Thứ tư, 24/04/2024,

Nghệ thuật nhân hóa trong tập thơ "Cây đa phố làng" (19/09/2013)


 

         

Tôi đọc " Cây đa phố làng" và rất thú vị phát hiện trong tập thơ này nhà thơ sử dụng thành công nghệ thuật nhân hóa để tạo lên những vần thơ vừa hay vừa dí dỏm, vừa gần gũi lại vừa thâm thúy.
          Và thấy tác giả thường dùng từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ ra hoạt động tính chất của vật:
 

                   " Cây đa phố làng"

 

 

Cây đa cổ thụ to, sừng sững dưới ngòi bút của Vũ Xuân Hồng, Cây đa nhỏ bé như người con gái đang " nép bóng" dưới sự to lớn của " phố làng".

 

          " Nơi phố làng" có âm thanh rộn rã của " tiếng ếch" mà nhà thơ " Cứ ngỡ lời chào thân thương" phải yêu lắm với những âm thanh quen thuộc của thôn quê nên Tác giả mới thốt ra từ trái tim lời thơ nhẹ nhàng mà sâu lắng đến vậy.
          Có lẽ hay nhất là những câu thơ (phảng phất truyện cổ tích ngày xưa) được sử dụng phép tu từ nhân hóa với những ngôn từ vốn gọi người để gọi vật thật thân thương đọc lên nghe da diết vô cùng:
 

                   " Thị ơi đừng rụng bị bà

 

 

                   Tái sinh thù hận sẽ là.......sát sinh"

 

câu thơ nhắn nhủ độc giả rất bình dị mà sâu sắc.
          Mùa xuân cây nảy lộc đâm chồi. Theo quy luật này của thiên nhiên tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để ta thấy được những " Chồi non ríu rít gọi nhau/ bắt đầu/đầy hy vọng.........hy vọng chồi non - lộc của mùa xuân theo người nông dân ra đồng....
          Hy vọng chồi non - lộc của mùa xuân theo chân người lính - cầm chắc tay súng bảo vệ biển đảo, biên giới quê hương.
          Cách nhà thơ sử dụng nghệ thuật nhân hóa thật nhẹ nhàng mà tinh tế - độc đáo, gần gũi. Những con vật ai ai cũng biết đang tâm sự cùng nhau:
 

                   " Họ hàng giun đất hỏi  nhau

 

 

                   Chẳng biết sống chết mai sau thế nào"

 

Bởi vì " bê tông cứ đổ ào ào"
Để cho họ hàng nhà giun phải thốt lên:"Đành nằm dưới đất mà rên/ Trái bê tông lạnh xóa tên chúng mình" Một trái tim đầy vôi nỗi niềm yêu những sinh linh bé nhỏ trong lòng đất mẹ mới thốt lên được những lời thơ như thế.
          Có lẽ phép tu từ nhân hóa được sử dụng thành công nhất, hay nhất, đẹp nhất bởi lối viết theo cách sóng đôi tâm tình giữa hai nhân vật: Trầu mách với cau; gió mách với bến sông; phù sa mách với triền đê; đất mách với người.
          Đọc trọng bài thơ;; Mách bảo " ta thấy được sự thành công của tác giả khi sử dụng phép tu từ nhân hóa. Lối viết này làm cho các sự vật vô tri, vô giác giờ gắn bó bền chặt- khăng khít bên nhau. Theo tôi đây là một thông điệp mà nhà thơ muốn gửi tới chúng ta - hãy yêu thương người hơn:
 

                   " Tượng phật như với thần tiên

 

 

                   Yêu thương là mối nhân duyên của người".

 

Từ " Nhủ" trong bài thơ " Nhân duyên" được dùng như một sợi dây hồng xuyên suốt bài thơ. Các nhân vật thì thầm nói nhỏ với nhau vể sự " dẻo dai" về vẻ đẹp và đức tính dịu hiền.... về tình yêu thương con người...
          Trong tập thơ " Cây đa phố làng" Vũ Xuân Hồng dùng rất nhiều nghệ thuật nhân hóa - Một bác sỹ y khoa sử dụng nhiều bài thơ, câu thơ rất hay có phép tu từ nhân hóa nên người đọc dễ hiểu, dễ cảm thụ cái hay, cái đẹp của những lời thơ:
 

                   " Dòng sông trẻ sớm già

 

 

                    Bờ nhăn nheo sạt lở"

 

                                                  ( Lời của nước)
 

hay             " Nhìn trâu cỏ thấy rầu rầu

 

 

                    Nghe câu hát cũ mà đau ......dạ dày

 

 

                                                   ( Cỏ đồng ta)

 

Đọc thơ của Xuân Hồng, con người thấy giật mình vì ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt. Tác giả mượn hình ảnh con sông bờ sông, con trâu, ngọn cỏ để nói lên nỗi niềm của mình: " Châu chấu, cào cào" sử dụng nghệ thuật nhân hóa hoàn chỉnh và cách viết vô cùng ấn tượng hồn nhiên- vô tư - thật tươi trẻ - Bài thơ cấu trúc như một câu chuyện với phương thức biểu đạt tự sự thật dí dỏm:
 

                   " Châu chấu kể với cào cào

 

 

                   Đêm qua có trận mưa rào thật phê

 

hay
 

                   " Cào cào trợn mắt cười phì

 

 

                   Không xanh giờ đã chắc gì còn em"

 

Tôi đọc tập thơ này và ao ước giá các em học sinh lớp 5-6-7 có tập thơ trong tay sẽ giúp ích rất nhiều trong làm văn tả cảnh, tả vật, sẽ học được nhiều điều từ cách sử dụng ngôn từ rất bình dị mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà có sức giáo dục cao như bài thơ" Sau cơn mưa" mà Vũ Xuân Hồng viết:
 

                   " Ao chuôm sau trận mưa rào

 

 

                   Ếch ộp lĩnh sướng màn chào thiên nhiên

 

 

                   Nòng nọc nhỏ xíu làm duyên

 

 

                   Mại cờ, rô, riếc nhao lên đớp mồi

 

 

                   Bờ ao lăn lóc ốc nhồi

 

 

                   Rủ nhau theo cuộc rong chơi nổi chìm

 

 

                   Lẳng lơ mấy ả chuồn kim

 

 

                   Giật mình cứ tưởng mây chìm đáy ao...."

 

          Thơ của Vũ Xuân Hồng gần với tiếng nói của người lao động - và thú vị nhất là cách dùng nghệ thuật nhân hóa trong làm thơ nên hình ảnh làng quê cứ hẹn lên da diết trong ta.
                                                          Ngày 16  tháng 5  năm 2013
                                                                                                                            
                                                               Nguyễn Thị Xanh

 

Chia sẻ:                  
Các bài khác: