích Linh khí của Non Tản, và Hai dòng sông Hồng và sông Đà tạo nên hồn cốt Xứ Đoài hôm nay. Đường Lâm nơi ấy không xa Khoang Xanh, Suối Tiên. Chúng tôi ngẩn ngơ trước màu xanh ngút ngàn của đồng cỏ, Ba Vì sừng sững phía Tây xa xa là đỉnh (Tản viên sơn) dưới chân núi có khu di tích Đá Chông( K9 ). Là nơi xưa kia Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn làm một.trong những căn cứ địa kháng chiến và sau này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng là nơi bảo quản thi hài Hồ chủ tịch trong thời kỳ kháng chiến chống chiến tranh Phá hoại của Đế Quốc Mỹ. . . Một số.địa danh kể trên tôi đã đi qua và cũng có địa danh tôi tổ chức cho nhân dân trong khu phố nơi tôi sinh sống về thăm như K9 (Đá Chông)...
Tới đây tôi bỗng nhớ lại một bài thơ ghi lại dấu ấn Đá Chông như một kỷ niệm không bao giờ phai mờ của gần 50 đảng viên trong chi bộ cùng một số bà con nhân dân trong tổ dân phố số 8 Phường Vị xuyên. Chúng tôi coi đó như thực hiện một chuyến về Nguồn và ngay tối hôm đó. “ TRẦM TÍCH” đã được đọc trên xe cho mọi người nghe, Năm sau Bài Trầm tích đã được đăng trong Tạp Chí Văn Nhân số 119 tháng 5-6-2018 Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19-5-1890 / 19-5-2018). Nội dung bài thơ tôi muốn ghi lại sự kiện quan trọng mà Trung ương Đảng đã đưa thi hài của Hồ Chủ Tịch về K9 trong đêm lăng lẽ trên chiếc xe quân sự Zin 57 không bật pha đi ngầm trong đêm đến điểm dừng K9 ( Đá Chông) dưới chân Núi Tản ngọn núi thiêng nhất trong hàng triệu ngọn núi trên dải đất miền Bắc Việt Nam. Đến với Đá Chông trí tưởng tượng chúng ta càng phong phú về nỗi gian nan vất vả của đội ngũ cán bộ nhân viên đảm nhận nhiệm vụ đặc biết thiêng liêng bí mật này. Kể cả những lần di chuyển thi hài của Người vượt Sông Đà sang đất Phú Thọ phòng tránh tập kích của không quân Mỹ Thật thiêng liêng cao quý vô ngần. Theo Di chúc của người Thi hài xẽ được hỏa táng chia thành ba lọ gủi về ba miền Bắc Trung Nam dải xuống những vùng đất thiêng của dân tộc. Căn cứ vào bản di chúc công bố năm 1969 và cả bản tự tay Người đánh máy năm 1965 Bác yêu cầu Hỏa táng thi hài hộp tro xương chôn ở trên vùng Tam Đảo hoặc Ba Vì. Ở bản viết Tay Năm 1968 Người lại yêu cầu Di cốt của Người chia làm Ba phần bỏ vào ba hộp sành chia đều cho ba miền Bắc Trung Nam . Ngay cả lúc Chết người cũng nghĩ đến cái lợi cho Dân cho nước chôn hộp tro không tổn phí đất ruộng đất rừng. Sau này ngẫm lại càng thấy cái giá trị của nhân cách Hồ Chí Mính vô cùng trong sáng thanh khiết giá trị về Cần kiệm liêm chính chí công vô tư của người tỏa sáng lung linh hùng tráng như núi Thái Sơn như sao Bắc Đẩu...
Chúng tôi về thăm K9 (Đá Chông ) năm ấy mọi người đều cảm nhận được sự thiêng liêng hùng vỹ của Núi Tản, Sông Đà Linh khí của đất nước như đều trở về quần tụ nơi đây với Tản Viên núi Chúa một trong tứ bất tử cõi tâm linh cội nguồn dân tộc và thi hài của Người đã về với Thánh Tản Viên. Với di cốt Lăng Xương, về với cội nguồn của dân tộc:
Hôm nay trở về với Xứ Đoài chúng tôi vỡ oà trước Cổng làng cổ:Đường Lâm, vừa dân dã, vừa cổ kính. In đậm dấu ấn của nền văn hóa sông Hồng. Một biểu tượng đặc trưng cho làng quê Bắc bộ xưa kia,cái nôi của nền văn minh lúa nước, nơi diễn ra những cuộc đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng của thần núi Thánh Tản Viên Sơn và thủy thần Thủy Tinh...Với những con đê khổng lồ sừng sững chạy dài theo hai bên bờ sông Hồng sông Đà một minh chứng về sự kiên cường chống lại kẻ thù bốn chân, cũng như kẻ thù hai chân trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chúng tôi vô cùng ngỡ ngàng trước một cổng làng cổ nhất còn nguyên vẹn trước thử thách của thời gian mưa nắng một biểu tượng vĩnh hằng tồn tại đặc trưng văn hóa của châu thổ Sông Hông xưa. với một bên là gốc đa cổ thụ phủ bóng xuống hồ nước xanh trong bên kia đường Trước cổng làng là thảm lúa xanh rờn rì rào trong gió sớm như một tấm thảm nhung xanh trải dài chạy tít tắp về phía triền đê xa xa. Sau Khi chúng tôi tiến hành nghi lễ dâng hương trước đền thờ và lăng mộ vua Phùng Hưng và vua Ngô Quyền. phút xúc động trào dâng trong lòng chúng tôi sự cảm nhận về sự linh thiêng háo sảng báo ứng hiện về Thiêng liêng gần gũi ấm áp lạ thường một vùng quê đặc biệt một làng sinh ra Hai vua. Dưới bóng cây cổ thụ rậm rạp xum xuê đón nhận làn gió rì rào như muôn lời tâm sự của hai bậc Quân Vương nhắn gửi những lời đặc biệt về trách nhiệm nghĩa vụ của con dân nước Việt giữ vũng truyền thống Hào hùng của dân tộc Việt Nam không bao giờ khuất phục trước thế lực Ngoại Bang... Để có một Đường Lâm Hôm nay là sự quy tụ đồng thuận của nông dân các thôn Mông Phụ , Cam Thịnh, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Lâm. Với Gần 500 ngôi nhà cổ, tường đất đá ong sứt sẹo hằn những vết vồ đập chình tường thời gian càng lùi dần thì sự bền vũng và ổn định càng được khẳng định...Chúng tôi đã về thăm Đình Mông Phụ , chùa Mía. Rõ ràng Đình Mông Phụ là một ngôi Đình của người Việt Cổ còn xót lại đến ngày nay. Cột gỗ lim còn nguyên với niên đại gần 500 năm Đình được xây dựng tại trung tâm làng có năm gian ba gian giữa cùng hai gian hồi kiến trúc theo kiểu nhà sàn cả năm gian còn lát sàn bằng những tấm lim cổ tím sẫm đen bóng mầu thời gian Đình thờ Tản Viên Sơn Thánh Người đúng đầu trong tứ bất tử của văn hóa Việt Nam, và nghiễm nhiên Ngài là thành hoàng làng. Sân đình thấp là nơi thu gom nước người ta coi đó như miệng rồng, nước thoát ra hai bên đình tạo thành hai chiếc râu rồng. hai Bên sân đình có hai dãy nhà kiến trúc cân đối giống nhau gọi là dải văn dải vũ. ( tương tự như một bên là Thanh Long Một bên là Bạch Hổ trấn giữ cho làng xóm thanh bình, an nhiên tự tại theo thuyết phong thủy. Có thể nói đó là một ngôi đình gỗ lim cổ nhất mà tôi đã gặp và là một kiến trúc của người Việt cổ rất đáng tự hào mà nơi đây còn lưu giữ. Gần trưa chúng tôi đên thăm (Chùa Sùng Nghiêm) tục gọi là chùa Mía một ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất trong các chùa ở Việt Nam...Hầu hết các tượng Phật đều được tạc bằng Đồng , gỗ hoặc đất sét, Trước Cổng chùa là một không gian chợ quê không ồn ào huyên náo như những chợ khác. Qua cổng tam quan chúng tôi vào sân chùa. Ở đây thật thanh tịnh, thanh bình và yên ả, nó mang đến cho chúng tôi sự thiêng liêng gần gũi an lành và cảm ơn đến bà Chúa Mía thứ phi Của chúa Trịnh Tráng đã phát nguyện tâm đức vận động quyên góp để xây dựng lên ngôi chùa này.
Về với Đường Lâm nơi khởi nguồn phát tích của đất Hai vua: Bố cái Đại Vương Phùng Hưng, và vua Ngô Quyền. Người đầu tiên đánh trận thủy chiến trên Bạch Đằng Giang Tiêu diệt toàn bộ đoàn quân phương Bắc xóa tan mộng xâm lăng, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc Đế chế Hoa Hạ Trung Nguyên.
Lửa truyền thống không bao giờ tắt trên đất Đường Lâm là quê hương của bà Man Thiện ( mẹ của Hai Bà Trưng) là quê hương của Bà Chúa Mía. Của Thám Hoa Giang Văn Minh: - Một sứ thần không làm hổ danh quốc thể, không khuất phục trước sự áp đặt kiêu căng của đế quốc phương Bắc, bảo vệ danh tiết của kẻ sỹ Đại Việt. Chấp nhận hy sinh để giữ gìn danh dự quốc gia:
”Đồng trụ chí kim đài dĩ lục
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”.
Giang Văn Minh
Kẻ sỹ Đường Lâm thời nào cũng có thường xuyên kế tục phát tiết tinh hoa: -Phan Kế Toại, Phan Kế An, Kiều Mậu Hãn, Hà Kế Tấn...vv...Hôm nay Về Đường Lâm chúng tôi được tiếp kiến Nhà văn Hà Nguyên Huyến, một người phụ trách văn xuôi báo Văn Nghệ Hội nhà Văn Việt Nam. Nhà riêng nơi ông sinh sống là một khu nhà cổ chính hiệu Đường Lâm. Ông còn là một nhà thư pháp giỏi, Với bút lông mực tầu ông đã ghi chữ tặng chúng tôi những ai muốn xin chữ. Chúng tôi được biết đất này còn có các nhà văn nhà thơ nhà báo Họ Đỗ như : Đỗ Doãn Phương, Đỗ Doãn Quát, Đỗ Doãn Hoàng. Là vùng đất quê kiểng ảnh hưởng trầm tích của sông Hồng và sông Đà. Mang đậm dấu ấn Lăng Xương của Ba Vì Non Tản.Với thú ẩm thực đồng quê cá đồng, gà Mía, tương Đường Lâm, kẹo Chè Lam là những đặc sản lưu truyền trong sử sách làm chúng ta khó mà cưỡng nổi...
Chuyến đi hôm nay đã in dấu chân chúng tôi tìm về cội nguồn trở về với Lịch sử. Những khám phá về những trầm tích nguồn cội Đường Lâm còn tiềm ẩn trong những mạch đá ong, trong mỗi căn nhà cổ, Trong rặng Duối già ngàn năm tuổi, trong góc khuất của những cổng Làng, trong họa tiết nghệ thuật chạm khắc sắc hồn dân tộc. Tôi tin chắc rằng giá trị “Nguyên Viễn Lưu Trường” của vùng đất cổ này sẽ mãi mãi còn tồn tại với thời gian, Cảm ơn Bộ môn thơ , cảm ơn Hội Văn học nghệ thuật tỉnh đã tạo cơ hội để chúng tôi hiểu rõ hơn về Đường Lâm Đất Hai vua.
Đường Lâm trong tiết Tiểu Thử 18 tháng 6 năm 2019
Lại Quang Phục
Tự hào lắm Việt
Tôi là hàng xóm của trung tâm ngoại ngữ otuor Nam Định, chiều nay 27 tháng 1 được mời sang dự xem trận chung kết U23 Việt Nam đá với U- dơ-bê –ki – xtan. Buổi chiều nay toàn bộ cán bộ giáo viên nhân viên của trung tâm nghỉ để cổ vũ cho bóng đá, cho đội tuyển Việt
Tung bay rợp trời
Kính Tặng đội tuyển U23 Việt
Thường Châu đấu trong heo may
Sân banh hoa rụng tuyết dầy như bông
U hai ba rực rỡ hồng
Lửa bùng trên tuyết chiều đông ngỡ ngàng
Người
Giang Tô Chim Hạc sao vàng tung bay
Thi tài cầu thủ chiều nay
Đấu trong băng giá tuyết bay trắng trời
Pắc Hang So bầu tuyệt vời
Hải đá quả lá vàng rơi gỡ hòa
Phòng ngự đấu pháp thăng hoa
Trận này hiệp phụ sức ta cạn rồi
Chưa từng đấu dưới tuyết rơi
Tinh thần hiện rõ hồn người Việt
Á quân Châu Lục sang trang
Nét son lấp lánh sao vàng Từ đây
Bài thơ viết trong heo may
Trời
PHỤC LẠI QUANG đêm 27-1-2018
ĐẦU XUÂN VỀ THIỆN VỊNH
Vào những ngày này không có một chút sụt sùi của vũ trụ thì mùa xuân đâu còn thiêng liêng nữa. Hẹn mãi hôm nay mới rủ nhau về Thiện Vịnh được và không ngờ sáng nay mưa buị giăng đầy giời ( theo cách dùng chữ của cụ Nguyễn Bính)Trên đường đi mưa quất vào mặt như thử lòng người. Thật là thiêng, thật tâm trạng Hồn của thi sỹ Nguyễn Trọng Bính đang giăng mờ mịt trên bầu trời Vụ Bản. Núi Gôi, núi Ngăm mờ mờ ảo ảo trong làn hơi nước con đường mờ mịt hơi sương giữa cánh đồng vào xuân xanh mướt rì rào trong gió sớm. Đường làng quanh co hỏi mãi rồi chúng tôi cũng đã có mặt tại từ đường nhà thơ Nguyễn Bính. Cổng đã mở toang đón chúng tôi vào sân. sân lát gạch vuông đỏ đang mọc rêu nên hơi trơn. Không có ai... vừa hay cất mũ áo mưa xong thì một bác khoảng trên dưới 70 tuổi đến chào chúng tôi mời vào bên trong nhà lưu niệm.. mưa xuân vẫn rơi rơi xong trong lòng chúng tôi lại thấy ấm áp lạ thường. Chúng tôi không ai bảo ai đều tập trung vào việc dâng hoa dâng hương cả ba nơi đó là ban thờ gia tiên, ban thờ cố thi sỹ và ngoài mộ nhà thơ đặt phía đông bắc khuôn viên khu tưởng niệm thật gần và thuận tiện cho du khách dâng hương. Tôi bỗng nhớ đến một câu thơ của nhà thơ Nguyễn thế Vinh ông vốn là Hội viên bộ môn thơ Hội VHNT Nam Hà sau này ông về Hà
" Một lần chết Bốn lần đưa
Tóc tang mấy độ cho vừa văn nhân"...
Nghe sao lành lạnh bùi ngùi xót xa cho thân phận nhà thơ phải hứng chịu kiếp trần ai bĩ cực ở cõi nhân gian này. Đối với thi sỹ Nguyễn Bính. Con số 4 vô tư đã áp đặt cho thi nhân phải trải qua cõi trầm luân tứ mệnh: Sinh ra 3 tháng đã mồ côi mẹ để rồi 4 9 năm sau đã buông bỏ bút nghiên hóa gió hóa mưa... Sự nghiệt ngã đó đã bắt cố nhà thơ phải trả giá. Bù lại bằng khả năng Thiên Phú Nguyễn Bính đã để lại cho đời những bài thơ bất tử trác Việt có một không haivà Nguyễn Bính trở thành bất tử. Còn mưa xuân muôn đời vẫn vậy bằng sự mẫn tiệp của năng khiếu bẩm sinh...Mưa xuân là một chủ đề nặng ký nhất trong thơ của Nguyễn Bính:
"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy...".
lời thơ bảng lảng như mơ hồ như ảo diệu. Hồn của thiên nhiện đã ẩn trong tâm trí của Thi sỹ đồng quê và ông đã chọn mưa xuân và mưa xuân cũng phải lòng thi sỹ những làn mưa xuân mơ hồ huyễn hoặc ấy đã hút hồn và đẩy nhà thơ lạc vào cõi phiêu du rung lên những giai điệu tự thức khi những giọt mưa chạm vào tầng đáy của cảm giác giao hoà của con người và vũ trụ
" Tà tà mưa bụi rắc thưa thưa....
Lơ lửng mờ sương phảng phất mưa "
.Chúng tôi đã về Thiện vịnh trong tâm trạng đồng điệu đó trong một buổi sớm tháng giêng năm Mậu Tuất này.Năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ông. Bài viết này thay cho một nén tâm nhang kính dâng lên nhà thơ...Trước khi lên đường trở về chúng tôi đã lưu bút chỉ tiếc rằng ông bạn già của tôi lại mở để tôi ghi vào trang cuối của cuốn ghi cảm tưởng của khách ghé thăm nghĩ lại mà tiếc mong cố thi sỹ cảm thông cho...PLQ cẩn bút.
TRUYỆN LÀNG NGÀY XƯA
Phục Lại Quang
Họ ngoại về đằng mẹ tôi có chị Ba hình như tôi chưa thấy chị mặc tươm tất bao giờ, lúc nào cũng thấy tất bật như bao người mẹ người chị làng tôi, quần áo của chị bị rách chẳng hiểu sao chị không vá lại hay không có chỉ để vá lại mà đành phải dùng rơm buộc những chỗ rách chị mặc cái áo nâu rách buộc rơm cứ so do dúm dó làm sao. Có thể nói chưa ở đâu có cái áo rách như vậy và chẳng bao giờ có nghệ sỹ hài nào hóa trang hay như vậy giỏi như vậy nếu cụ Nam Cao còn sống chắc xẽ có một tác phẩm tuyệt đính hơn cả Chí Phèo và thị Nở. Là một người quá lành với cái đức chịu nhịn đạt tầm sư phụ của Bồ tát. Chị gọi mẹ tôi là cô lên thi thoảng chị sang chơi với mẹ tôi mà sao tôi thấy day dứt và thương cho những số phận như chị. Làng tôi phong kiến lắm ông Ba là chồng của chị có tật hay rượu và mỗi khi rượu vào dậy vợ rất bài bản rất gia trưởng và quân phiệt. Ấy vậy mà ăn ở với nhau có đến bốn năm mặt con nếp tẻ đầy đủ con cái khôn ngoan đều trưởng thành, hiện nay đều là những công dân gương mẫu trong làng ngoài xã. Ông Ba đã thực thi quyền năng của bậc đế vương, chị ba đã bị nhiều trận đòn vô cớ chẳng biết nguyên do từ đâu. Một bận cái vung nồi cám lợn bằng đất nung dùng đã lâu đun cám cứ sình sịch nóng quá nó tách ra. Chị đang nấu nồi cám lợn chua khét sợ tái mặt lúc đó chú Ba đang hút thuốc lào ngoài hè nhìn vào thấy vậy hỏi: - Làm sao mà tách cái vung rồi, Thế thì lấy đầu bố mày mà đậy à. - Tôi có làm vỡ đâu tự nó tách ra chứ. Chú Ba gầm lên: - Còn cãi hả, lên đây vào đây nằm lên phản mau. Chú Ba nọc chị ấy ra đánh bắt chị ấy nằm ra phản hẳn hoi như cách các cụ trong làng tôi dậy con hư. Chị Ba cứ mếu máo không sao giải thích được. Lấy chiếc roi tre trên mái xuống Chú Ba quật vào cái phản chan chát và thỉnh thoảng lại quất vào mông chị lấy một cái rồi như quên đi ra hè ngồi hút mấy điếu thuốc lào mà chị ba vẫn nằm im nhặt những hạt ngô rang rơi ra trên phản nhai lúc cúc.Trên khuôn mặt như cái ang vỡ đầm đìa những giọt nước mắt trông rất thảm thương. Sau này tôi hỏi chị lúc chú ấy đi hút thuốc sao chị không bỏ dậy trốn đi. Chị bảo rằng: - Chú mày thì biết gì. Đi có mà chết với nó dữ lắm như cọp ấy. Ngày xưa nó uống nhiều mật gấu lắm nên nó dữ mày không thấy mắt ông ấy đục đục mờ mờ à. Bất biết kiểu gì nó cũng đánh lắm hôm biết tao phải mặc thêm mấy cái quần kẻo nó đánh chết không ai can được đâu trừ bắt bỏ tù nó. Tôi đớ ra ở xóm tôi làng tôi sao còn nhiều chuyện điêu linh thế. Người ta coi viêc đánh vợ dậy con như một cuộc tiêu khiển vui buồn nọc ra cho mấy roi cho đỡ buồn tay buồn chân hay sao ấy. Tôi lại hỏi chị Ba: - thế ngô rang ở đâu mà chị vừa bị đánh vẫn ăn vậy: - Ngô trong túi áo của tao chứ còn ở đâu tao đã ăn gì đâu rang cho bọn nhỏ mỗi đứa một nắm phần tao một nắm còn bỏ trong túi ngồi đun nồi cám chưa kịp ăn cái vung nồi nó hại tao nên bị ông ấy bắt nằm sấp ra mà đánh nên nó chảy ra tao phải ăn chứ. của mình chứ của ai đâu nó rơi vãi mất tiếc lắm. Ôi thế là tôi lại tiếp nhận thêm một cái đức chụi nhịn của những người đàn bà ở làng tôi sao mà đáng thương vậy. cuộc đời họ sao mà đắng cay thế. Họ chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng Chưa vượt qua cái bán kính cuộc đời với chỉ số 3km chưa một lần được ngồi lên toa tầu hỏa để nghe tiếng sình sịch của cái đầu tầu Tự Lực hét vang lao vào đêm tối. Họ chỉ mơ sao cho hũ gạo của họ luôn đầy và được ăn no những bữa cơm trắng với cá kho không phải độn sắn độn khoai, độn ngô và một lần được mặc quần áo đẹp sạch sẽ tươm tất ngồi ngắm con lợn ỉ béo mập trong chuồng leo ngeo cái đuôi cho hả... Đó là những giấc mơ của những bậc ở cùng với tuổi của bố mẹ tôi mấy chục năm về trước. Họ chỉ giỏi trèo quèn đi hái quả Gắm quả sang quả Dâu Da rừng giỏi cắt củi Le củi đót, trồng sắn gieo vừng, trồng ngô say thóc giã gạo cầy ruộng mà thôi họ quen bị hành hạ bị áp bức và họ coi đó như là bổn phận là trách nhiệm. Cái vung sành dùng lâu tách vỡ tự nhiên họ vẫn chịu tội. Phải chăng họ đang tu sắp thành chính quả họ đã nhẫn đến hết cái nhẫn để chụi đựng và chịu bị hành hạ một cách thanh thản, vô tư, tự nhận mọi lỗi lầm về mình mọi trách nhiệm về mình họ quả là những la hán đắc đạo trong cái lễ giáo cổ hủ của làng tôi. Muôn năm làng tôi phong kiến mặn mòi.
PLQ
“ĐƯỜNG CONG” XUẤT HIỆN
Rồi cuối cùng "Đường Cong" cũng xuất hiện sau bao trăn trở loay hoay trong việc biên tập để có một bản thảo tạm coi là tạm được và xin giấy phép xuất bản dã có. Cuối tháng 7. 2015 sách đã ra lò.Bố cục sách chia làm 3 phần.Phần 1 bao gồm những bài viết vê tôn giáo "tâm linh", phần hai là những bài viết về "biển đảo", phần ba là những bài tổng hợp đa dạng có tên “Phù sa”. Sách dầy 116 trang Với 88 bài thơ. Tác giả "Đường Cong" cảm ơn ông Mai Văn Tân Giám đốc "Công ty cổ phần xây lắp Song Anh"và gia đình. đã tài trợ để sách "Đường Cong" kịp hoàn thành vào đầu mùa thu này, cảm ơn họa sỹ Lê Anh và gia đình đã thiết kế cho bìa của cuốn sách, cảm ơn nhà in Xuân Thịnh đã hoàn thành hợp đồng in sách trước kỳ hạn.Cảm ơn nhà văn Việt Nam Đỗ Phú nhuận đã có bài giới thiệu cho tập thơ “Đường cong”
Phần lớn các bài trong "Đường cong" đều đã có mặt trên các trang báo và tạp chí
Xin trân trọng giới thiệu
MẤY CẢM NHẬN
VỀ TẬP THƠ “ĐƯỜNG CONG”
Của Lại Quang Phục
Trước đây tôi có đọc thơ Lại Quang Phục qua các tập thơ anh tặng nhưng thú thực thơ anh hồi đó chưa gây được ấn tượng gì nhiều. Điều đó cũng đúng thôi bởi mỗi năm cả nước ta có ngót nghét một nghìn đầu sách thơ được các nhà xuất bản cấp phép cho ra lò. Thì có thêm một tập thơ của bạn, của tôi cũng dễ bị chìm lấp trong rừng thơ ấy. Có hiện tượng này là bởi chất lượng của thơ chưa đáp ứng lòng mong mỏi của lớp bạn đọc có trình độ thẩm thơ cao hơn, trong lúc thời gian cho đọc sách dần ít đi – Mà thơ vốn là một thể loại kén chọn người đọc.
Rất may trong tình trạng chung ấy , Lại Quang Phục vẫn cứ lặng lẽ viết, lặng lẽ chiêm nghiệm và những năm gần đây anh đã xuất bản được 02 tập thơ đó là:”Vầng trăng chia xa”Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 2011 và tập thơ “Gánh trăng”Nhà xuất bản Hội nhà văn Việt Nam năm 2012.
Anh đem thơ của mình trao đổi với những người bạn, mong nhận về những lời góp ý chân thành, dẫu biết rằng không phải ai cũng đồng điệu với mình. Thực ra thơ là tiếng nói tình cảm của riêng mình, là tâm trạng, là trăn trở của riêng mình…Mà đã là của riêng thì khó chia xẻ hết được. Cần lắm những lời nhận xét đúng, góp ý chân thành xây dựng…
Những năm gần đây thơ của tác giả Lại Quang Phục có một bước chuyển đáng mừng, nhất là từ tập thơ “Đường Cong” này. -Về bề rộng anh có thơ về các vùng miền cả nước, nơi anh có điều kiện đi tới: Từ Huế, Tuy Hòa, Nghệ An, Tuyên Quang.v.v..Biên độ thơ không chỉ được mở rộng trên phạm vi cả nước, mà còn được thể hiện trong một số bài thơ anh viết từ vài chục năm trước khi anh còn học tập và công tác tại cộng hòa Bulgaria. Xứ sở Hoa Hồng mà đến nay anh mới đưa vào tập “Đường Cong” có mấy bài. Về chiều sâu thơ Lại Quang Phục đi dần vào hướng nội, vào tâm trạng con người ở mọi hoàn cảnh anh gặp, thơ chiêm nghiệm nhiều hơn, trăn trở nhiều hơn, thơ đi từ việc cụ thể đến khái quát. Dưới mắt nhìn của người cầm bút Lại Quang Phục thì thơ ấy điềm tĩnh hơn, ấm áp hơn. Từ thực tế cuộc sống qua cách cảm cách nghĩ, anh đã có những câu thơ Lục Bát được gọi là thơ về một vùng đất quen thuộc với nhiều người: “Chợ Viềng mua cái lang thang/ Tìm đâu may mắn giữa ngàn lộc xanh/ Nụ xuân đang bật trên cành/ Liêu xiêu quán chợ long lanh mắt cười”(Ngẫu hứng Chợ Viềng). Cách cảm ấy còn được Lại Quang Phục thể hiện ở nhiều bài thơ trong tập như “ Xẩm chợ”, “Hồ Gươm”, “ Mây gió Tuy Hòa”, “Lạc cõi Tiên Điên”.v..v..
Ở tập thơ “Đường Cong” này, tác giả Lại Quang Phục giành nhiều tình cảm, nhiều nỗi trăn trở, về vùng quê (sông Đáy, Lạt Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) của mình. Hình ảnh một làng bán sơn địa trở đi trở lại trong thơ anh: “Men ghềnh ngõ vắng chơi vơi,/ Quanh co làng đá tiếng cười đâu xa, / Tiếng đâu giã gạo bên nhà./ Lưa thưa phên dậu quê ta còn nghèo.” Rồi đến bài “Một góc Kim Bảng” Lại Quang Phục đã khéo léo đưa được những địa –danh-đá chỉ quê mình mới có vào thơ một cách nhuần nhuyễn, ta không cảm thấy khô khan khiên cưỡng: “Cỏ Thi gió cuốn về trời/ Quyển Sơn hát Dậm nhớ thời hội quân/ Bà Đanh nức tiếng xa gần / Nhớ xưa vua Lý mấy lần bình Chiêm”.Quê hương và mẹ là những hình ảnh mà các nhà thơ xưa nay đều giành nhiều tình cảm yêu thương để nói. Lại Quang Phục có một bà mẹ nghèo vùng chiêm trũng ven chân núi đá vôi, một bà mẹ nông dân lam lũ , chịu đựng, biết hy sinh…nuôi con ăn học bằng người. Có một bà mẹ như thế thì thơ viết bao nhiêu cũng chưa đủ: “Chân gầy mòn vẹt đá quèn/ Tái chiều tháng chạp đông ken đầu ghềnh/ Thương con riu cứ bồng bềnh/ Cái tôm, cái tép chông chênh gió lùa”. Cái tình ấy còn được Lại Quang Phục thể hiện trong một số bài thơ như: “Gập ghềnh”, “ Ngàn Năm”, “ Ba Sao”.
Thơ Lục Bát là thể thơ truyền thống dễ làm nhưng khó hay, người cầm bút xử lý không khéo một chút, dễ dãi với hình ảnh, vần điệu một chút là lạc sang dạng ca dao, hò vè( tuy ca dao hò vè có rất nhiều bài hay có sức sống lâu bền trong lòng người đọc từ hàng trăm năm, hàng nghìn năm trước). Trong tập “Đường Cong” này có tới non một nửa số bài anh dùng thể thơ lục bát để thể hiện, nhiều bài lục bát có hơi Thiền được Lại Quang Phục xử lý rất khéo, khó lẫn như các bài: “Qua Cầu”, “Lạc chiều”, “Phù sa”.v..v.. Thơ Thiền là một thế mạnh của Lại Quang Phục. Thơ Thiền xuất hiện từ lâu, bẵng đi một thời gian dài ít được chú ý và cũng ít người viết. Thực ra viết thơ Thiền không phải là dễ, bởi người viết cần phải hiểu về giáo lý nhà Phật, phải để lòng tĩnh tâm, thoát tục, tránh được những ghen ghét đố kỵ, tham lam ở cõi người…Nhìn chung trong khoảng 20 bài thơ viết về Thiền trong tập “Đường cong” Lại Quang Phục có những thành công nhất định và nổi trội nhất là bài “Không gian Thiên” mà anh đã được trao Giải Trăng Bạc tại cuộc thi thơ “Tổ Quốc và Đạo Pháp” năm 2013. Tác giả viết: “…Trăng thiền tỏa sáng vườn kinh/ Đạo tràng lớp lớp chúng sinh niệm nguyền/ Mải tìm trong cõi vô biên/ Đêm nay gặp lại tham Thiền cùng trăng…”. Mỗi bài thơ Thiền của Lại Quang Phục có một dáng vẻ riêng, giọng điệu riêng nhưng hầu hết được viết bởi thể thơ Lục Bát. Bài thơ “Ni cô về quê thanh minh” là một bài thơ hướng nội đầy tâm trạng của người đã thoát tục nhưng không quên sự đời, không quên nguồn cội, đọc lên ta vừa thương “Ni cô” vừa cảm phục tác giả đã có một phát hiện mới về một hiện tượng.
Những năm tháng này nhiều người làm thơ cảm thấy chạnh lòng khi biết rằng người đọc đang có xu hướng lạnh nhạt với thơ. Điều này có nguyên cớ của nó. Theo nhận định của nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam thì “Thơ của chúng ta có 3 cái cũ và 3 cái yếu của thơ dẫn đến tình trạng nghiệp dư thơ…”Nhắc tới điều này là để chúng ta nhắc nhở nhau tránh được những cái cũ, cái yếu… càng xa càng tốt.
Trở lại với tập thơ “Đường Cong” của Lại Quang Phục điều ghi nhận ở anh là sự cần mẫn, vừa đi vừa lắng nghe, ngẫm nghĩ và viết, giúp anh gặt hái được những thành công ban đầu. Tuy thế cũng cần đầu tư thêm nhiều chất xám, có tính nhất quán trong các bài thơ, tránh dùng những câu chữ còn sơ lược, dễ dãi…Nó sẽ giúp cho Lại Quang Phục có cách cảm, cách nghĩ, cách thể hiện mới hơn, xúc động hơn và hay hơn. Đây cũng là đích đến của những người sáng tác thơ chân chính. ..!
Nam Định xuân 2015
ĐỖ PHÚ NHUẬN
Hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
“Xuân Thi ca 2015”
Tôi đi Hà Nội từ chiều hôm trước ở nhà con trai để dự ngày Hội “Xuân thi ca 2015” do Thi Đàn Việt
Sáng 08/02/2015 tại Hội trường Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (Mễ Trì, Từ Liêm Hà Nội).đã diễn ra “Xuân thi ca 2015 , là chương trình gặp gỡ thi nhân Việt Nam đương đại do Thi đàn Việt Nam tổ chức Chương trình có sự hiện diện của nhiều nhà thơ tên tuổi của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội như Vũ Quần Phương, Bằng Việt, Hữu ước, Vũ Duy Thông… Trung tướng Phạm Tuân, NSND Quang Thọ, NSND Thanh Hoa, lãnh đạo Viện KHNC Nhân tài Nhân lực, lãnh đạo các báo, tạp chí và hơn 700 tác giả thơ từ khắp mọi miền Tổ quốc.
Đây là một chương trình được tổ chức với quy mô lớn, các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu: những bài thơ được phổ nhạc và nổi tiếng trong nhiều thập kỉ qua; trình diễn thơ với chủ đề “Mùa xuân tình yêu”, những câu thơ tài hoa của những nhà thơ, tác giả thơ đương đại; thực hiện trao quỹ từ thiện cho người già neo đơn, trẻ em mồ côi, hội viên còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống; vinh danh những tác giả thơ tiêu biểu của Thi đàn Việt Nam trong năm qua, và đặc biệt là trao giải cuộc thi thơ với chủ đề “Xuân thi ca 2015”. Cuộc thi này có 01 giải Nhì, 03 giải Ba và 05 giải Khuyến khích, không có giải Nhất.
Thi đàn Việt Nam hiện trực thuộc Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực, trong thời gian qua đã trở thành một diễn đàn kết nối, giới thiệu những người yêu thơ, sáng tác thơ chuyên và không chuyên trên cả nước.
Một số hình ảnh của chương trình "Xuân thi ca 2015":
HOA QUỲNH
Hẹn về xòe nở giữa đêm mưa
Đốt cháy hồn anh phút giao mùa
Em đóa Quỳnh Hoa đang hé nở
Rượu nồng chén lạnh ánh sao thưa
Nhẹ nhàng em trút bỏ xiêm y
Ngời ngợi khuôn trăng tỏa diệu kỳ
Ngà ngọc hương dâng hồn trinh tiết
Giây phút thần tiên hoa biệt ly
Ảo ảnh hồn hoa vút lên trời
Hương lòng theo gió lãng đãng rơi
Kiếp này hay kiếp xa xa nữa
Hẹn gặp Quỳnh Hoa thi nhân ơi!...
LQP
|
|
Cháu nội Uyển Nhi cùng bà nội chào ông nội đi họp
Hai bố con chào ông nội đi họp
Đêm tuyết rơi
Đêm Sôphia…
trời tung tuyết trắng
Vitôsa(1) thăm thẳm ánh trăng ngà
Khoác tay nhau trên cầu Sư Tử
Nồng nàn môi ngào ngạt góc sân ga
Đại lộ vắng …
Tuyết tan trong sương giá
Thổn thức chia xa trái tim như lạ
Lệ đêm buông…
tuyết trắng nhạt nhòa
Tầu nức nở gõ buồn ray cũ
Em bỏ đi xa lạc giữa đêm hoa
LQP - Sô fia 1977
Huyền tích “Núi 99 ngọn” ở Lạt Sơn
Huyền tích trùm lên huyền tích, mỗi thời có một cách nhìn nhận đánh giá khác nhau, góc khuất của lịch sử được chiếu dọi qua những lăng kính tôn giáo nhuốm màu vàng son rực rỡ của ảo ảnh thời gian hàm chứa hồn cốt tâm linh làm phong phú hơn những giá trị văn hóa phi vật thể tồn tại vĩnh hằng trong dân gian tạo thành những pho sử thi có vần và không vần được kể mãi không thôi… Chuyện kể về làng Lạt Sơn với dãy núi 99 ngọn xẽ được lan tỏa truyền tụng khắp nhân gian…
Chuyện kể rằng: Từ rất lâu rồi, từ lâu lắm … Khi mà các cụ già trong làng đã hóa trong hang Bà Cô, hang bà Kềnh, ở đồi Chúc Cờ…ở đồi Am, Đồi Đền.v.v.. và đã trở thành truyền thuyết hư hư thực thực như một thứ gia vị làm cho câu chuyện ngày càng đậm đà, ấm áp tình làng nghĩa xóm và cả khi những con lợn vàng trở trời vào những đêm không trăng hiện ra chạy tung tăng khắp Gióng Núi, ngay chân quèn Ba Bước, huyện thoại lại lung linh ảo diệu, ẩn chứa một năng lượng phi phàm gắn kết đức tin về cội nguồn neo chặt vào hương ước hồn quê…Thuở nhỏ đã có lúc tôi được nghe kể về những ngôi mộ treo thiên táng lủng lẳng trên những giát đá thẳng đứng trong núi Đồng Mạ. Lúc đó người già các dòng họ Đinh, họ Dương, họ Trần…họ Nguyễn đã kể về những sự tích bi hùng của vùng quê này như những khúc tráng ca ngấm vào cỏ cây sông núi làng Lạt Sơn.
Thời gian trôi nước sông Ngân hết vơi lại đầy, đã qua bao nhiêu mùa trăng, mùa gặt… không còn ai có thể nhớ rõ vào năm nào, vào thời kỳ nào, Ở một doi đất không dài , không rộng như một con thuyền chưa căng buồm, đã đón những người Việt cổ đến sinh sống dựng lán gieo trồng đắm chìm trong không gian hoang vu lạnh lẽo của dẫy núi đá vôi sừng sững bao quanh, dưới chân núi nước chảy rì rào từ các khe đá quanh năm không cạn. Lau sậy mọc um tùm ngút ngàn một màu xanh hoang dã. Tôm cá dưới khe, muông thú trên rừng, sản vật của thiên nhiên mùa nào thức ấy, đặc sản tự nhiên ấy đã nuôi sống bao thế hệ người dân nơi đây…Đó là không gian xa xưa mấy triệu triệu năm về trước mà tôi đang khái quát lại để cho chúng ta hồi tưởng về quá khứ , về một vùng đất bán sơn địa. Nơi có một làng cổ đã định cư ở mạn tả sông Đáy nơi một làng có diện tích tự nhiên lớn hơn một tổng, nơi một làng mà theo cách tính của đội cải cách ruộng đất những năm năm mươi của thế kỷ trước đã lập danh sách hàng trăm địa chủ trong một làng, và lúc đó đã có khoảng hơn 70% nhà ngói mà lợp toàn ngói Chu Văn Luận…Với diện tích bằng diện tích ba bốn xã hợp lại, người tứ xứ đến làm thuê cho làng sau đã phát triển thành nhiều xóm mới, làng mới sau này(như Trại Mới, Phú Cường, và gần đây là thôn Hồng Sơn) trong quá khứ làng Lạt Sơn đã có hộ gia đình làm kinh tế giỏi giầu có nhất vùng đã nuôi thả hàng trăm con trâu và có hàng trăm người làm thuê, thường là làm theo mùa vụ như vụ gieo cấy và thu hoạch, có người làm thuê vĩnh viễn khai phá ruộng rẫy, chăn thả gia súc, trâu bò, xay thóc giã gạo phục vụ người làm.v..v.. (sau này nhiều người đã lập nghiệp sinh sống tại làng Lạt Sơn). Sau cải cách ruộng đất, sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, hòa bình lập lại nhiều hộ làm công cho địa chủ được ở ngay trong những ngôi nhà ngói của chủ nhà. Đó là những nét khái quát ngắn về làng Lạt Sơn…Một làng ở vào cái vị trí giao thoa của các vùng đệm nơi tận cùng giáp gianh các tỉnh Hà Nam, Hà Nội , Hòa Bình , Ninh Bình ngày nay. Nơi có một dãy núi đá vôi khổng lồ, nối dài từ Tản Viên Sơn, chạy qua Hà Đông cũ, xuống tận Ninh Bình nhập vào Thanh Hóa … Nó uốn cong theo hứơng Tây Bắc – Đông Nam. Thật hữu duyên nó đến làng Lạt Sơn, dẫy thạch đá đó tạo thành hình vòng cung ôm gọn cánh đồng chiêm trũng, của làng sau lưng hàng nghìn ngọn núi đá cao thấp , to nhỏ lô nhô trập trùng cùng với vô vàn khe suối với những thảm thực vật đa dạng phong phú hấp dẫn cho những ai yêu quý thiên nhiên. Cách đây khoảng bốn hay năm mươi năm cảnh sắc vùng này vẫn còn rất đẹp hoang sơ , hoành tráng và kiêu kỳ như người con gái đỏng đảnh được chiều chuộng giữ gìn giam mình trong cung cấm. Song luôn luôn tỏa ra những mùi hương hấp dẫn đầy thi vị quyến rũ, với sự lạnh lùng và huyền bí, làm cho tao nhân mặc khách không khỏi tò mò, chấp nhận cả sự mạo hiểm để quyết tâm khám phá…Núi đá sừng sững vách đứng cheo leo, đá chông tai mèo như răng cưa găm vào bầu trời huyền ảo. Dưới chân núi, trên sườn núi quá trình tạo thiên đã tạo tác ra nhiều hang động, nhiều dòng sông ngầm, với những thế đất thiêng thu nhận năng lượng tự nhiên kỳ bí “mà theo thuyết phong thủy gọi là “huyệt”: như ở Ba Sao, Tam Trúc có huyệt Đế Vương, thôn Do Lễ có huyệt Rồng, ở Khả Phong có huyệt Rùa, ở Tân Sơn có huyệt Xà, Còn ở Lạt Sơn có huyệt Tượng”…Truyền thuyết kể rằng thời còn bà Nữ Oa đội đá vá trời Rồng thiêng hay xuống vùng thung lũng làng Lạt Sơn đẻ và ấp trứng, trứng rồng to như nhưng hòn núi nằm ngổn ngang ở Vườn Chay(1). Một ngày kia trời bị bục do mưa gió triền miên lớp vách rứng nhà trời bị nước mưa làm rời rã ra trơ phên nứa Bà Nữ Oa vội vàng mang đất đá nơi trần gian lên vá, trong lúc vội vàng bà nhặt nhầm cả những quả trứng rồng mang lên trời để đắp nền nhà Trời. Long thần thấy mất trứng giận quá vùng lên định tấn công bà Nữ Oa, Chẳng may ấn ngọc của nhà trời do Ngọc Hoàng tức giận dùng nó để ném Nhị Lang Thần, Song Nhị Lang thuộc dòng hậu duệ con cháu nhà trời đã tránh được nên chiếc ấn bay tự do rơi xuống đúng lúc đó đè luôn Long thần xuống thế là Long thần bị yểm luôn dưới chân Núi (Đồng Mạ). Quá trình bị núi Đồng mạ đè nén vì núi Đồng mạ chính là chiếc ấn Ngọc nhà trời rất linh thiêng cho dù thần Long có sức mạnh thần thông siêu đẳng cũng không thể phá vỡ núi thiêng mà thoát ra được, bị giam trong lòng quả núi lớn Thần Long vận công tạo ra những mạch ngầm nó chính là những dòng chảy trong lòng núi của Sông Ngân ngày nay. Sau naỳ thần Long hóa thành ngọn Hàm Rồng bên sườn núi Đồng Mạ, trên mỏm núi le lách mọc um tùm… Hồ trứng tương truyền là cái lồng ấp của Long thần hiện nay còn để lại dấu ấn, dưới chân núi Ba Bậc, Ngày Xưa vùng đó hoang vu và bí ẩn nghe các cụ kể lại rằng trong đó nhiều cọp, trăn, rắn độc lắm,(2) khu vực đó hiện nay nằm trong khu vực nhà máy xi măng Bút Sơn. Có hồ Trứng quanh năm đầy nưóc dù hạn hán cũng không mấy khi cạn nước.
Dãy thạch bích dài, nơi quần tụ của các con cháu họ hàng nhà núi trải dài mênh mông vô tận, xưa kia chưa có ai đặt tên người ta vẫn quen gọi là “Núi Dài”. Nó đã được lưu truyền trong dân gian ở vùng đất này đến một ngày kia. Ông “ Vua Cờ Lau” thống lĩnh đại binh người ngậm tăm, ngựa bó chân bằng mo cau khỏi phát ra tiếng động, cờ rủ trống im, vượt đường sạn đạo lặng lẽ luồn rừng Lạt Sơn, Đang đêm đóng bè vượt sông Hát(sông Đáy), thần tốc vượt sông Hồng. Bất ngờ dữ dội tập kích vào trung tâm đầu não đồn trú Tế Giang của Lữ Đường(vùng Hưng Yên), với sức mạnh như chẻ tre, ào ào như vũ bão. Tưởng như thiên binh nhà trời từ đâu ập đến quá bất ngờ, do thiếu phòng bị nên quân tướng của Lữ Đường trở tay không kịp hoảng loạn la hét mạnh ai nấy chạy như đàn ong vỡ tổ. Thương thay cho Lữ Đường cũng bị chết thê thảm trong đám loạn quân. Phá tan quân Lữ Đường chỉ qua mấy khắc không vấp phải sự kháng cự, Binh không bị hao, tướng không bị tổn. Ngay lập tức Đinh Bộ Lĩnh phát lệnh đổi hậu quân thành tiền quân, tổ chức quay lại vượt sông Hồng, cho ngựa lưu tinh truyền tin cho Đinh Điền phối hợp cùng với đạo quân của Đinh Điền chỉ huy đã tới gần Bảo Đà tạo thành thế gọng kìm bao vây nơi đồn trú của sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Thừa thắng xốc tới với khí thế thượng phong ào ào như đá bay,cát chạy, thác đổ, sóng gầm, binh mã của Đỗ cảnh Thạc trở tay không kịp hoảng loạn chẳng rõ tình thế ra sao. Đỗ Cảnh Thạc không tổ chức được lực lượng để phản công, hoảng hốt trước oai binh như vừa từ trời cao ập xuống đốt phá chém giết lửa cháy ngùn ngụt khói bay mờ trời, “Ngựa không kịp đóng yên áo không kịp mặc Đỗ Cảnh Thạc cùng mấy tùy tùng ra roi quất ngựa cố sống, cố chết chạy thục mạng, vượt vòng vây, chạy vào đất Mường Kim Bôi – Hòa Bình, ẩn náu. Có lẽ sau đó Đỗ Cảnh Thạc phải thay tên đổi họ nhập vào xứ Mường từ đó không thấy tái xuất giang hồ nữa. sứ quân của Đỗ Cảnh Thạc bị xóa sổ”…
Sau khi lập lại trật tụ cử người cai quản ổn định những vùng đất đã thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh rút quân trở về theo ngả đường qua rừng Lạt Sơn, đoàn quân men theo chân núi vượt quèn Ba Bước, vào Hú men theo chân núi con Voi. Lúc này Sông Ngân đang vào mùa nước bồng bềnh mênh mang những con sóng vỗ vào vách đá dạt dào Ngài sững sờ trước cảnh tiên chốn phàm trần mây nước núi non giao hòa như chốn bồng lai tiên cảnh, Bên kia đồi Đền bạt ngàn hoa lau suốt một dải dài hơn mấy dặm như một tấm voan trắng nhà trời vừa tung xuống, chọn chỗ cạn đoàn quân vượt sông Ngân lên đồi Đền vượt qua Nội, tràn lên đồi Chúc Cờ ào xuống Đồng Hấm. Đến đây Đinh Bộ Lĩnh cho quân lính hạ trại nghỉ ngơi chuẩn bị vượt Quèn Cả…
Đồng Hấm Mấy ngàn mẫu đất chật ních người ngựa, kẻ căng lều người bắc bếp nhộn nhịp như một công trường khai thác lớn. Lúc này vua Cờ Lau mới có khoảng trống thư giãn để ngắm nhìn không gian thiên nhiên mảnh đât nơi đây. Xung quanh là núi cao, khe sâu, cả một bình nguyên hàng ngàn mẫu đất cây rừng ken dày đan xen những thảm lau cờ bay trắng xóa . Ông trầm ngâm sững sờ trước thế đất Lưỡng long chầu nguyệt nơi đây. Ngoài xa giáp làng là dãy núi Đồng Mạ cùng núi Lẻ, tiếp dãy núi Con Voi, bên hữu sông Ngân là hệ thống các ngọn đồi đât tạo thành vòng cung đồi Ông Tượng, Đồi Đền, Đồi Am, lùi sâu khoảng gần 1000m là vòng cung đồi Chéo Vòng uốn lượn tạo thành một bức trường thành bảo về mặt tiền. Những đêm thu bầu trời trong vắt mặt trăng từ từ nhô lên vượt qua cánh đồng Làng Lạt đậu trên đỉnh núi Voi lung linh ngời sáng, gió ngàn vi vu tấu bản hòa ca về sự giao thoa sơn thủy hữu tình tạo cho ta những cảm giác lạ như chốn bồng lai tiên cảnh, Một bức tranh thủy mặc của quê hương làng Lạt Sơn vĩnh hằng tồn tại trong tâm thức các thế hệ người dân nơi đây. Đinh Bộ Lĩnh quan sát và nhận thây: Bên tả Đồng Hấm là dãy núi Háng Vặng sừng sững tạo ra bức tường thành che chắn như con Rồng khổng lồ đang vùng mình vươn dậy, phía hữu là dãy núi Cành Khởi vách đứng im lìm như một chú hổ khổng lồ đuôi vắt lên quèn Cả Đầu vươn ra đến Máng Cả. Một thế đất như một huyệt thiêng có đầy đủ Thanh Long, Bạch Hổ, địa hình hiểm trở núi non bao bọc nếu phải lui quân rút vào các thung lũng trong rừng sâu chỉ cần một lực lượng tinh nhuệ nhỏ trấn giữ Quèn Cả thì có thiên binh vạn mã cũng khó lòng qua nổi. Ông đang suy nghĩ miên man về việc sau này khi bình định được thiên hạ, dẹp xong loạn các sứ quân, ông có thể về định đô trên mảnh đất này, trong tư duy nhập thế liên tưởng miên man. Bỗng nghe như từ cõi xa xăm nơi thiên không vọng lại những âm thanh réo rắt dìu dặt như chúc mừng như lời mời gọi chào đón. Ngài ngẩng đầu hướng về nơi đang truyền đến những âm thanh huyền hoặc như từ nơi tiên giới vọng về, Xa xa từ phía Đông Nam chập chờn những cánh chim lạ bay tới, có dễ đến hàng trăm con. Chúng nhận ra hàng cờ xí của đại quân, liền kết thành một vòng tròn bay liệng trên bầu trời Đồng Hấm. Cánh chim bay che phủ cả một góc rừng. Đinh Bộ Lĩnh quan sát sự hiện diện kỳ lạ của đàn chim mà trong lòng xốn xang khôn tả. Ông nhớ lại thuở thiếu thời Rồng Vàng đã nổi trên sông Hoàng Long đưa ông vượt sông dấn bước vào con đường đầy cam go cho đến ngày hôm nay sau thắng trận trở về Chim lạ lại đến chúc mừng chào đón. Đó lại là một điềm lạ thứ hai. Sau lưng ông ngọn núi cửa thung Lụi như cái Ngai Trời Khổng lồ hướng lên trời xanh đàn chim phượng hoàng sau một hồi bay lượn, từng con một chúng nhẹ nhàng hạ cánh đậu lên cái ngai trời, vẫy cánh ,vẫy đuôi ríu ra ríu rit gọi nhau. Nhưng chỉ còn một con chim lạ cánh to hơn, màu sắc rực rỡ hơn, chắc là con chim chúa nó bay mãi mà hình như không chọn được chỗ đậu ưng ý. Bỗng nó bay xà đến chỗ đàn chim đang đậu vỗ cánh ba cái bay vút vào trời xanh nhằm phía hướng Đoài bay thẳng các con chim khác tung mình bay theo chỉ trong chốc lát đã mất dạng dưới bầu trời xanh trong... Đinh Bộ Lĩnh nhìn theo bóng chim bay giật mình ngao ngán, Ngài bỗng nhận ra rằng vùng này chưa phải là vùng đất thiêng, chưa hội tụ được đầy đủ các tiêu chuẩn linh khí Thiên, Địa, Nhân, để trở thành miền đất hứa, nên không thể xây dựng kinh đô ở vùng đất này được. ..
“Có lẽ vì lý do đó sau này khi đã bình định song các sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế Người đã cho xây dưng Kinh đô Hoa Lư ở quê hương ông, và ông đã cho đặt tên nước là Đại Cồ Viêt”. Làng Lạt Sơn ở vào vị trí đắc địa như vậy từ xa xưa và sau này. trở thành nơi hội quân huấn luyện, và cũng từ sự tích đàn chim phượng hoàng hàng trăm con bay tới vùng núi này đón chào vua Cờ Lau – Đinh bộ Lĩnh nhưng chỉ có 99 con đậu xuống, rồi lại theo con đầu đàn bay về hướng tây Bắc. “Về sau trong dân gian người ta đặt tên cho quần thể dãy núi đá vôi mạn hữu sông Đáy là dãy núi chín mươi chín ngọn. hay một số cụ đồ nho trong vùng thường gọi là dãy “ Cửu Trùng Sơn” theo âm Hán Việt, là để ghi nhớ về việc 99 con phượng hòang đã đậu xuống vùng núi này, tên núi 99 ngọn có từ thời ấy” …
Phục Lại Quang-Thạch Lạn
Bài có sử dụng tư liệu Truyện Dân gian Kim Bảng – Lê Hữu Bách
Một Chút : “Có gì đâu” Ở “Cõi riêng”
Thơ Chử Thu Hằng
Có gì đâu…Mới chỉ mấy mùa trăng
Như ảo ảnh…có gì đâu…mà nhớ
Sao ngẩn ngơ hoài như kiếp nay mắc nợ
Sao cứ thắt lòng vì nhung nhớ… Người ơi
Có bao giờ người thầm nghĩ đến tôi
Có xót lòng không khi đọc
những dòng thơ nước mắt
Nghẹn từng câu nỗi đau tôi quặn thắt
Mà trước người có dám nói gì đâu
Chỉ một mình mình vò xé trái tim đau
Chắt lệ đắng kết thành thơ…không gửi
Cố giấu lòng mình sao không giấu nổi
Run rẩy câu thơ run rẩy nỗi niềm
Lời yêu thương cất vào đáy con tim
Chỉ trực trào dâng ngàn vạn lần bỏng cháy
Cắn chặt môi ngàn vạn lần run rẩy
Đừng tôi ơi, xin giữ lại cho mình
Có gì đâu… đau một chữ tình
Quay quắt nhớ thương, vụng thầm hờn dỗi
Đứng trước người tôi vụng về bối rối
Ngoảnh mặt đi sợ cả ánh mắt nhìn
Có gì đâu…mà làm khổ con tim
Cứ bối rối cứ buồn vui cay đắng
Tôi mộng du trong giấc mơ đằng đẵng
Đau thắt lòng khi thầm lặng gọi … Người ơi.
Có bao giờ người chợt nhớ đến tôi?
CẢM NHẬN CỦA LẠI QUANG PHỤC
Không ngờ ngày hội sách của nhà thơ Trần hồng Giang một kỳ nhân của đât
Thoạt đầu tôi cho rằng: tập thơ Cõi riêng của Chử Thu Hằng là hữu hạn có một lim đã định sẵn, một thế giới riêng, một khoảng trời riêng và cái gì cũng riêng cho mình.
Nhưng không nhập vào Cõi riêng của Chử Thu Hằng tôi như gặp biển cả mênh mông , cuồn cuộn những con sóng đa chiều mê mải vỗ rì rầm thổn thức. Ở đấy ta gặp một trái tim mẫn cảm cháy bỏng rung động trước khát vọng của cái tôi bản thể, liên hồi quẫy đạp, khiến biển hoang dã tung trào bọt sóng với những ảo ảnh mung lung lạc vào cõi nhớ xa xăm. Bài thơ (Có gì đâu) như một lời tâm sự và cũng là câu tự trả lời cho cõi lòng mình đang khát khao đòi hỏi sự bù đắp, sự chia xẻ nâng niu chở che cho trái tim mẫn cảm mềm yếu. Hồn cốt của bài thơ là sự hoài niệm về một cái gì rất xa đã xảy ra và xẽ xảy ra, với những món nợ trong nhau cứ âm thầm chi phối cùng với sự quăng quật va đập của cuộc đời này, để bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ: “Có gì đâu…mới chỉ mấy mùa trăng/ như ảo ảnh…Có gì đâu… mà nhớ/ Sao ngẩn ngơ hoài như kiếp này mắc nợ/Sao cứ thắt lòng vì nhung nhớ…Người ơi”. Sự hoài niệm là hồn cốt của bài thơ trực tiếp chi phối chúng ta, trong thực tại cõi người luôn luôn mâu thuẫn giằng co vò xé, đòi giải thoát để tìm về cõi thực. Vì vậy ngôn ngữ thơ của tác giả thấm đậm nước mắt, tâm can giằng xé… muốn đấy mà không dám nói ra: “ Nghẹn từng câu mà nỗi đau tôi quặn thắt/ Mà trước người, có dám nói ra đâu”. Đó là quy luật của những điều thầm kín (Sống để bụng chết mang đi” . Lang thang trong (Cõi riêng) ấy gặp (Có gì đâu) tưởng rằng chẳng có gì mà Sao ngẩn ngơ hoài như kiếp này mắc nợ…Người ơi! Tiếng lòng bật ra, đẩy cái tôi bản thể trượt trên nấc thang thời gian với bao trăn trở thẳm sâu tìm giải thoát. Cùng với sự vò xé đau đớn kìm hãm đến độ tê dại run rẩy cố giữ lại nỗi trăn trở dằn vặt,đầy uẩn khúc không được bật ra, chấp nhận một mình mình chịu. Đó là mệnh lệnh của trái tim hờn dỗi đạt đến đỉnh điểm. Phải chăng chỉ vì sự vô tình, thờ ơ hay cả sự phản bội nhưng ta cứ chấp nhận lặng lẽ và chịu đựng, hồn vía thiền đã chi phối nữ thi sỹ bởi chữ Nhẫn đã khởi phát: “Chắt lệ đắng kết thành thơ không gửi…Run rẩy câu thơ run rẩy nỗi niềm…Lời yêu thương cất vào đáy con tim…/cắn chặt môi ngàn vạn lần run rẩy…”Thật khó giải thoát: “Đừng, tôi ơi xin giữ lại mình”. Sự kìm nén tưởng chừng bật máu quay quắt nỗi niềm thăm thẳm bởi một chữ tình. Vì nợ tình là món nợ nặng nhất mà khó ai trả nổi, tôi nợ anh đấy chắc gì đã trả được cho anh hay lại trả cho ngừi khác sự nhầm địa chỉ nhiều khi trở thành nỗi đau thế kỷ neo chặt cuộc đời. Quy luật ngẫu nhiên này nó chi phối bởi cái duyên nợ ba sinh, bởi nhớ thương nhiều khi quay quắt mà tiếng vọng không có hồi đáp lửng lơ bay trong cõi đa chiều. Vì quá xúc động, hay cảm xúc đạt đến đỉnh giới hạn làm người ta luống cuống vụng về bối rối sợ xệt và lảng tránh: “ Ngoảnh mặt đi, sợ cả ánh mắt nhìn”. Đến đây ta cứ tưởng rằng: Phải chăng tác giả đang chạy trốn tìm về ẩn náu trong cõi sâu thẳm của lòng mình tránh sự đổ vỡ. Tác giả đi tìm câu trả lời để giải tỏa những khát khao, những giằng xé không hồi kết kia: “Tôi mộng du trong giấc mơ đằng đẵng/ Đau thắt lòng khi thầm gọi… Người ơi…/Có bao giờ người nghĩ đến tôi.” Ai đó đang tồn tại trong cõi nhớ của tác giả đang chi phối tâm thức của tác giả cả trong cõi thực và cõi ảo Tiếng gọi người ơi! vẫn còn vang vọng mãi. Để giải mã điều này quả là khó bởi tất cả không nằm trong ý chí chủ quan nó mơ hồ ảo ảnh trong cõi mộng thi ca. Thôi nàng thơ hãy cứ kiếm tìm để xoa dịu trái tim đang nhỏ máu…
Có gì đâu, ở Cõi riêng của Chử Thu Hằng chưa phải là bài thơ có số khi đọc nó ta gặp một hồn thơ đầy tâm trạng bi lụy băn khoăn khao khát thiết tha giằng co quẫy đạp để giải thoát khỏi xiềng xích vô hình. Thật tâm trạng. Một lăng kính hội tụ đã được lắp đặt cho Cõi riêng cái cõi đa chiều không bình yên phẳng lặng, sự vận động của một tiểu vũ trụ thăm thẳm tình người đang tìm về với không gian mở để giải thoát. Tác giả đang tạo ra hệ quy chiếu cho riêng mình, thơ vốn là vậy. Cõi riêng thật ảo diệu lung linh lan tỏa… Cảm ơn tác giả.
Cuối thu 2014 - Lại Quang Phục
CUỘI KHÓC
Sóng ngã, triều dâng…trần mây động
Vung trời, chớp xé…loạn gió giông.
Sấm khua … giọng cũ
trăng vàng mẩy
Chập mạch… nhân gian,
Cuội khóc thầm…
31 chùa Cả - Vỵ xuyên Nam Định
Lại Quang Phục
0985215535
Bài 7. DÂNG HƯƠNG
Dâng hương núi Chúa sáng nay.
Nà Nưa… lá hát ken dầy tiếng chim
Suối trong… sương nguội nắng in
Bậc Thiền… nâng bước con, tim bồi hồi
Mái xưa nhuộm trắng ánh trời
Sàn tre, bứng ống đầy vơi nỗi niềm
Thạch bàn… luận ván cờ tiên
Ké Ông nhập thế… sáng miền thượng phong
Sốt cao… hội tướng bên song
Lời như chém đá… quyết trong trận này
Quân đi rợp đất rung mây
Thủ đô Kháng chiến dâng đầy khí thiêng
Miên man con lạc cõi Thiền
Hồn Người còn đó… giữa miền Kim Long.
Tuyên quang- 08/05/2014
Trại sáng tác Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam
khu vực đồng bằng sông Hồng
LẠI QUANG PHỤC - Hội VHNT Nam Định
31 chùa Cả, Vị Xuyên Nam Định
ÂM HƯỞNG
Âm hưởng của những bước chân
gạch nối tháng Tư tháng Năm đâu phải vô hình
Rực rỡ hào quang những ngày chiến thắng
Băng truyền thông lung linh toả nắng
Âm hưởng thời gian gõ nhịp bồi hồi.
Và có cả âm hưởng những phút giây lắng đọng
tư duy chắt lọc phù sa
Người nối người lặng lẽ lắng nghe
Quên cả tiếng ve trên đường Hoàng Diệu
Trong im lặng mọi con tim đều hiểu
Đất nước chuyển mình sang trang…
Âm hưởng chiều sâu tâm thức ngân vang
Nhân dân… khai căn luỹ thừa hạnh phúc.
Ai qua miền Trung đến Vũng Chùa…
nến vẫn sáng… hình như Người còn thức…
“Niềm tin không chật”- Biển vẫn mênh mông
Người trở về…
vẫn lập Chiến công.
Đảo Yến ưu tư…
đón nhịp sóng lòng…
Vũng Chùa- tháng 4 năm 2014
Tuyên Quang tháng 5. 2014
Lại Quang Phục
31 chùa Cả Vị Xuyên Nam Định
Sáng 04/05/ 2014 tại thành Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam (LHCHVHNTVN) đã khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng năm 2014. Dự khai mạc có nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch LHCHVHNTVN, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn Tùng Điển - Phó chủ tịch LHCHVHNTVN; lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở VHTT & DL, họa sĩ Mai Hùng - Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Tuyên Quang và các đồng chí lãnh đạo Hội VHNT của 10 tỉnh thành đồng bằng sông Hồng; cùng 33 hội viên của các hội trong khu vực về dự trại.
Đoàn
Nhà văn Tùng Điển thay mặt lãnh đạo Trại quán triệt mục đích yêu cầu của Trại; đồng chí Mai Đức Thông - Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phổ biến với anh chị em dự Trại tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua; nhà thơ Hữu Thỉnh đã nói chuyện và thông báo với anh chị em tham dự Trại một số vấn đề chủ yếu về tình hình văn hóa, văn nghệ của Đất nước trong thời gian qua. Đồng thời gợi mở một số vấn đề về sáng tác cho các hội viên..
Ngày 10 05. 2014 Trại sáng tác đã tổ chức cho các hội viên đi thực tế về thăm Tân Trào, cùng một số địa danh di tích cách mạng trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực đồng bằng sông Hồng dự kiến được tổ chức trong thời gian 15 ngày. Đây là một trong những hoạt động nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động sáng tác của các hội viên trong khu vực.
___________
TÌM LẠI DẤU XƯA
Đầu tuần trước tôi nhận được điện thoại của ông Phạm Xuân Thạc phó chủ tịch Hội đồng họ Phạm tại tp. Hải Phòng mời dự lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của Thượng thư bộ binhĐại tướng quân Tiến sỹ Phạm Đình Trọng. Cái gì cũng có duyên cớ của nó, tháng 9 năm 2013 tôi có nhận được một bản Kế hoạch số 09/KH ngày 05/9/2013 về việc thi sáng tác viết về thân thế sự nghiệp của Thượng Thư Bộ Binh Đại Tướng Quân Hải Quận Công Tiến Sỹ Phạm Đình Trọng… Một trong những danh nhân thời Trịnh Nguyễn bị đắm chìm trong góc khuất của lịch sử, và cũng được lịch sử soi rọi đèn pha dưới nhiều góc cạnh quan điểm của thời cuộc. Một người lúc đương thời có quyền uy trong tay song cũng chịu nhiều áp lực của đế chế phong kiến cực đoan hà khắc, bạo ngược của lòng ghen ghét đố kỵ…
Ông sẵn sàng chấp nhận cái chết hàm oan để tỏ rõ lòng tôi trung. Một trung võ hiền liệt, văn trung võ nghị thông minh mẫn tuệ, phải tự rót rượu độc vua ban mà kết liễu đời mình ở tuổi bốn mươi. Tôi chắc rằng sau này hậu thế xẽ còn tốn nhiều giấy mực thời gian công sức để khai thác thân thế sự nghiệp của
Đức Thượng Quận: Một danh nhân có tài văn võ song toàn, góp phần đắc lực vào sự tồn vong của Đại Việt Ông được xếp vào hạng cùng 6 danh thần của các triều đại phong kiến Việt Nam”như đánh giá của triều đại phong kiến lúc bấy giờ đó là: Yên dân, diệt giặc, vững gốc, an biên, yêu nước trung quân, danh thơm cao tiết. Anh hùng cái thế xưa nay hiếm/Công đức với dân trời đất dầy”Ông được ghi danh Tiến sỹ trên văn bia Quốc tử Giám và triều đình phong kiến Trung Quốc phong cho ông là tướng tài mà người đời lúc đó thường gọi ông là Lưỡng quốc tướng quân, Ông được thờ từ Nghệ An đến Móng Cái Quảng Ninh. Hiện nay cái gốc của vấn đề là an biên mà Phạm Đình Trọng trong cuộc đời binh nghiệp của mình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ biên cương bờ cõi tiêu diệt giặc cỏ Quan Lan được nhà Thanh nể trọng. Từ những suy nghĩ đó tôi có tham gia viết bài dự thi được giải Ba:
TÌM LẠI DẤU XƯA
Khinh Dao một sớm xuân mưa
Tôi về tìm lại dấu xưa một người
Ba trăm năm cuộc khóc cười
Kinh Luân một gánh rạng ngời võ văn
“ Vịn vảy Rồng” *gốc trâm anh
Giáp Ngọ Giáp tuất đất lành Giáp Sơn***
Cửa Trình rèn trí sớm hôm
Hai mươi sáu tuổi trống dồn Đại khoa
Đệ tam tiến sỹ vang xa
Từ Trung cấp sự… thăng đà Thượng Thư
Phong danh rạng đấng quân phu
Tầu Ô giặc cỏ gây thù diệt tan***
Nhà Thanh kính phục An Nam
Cõi bờ biên giới yên bang một thời
Khéo thay tạo hóa trêu người
Kình văn một thuở, nay thời kình binh****
Quận He khuynh đảo triều đình
Trung thần Đình Trọng quyết tình sửa sang
Dốc lòng hộ quốc, an bang
Danh thơm để lại tiếng vàng ngàn thu
Kim Tử vinh lộc đại phu
Điều binh chọn tướng binh tu luyện mài…
Nghệ An Bố chánh dựng đài
Thượng thư đại tướng một đời vẻ vang
Bốn mươi năm ở dương gian
Anh linh còn mãi âm vang phúc thần
An Nam họ Phạm xoay vần
Thời nào cũng sáng đức nhân toàn tài
Hai trăm mười tám thẻ bài
Đại khoa họ Phạm sáng tài nho gia
Gương trong danh sỹ chói lòa
Thôi xin không điểm la cà ở đây
Mây thiêng nghiêng tụ sáng nay
Rượu xuân dâng chén men say la đà
Chiêu hồn tử sỹ ngân nga
Nương theo hương khói lan ra thỉnh về
Tâm nhang góp nhặt lời quê
Lòng trung hộ quốc khắc ghi đời đời
Lại quang Phục
----------------------------------
*Một vế đối của Phạm đình Trọng
**Những chữ Giáp liên quan đến thân thế và sự nghiệp của Phạm Đình Trọng
***Tiễu phỉ tiêu diệt giặc cỏ Tàu Ô Quan Lan
****Phạm Đình Trọng và Nguyễn Hữu Cầu cùng học một thầy
*****218 vị Đại khoa họ Phạm thời Phong kiến
Kỷ niệm 300 năm ngày sinh danh nhân Phạm Đình Trọng
Thứ năm, 20 Tháng 3 2014 06:04 | Đăng bởi Minh Trí
Phạm Đình Trọng sinh năm Giáp ngọ niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 10 (1714), quê làng Khinh Dao huyện Giáp Sơn phủ Kinh Môn xứ Hải Dương nay là thôn Khinh Dao xã An Hưng huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Ông vốn dòng dõi họ Phạm nổi tiếng văn hiến nước ta, gốc ở làng Kính Chủ huyện Giáp Sơn nay thuộc xã Phạm Mệnh huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương với anh em Phạm Mại, Phạm Ngộ, người là quan văn, người là quan võ giúp 3 đời vua Trần Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông, đều lập công lớn trong sự nghiệp giữ nước, dựng nước thời ấy. Con thứ hai Phạm Ngộ là Phạm Sư Mệnh (cũng đọc Mạnh) theo chí bác ruột học văn, là một học trò xuất sắc của Tiên sinh Chu Văn An. Ông đậu Thái học sinh năm 1325 đời Trần Minh Tông, làm quan tới chức Hành khiển (Tể tướng), là một tác gia lớn. Chi họ này đời Lê Sơ chuyển về làng Lê Xá huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn nay là xã Lê Xá xã Tú Sơn huyện Kiến Thụy, Hải Phòng có Phạm Gia Mô đậu Tiến sĩ năm 1505 đời Lê Uy Mục, làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ, sau theo giúp Mạc Đăng Dung là một khai quốc công thần được phong chức Thái sư Hải Quốc công. Chi họ Phạm Đình làng Khinh Dao từ đời cao tổ, tằng tổ đều làm quan to tại triều, được ban tước Hầu. Thân phụ Phạm Đình Trọng đậu Hương cống vào học trường Quốc tử giám, sau được bổ nhiệm chức Tri phủ.
Phạm Đình Trọng thuở nhỏ học ở nhà, sau gia đình gửi theo học các nhà nho đức độ, tài năng nên mới 20 tuổi đã đậu Hương cống, khoa thi năm Bính thìn niên hiệu Vĩnh Hựu (1739) đậu Tiến sĩ, làm quan trải thăng từ chức Hiệu thảo Viện Hàn lâm đến chức Thượng thư bộ Binh, Thái tử Thái bảo, Thượng trụ quốc Thượng trật Hải quận công.
Phạm Đình Trọng là quan văn, nhưng vào đời vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh ăn chơi sa đọa, hoang phí, bỏ bê trễ chính sự, lại thiên tai liên tiếp, tệ tham quan ô lại, bán tước mua quan, mua bán bằng cấp… Vì vậy, nhân dân, đặc biệt là nông dân vô cùng cực khổ. Do đó, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi, tiêu biểu là 2 cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển, do Nguyễn Hữu Cầu phát động lãnh đạo. Triều đình Lê Trịnh nghiêng ngửa. Nhờ có một số quan văn võ tài giỏi, đặc biệt là Tiến sĩ Phạm Đình Trọng đã dẹp yên loạn lạc. Ông đã bắt được 2 thủ lĩnh nghĩa quân Nguyễn Tuyển và Nguyễn Hữu Cầu. Những nơi ông đến trị nhậm đều chăm lo việc yên dân, trừ tệ cường hào ác bá, nên dân chúng mến mộ, có nơi ở Nghệ An còn lập đền thờ sống.
Chính vì thế, khi ông qua đời, Thượng thư Tiến sĩ Trần Danh Lâm viết bài văn tế, trong đó có câu:
Chưa đến bốn mươi, chức Thượng thư, với người là sớm, với Ngài là còn chậm.
Đội mũ nhà Nho mà làm tướng, với người là lạ, với Ngài đúng sở trường.
Không chỉ có công lớn về nội trị, Phạm Đình Trọng còn có công lo việc giữ yên biên giới đất liền, hải đảo tổ quốc. Bài phú Bắc môn tỏa thược (Then khóa cửa Bắc) của ông cho thấy Tổ tiên ta nhận thức rõ điều này nên căn dặn, nhắc nhủ:
Bắc môn cài cửa khóa then,
Giữ người lân quốc, chăn con triều đình.
Gia phả họ Phạm Đình làng Khinh Dao và một số sử liệu khác ghi sự kiện bọn phỉ Quan Lan chiếm cứ vùng Đầm Hồng, Vạn Ninh nay thuộc tỉnh Quảng Yên.
Chúng lợi dụng địa thế hiểm trở cướp phá, hoành hành suốt vùng biên giới Trung – Việt. Mấy năm liền, quan quân tỉnh Quảng Đông không đánh dẹp nổi. Nhân dân khổ sở vì bọn giặc này. Quan Trấn thủ Quảng Đông nhiều lần gửi thư tới quan Trấn thủ xứ Yên Quảng nước ta hẹn cùng phối hợp đánh dẹp. Nhưng suốt mấy năm liền chinh phạt mà không xong. Năm Mậu thìn (1748), triều đình phái Phạm Đình Trọng tuần tiễu vùng biển Đông Bắc. Sau khi thị sát tình hình kỹ lưỡng, ông cử bộ tướng Vĩnh Thọ hầu đem binh thuyền đến trước, phao tin sẽ hội họp với quan Tầu ở Quảng Đông để tiến đánh, nhưng ông lại bí mật bố trí quân ăn mặc dân chài mai phục ở Vân Đồn và đảo Bạch Long Vỹ. Quả nhiên, bọn phỉ mắc mưu, 7 tên đầu sỏ bị bắt gọn, giao cho quan tỉnh Quảng Đông. Đám phỉ hung dữ bị đánh tan. Nhân dân vùng biên giới vô cùng cảm kích. Quan tỉnh Quảng Đông tâu lên vua nhà Thanh, nhà vua khen ngợi, sai đem vàng lụa thưởng cho quân lính và mũ áo Thượng thư ban tặng Phạm Đình Trọng. Do đó, ông có chức Lưỡng quốc Thượng thư (Thượng thư hai nước).
Khi được tin ông mất, vua Càn Long nhà Thanh sai Tổng đốc Quảng Đông mang lễ vật và bài Văn tế sang viếng. Nội dung bản dịch văn tế như sau:
Vốn là chính khí Bắc phương,
Lại là Nam quốc lân bang trọng thần.
Ai hay gió cuốn mây vần.
Giờ người đã hóa cổ nhân mất rồi.
Rượu ngon còn nhớ mãi người,
Văn chương còn nhớ những lời thơ hay.
Suối vàng ai hỡi có hay,
Nước non gang tấc có ngày gặp nhau.
Miếu cổ Khinh Dao cũng thấy có câu đối ghi lại việc này.
Hiện nay, trong công cuộc bảo vệ biên giới, bảo vệ vùng biển, vùng trời Tổ quốc, chiến tích cùng bài học của Danh nhân Phạm Đình Trọng cần nghiên cứu, học hỏi.
Ngô Đăng Lợi
Tôi có những chuyến đi rất tình cờ và chuyến đi này cũng vậy. Chuyến đi này đi theo cung đường xưa tôi đã đi, theo đường phân giác của tam giác cân xuyên giữa đồng băng Bắc Bộ. Tôi nhớ vào khoảng đầu hè năm 1983, từ nước ngoài về như là sự hẹn hò ngẫu nhiên mà tôi có chuyến đi đầu tiên xuyên chéo đồng bằng, mảnh đất bờ sôi ruộng mật, chứa đựng bao trầm tích của nền văn minh lúa nước "Sông Hồng". Từ Nam Định tôi cùng người em trai thứ năm trong gia đinh làm một cuộc hành trình từ tỉnh Nam sang tỉnh Đông như một sự hiếu kỳ đi tìm lời giải cho câu "Đông Cổ Am, Nam Hành Thiện". Những năm đó cầu chưa có chúng tôi qua ba bến phà là cả một kỳ công, là một cuộc vật lộn thực sự với bao khó khăn để được lên phà. Ở đó nó khẳng định tính kiên nhẫn, khả năng vượt khó, qua đó ta càng thấm thía câu tục ngữ " Qua sông thì phải lụy đò" cũng khi ấy tên các bến phà như Tân Đệ, Quý cao, Phà Cựu... đã để lại cho tôi những dấu ấn khó quên về một thời xa vắng buồn vui lẫn lộn với cả sự tự hào và lòng trắc ẩn. Để những năm tháng sau này mỗi lần đi qua một bến phà nào đó tôi đều băn khoăn day dứt về những nỗi gian lao của khách đi đường. Đôi khi đứng trên phà trước cảnh sông nước mênh mông, núi sông hùng vỹ tôi cảm thấy mình quá nhỏ bé, còn những chuyến phà tự hành vẫn cần mẫn nối cho đôi bờ ngắn lại, gần nhau hơn và làm cho sự hoang sơ kỳ bí của dòng sông hiền hòa hơn. Để đến hôm nay khi xe chở đoàn chúng tôi vươt qua các dòng sông trên những chiếc cầu bêtôn cong cong như vầng trăng khuyết nối liền đôi bờ lòng tôi không khỏi bồi hồi xúc động trước sự thay da đổi thịt của quê hương. Nhớ lại Năm xưa qua Vĩnh Bảo Hải Phòng vào đất Từ Kỳ Hải Dương chiếc xe Sim Sơn mới tinh khi vướt qua những bờ mương, bờ máng, đường đất, đường đá gồ ghề lên được Thị xã Hải Dương thi đôi đèn xinhan của xe đã rụng từ bao giờ chẳng rõ. Vì lúc đó làm gì có đường bê tông như hôm nay, Công cuộc đổi mới đã thấm sâu vào từng thớ đất, từng ngọn cỏ, cành cây trên mảnh đất này cảm ơn nền kinh tế thị trường, cảm ơn cuộc cách mạng công nghệ đã tạo nên những sản phẩm có giá trị cao phục vụ cuộc sống trong đó có cuộc cách mạng về giao thông vận tải... Nếu năm xưa hai anh em tôi đi bằng xe máy lúc đó cũng là oách lắm rồi và lại nếu năm đó đi suốt từ 6h sáng đến 11h trưa mới ra được đến Hải Dương thì chuyến đi này đoàn chúng tôi đi bằng xe ô tô 9 chỗ ngồi mà thời gian đi cả nghỉ dọc đường cũng chỉ mất có hơn 2h. Tôi chắc rằng chỉ vài năm nữa chi phí thời gian cho chuyến đi xẽ càng ít hơn so với hiện nay vì công nghệ phương tiện xẽ càng hiện đại hơn...
Còn chuyến đi này một chuyến đi nổi hứng của máu thi sỹ thích đi dông dài lang thang theo lời mời vu vơ gặp cái vu vơ, của sự giao thoa đồng điệu của các chàng thi sỹ, Phạm Ngọc Vĩnh người khởi xướng hát việc tham gia hát đồng giao theo các cố nhân trên Blog Việt, và chúng tôi gồm có nhà văn Việt Nam Đỗ phú Nhuận, anhBình Thanh,tôi và Thầy giáo Chiên, cùng lái xe vừa đủ một cỗ. Không gian buổi gặp gỡ rất hương đồng gió nội tôi hầu như không có người quen, trừ Giáo sư tiến sỹ nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng người mà tôi quen trên một chuyến bay Matxcova - Hà Nội hè năm 1984, đến nay mới lại có dịp diện kiến, năm đó tôi về nghỉ phép, còn giáo sư đi dự một hội nghị về khoa học tại châu Âu về theo hãng Aeroplot...Sau màn chào hỏi tôi tặng Giáo Sư tập thơ Gánh Trăng và bài báo được giải trăng Bạc ông tặng tôi một chiếc bút Nhật, thật tế nhị và rất sâu sắc một kỷ vật rất ý nghĩa về việc hãy viết và viết đi...tôi theo dõi hầu như giáo sư tặng bút cho rất nhiều người. Ông như một chính khách bình dân giữa đồng quê cũng tại đây tôi còn gặp Chị Trần thị Thanh Liêm thạc sỹ nhà giáo khoa tiếng Trung Đại học Đại Nam Hà Nội chúng tôi có gặp nhau một vài lần ở hội thơ tại Hà Nội, và cũng đa có lần chúng tôi trao đổi qua điện thoại. Chị tặng tôi tập thơ Hương Xưa của nhiều tác giả và một cây bút "Diễn đàn thi hữu WWW.vnthihuu.net."thật cảm động, ngoài ra tôi còn gặp nhà thơ Dương Phương Toại Hội VHNT Quảng Ninh,tặng tập thơ Ngấn Phù Sa, Chị Đồng THị Chúc Hà Nội tặng tập thơ: Lục bát thơ Dâng tặng người, Lương Liễm Quảng Yên Quảng Ninh tặng Gió Miền Quê, tôi có mang đi hơn 10 trang báo và 05 cuốn Gánh Trăng Tặng hết cho bạn bè Cuộc gặp mặt giao lưu được Chủ nhà tỉnh Đông đón tiếp nồng hậu và chân tình, đó cũng là một chuyến đi để lại dấu ấn giữa đồng bằng và chúng tôi đã đến thăm Đảo Cò nhìn kỹ những chú cò cách tôi khoảng 10m. Có lẽ để hiểu sâu hơn tại sao lại có chuyến đi này tôi gửi đến bạn đọc bài viết của nhà thơ Chư thu Hằng như sau:
"Về Xứ Đông có gì lạ? Đó là nỗi băn khoăn của bà con xóm Lá khi đọc thông báo mời gặp mặt của Hồn Quê và Hương sắc tỉnh Đông!?
Xin thưa: Đây là ý tưởng của trưởng làng GSTS NGND Nguyễn Lân Dũng vì Người đã từng đến nơi này ông thấy nó còn hấp dẫn hơn cả chỗ vườn chim của vua chim Trần Nhữ Giáp ở Thanh Trì và vườn đào Nhật Tân của anh Hoa ở Bắc Giang:
Được sự hưởng ứng của thành viên xóm Lá: được sự hân hạnh chào đón của chủ nhân. Chủ bút Hương Sắc Tỉnh Đông là ông Ngô Văn Hanh chủ tịch hội SVC của tỉnh và ông Hà Duy Tự- Hồn Quê một hội viên SVC cùng tâm đắc , đã thông báo mời các bạn cả xóm về đây họp mặt
Chúng tôi chọn xã anh hùng mang tên nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc huyện Nam Sách, nơi nằm giữa hai cây cầu Phú Lương và Lai Vu nơi có nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của dân tộc làm ĐIỂM HẸN
Nếu từ phía Hải Phòng lên qua ga Tiền Trung gặp cầu vượt ngã ba Hàng, bạn qua cầu vươt, xã nằm bên trái đường, cồn phía Hải Dương xuống bạn qua cầu phú Lương khoảng 2km qua chân cầu vựơt rẽ phải, ở đó có người đón
Nơi quê hương của các Blogge xóm ta mà các bạn sẽ được gặp: Thanh Nhị- Cô Gái Lai Vu, Tạ Anh Ngôi- Người Thanh Lâm , Lão Khoa - Phó bản, Nụ cười của Nắng... ngược lên phía Bắc vài chục cây số là nơi danh thắng CÔN SƠN, KIẾP BẠC Thờ Trần Hưng Đạo, Nhà giáo Chu Văn An và Đại thi hào , danh nhân văn hóa VN Nguyễn Trãi.
Xuống phía Nam của tỉnh là Tứ Kì, Ninh Giang, Thanh Hà: Quê hương của các Blogge: Hà Duy Tự- Hồn Quê,; Bùi Hải Đăng- Nhà Bên Sông, Quang Hùng mùa Thu, Hà Năng Lưu, Lê Lương Túy -Sức sống Mới, Nguyễn Khắc Hiền- Cỗi Không Mầu, Hà Trọng Đạm -Gã Trai Quê Nhà thơ Phương Thảo-, Hồng Cờ, Vũ xuân Chiêm, Ngô Bá Rực- Lão Phu Quê Mùa, Huy Hẹn - Người đát Trạng, Trần Nhạc... và vùng đất thiêng: Quan Lớn Tuần Tranh, Đền Thờ Họ Khúc, Chùa Trông thờ thiền sư Khổng Minh Không, Làng rối nước xã Hồng Phong, quê hương Trạng Trình- Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đảo cò...
...Chính điểm đến là là nhà vườn của một cựu chiến binh, một thành viên, một nghệ nhân tiêu biểu của tỉnh mang dòng máu họ VŨ, Võ gốc Làng tiến sỹ Mộ Trạch Bình Giang : Phạm Vũ Hưng và phu nhân Mai Hương người gốc Ninh Giang.
Về đây các bạn sẽ được gặp gỡ các bạn trong xóm mà đã tâm sự nhiều lần trong ngôi nhà ảo, được học cách đi lên từ làng, ta sẽ thay đổi tư duy : chỉ có nơi phồn hoa phố đông mới là miền đất hứa, sẽ được thưởng thức các món đặc sản vùng quê, được mua các món đặc sản cao cấp và giống các sinh vật quý hiếm, do chính bàn tay tài hoa của những người nông dân Việt Nam làm ra được chiêm ngưỡng phong cảnh đổi mới của những vùng đất thiêng mà đồng bào mình đang sông..."
Ghi chép:LẠI QUANG PHUC
HỘI viên Hội VHNT Nam Định
Lạt Sơn thi thoại