Thứ tư, 24/04/2024,

Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt (27/10/2016)

 

Thơ Thất ngôn Tứ tuyệt đơn giản là thể thơ 1 bài gồm bốn câu và mỗi câu được mang bảy chữ, được sắp theo luật như sau: 

Bốn câu được chia thành hai cặp: 
Một cặp mang thanh x T x B x T x (trắc, bằng, trắc) 
Một cặp mang thanh x B x T x B x (bằng, trắc, bằng) 

Hai cặp này có thể đặt xen kẽ, hoặc đối xứng tùy ý, miễn sao nghe êm tai là được. Trong từng câu, những chữ mang thanh trắc bằng bắt buộc phải là các chữ 2, 4, và 6 của mỗi câu. Như vậy chữ thứ 2 và thứ 6 luôn mang cùng một thanh còn chữ thứ 4 thì ngược lại theo đúng luật thơ. 

Bảng luật Bằng vần bằng

Nếu mở đầu bài thơ bằng B T B (luật bằng) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 
Bảng 1
câu 1: x B x T x B b (vần) 
câu 2: x T x B x T b (vần) 
câu 3: x T x B x T t 
câu 4: x B x T x B b (vần) 

Bảng 2

câu 5: x B x T x B t 
câu 6: x T x B x T b (vần) 
câu 7: x T x B x T t 
câu 8: x B x T x B b (vần) 

Bảng 3

câu 3: x T x B x T t 
câu 4: x B x T x B b (vần) 

câu 5: x B x T x B t 
câu 6: x T x B x T b (vần) 

Bảng 4

câu 1: x B x T x B b (vần) 
câu 2: x T x B x T b (vần) 

câu 7: x T x B x T t 
câu 8: x B x T x B b (vần) 

Trong 4 bảng vần thì 2 bảng khớp nhau hoàn toàn là 1 và 4. Như vậy ta còn 3 bảng 1, 2, 3 là dùng được và Bảng 1 gieo 3 vần, Bảng 2 và 3 gieo 2 vần.

Bác Hồ là người hay làm thơ Tứ tuyệt (viết tắt) chúc Tết nhân dân ta nhân dịp Tết Nguyên đán.

Ví dụ 1: Bài thơ Mừng Xuân sáu tám:

Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua B-T-BB

Thắng trận tin vui khắp nước nhà T-B-TB

Nam, Bắc thi đua đánh giặc Mỹ T-B-TT

Tiến lên, toàn thắng ắt về ta B-T-BB

- Thứ tự đầu 4 câu là B-T-T-B vần chân câu 1 (qua); 2 (nhà); 4 (ta). Chữ Mỹ chân câu thứ ba vần Trắc T.

Gieo vần giống thơ Đường vần Bằng câu đầu.

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật gồm có 4 câu, mỗi câu 7 chữ, về phối thanh hay luật bằng trắc hoàn toàn giống thơ thất ngôn bát cú. Về gieo vần thì có 3 cách: 
1. Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1-2-4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) 
Ví dụ 2: 
THƠ CHÚC TẾT XUÂN ĐINH MÙI - 1967 (Hồ Chí Minh)

Xuân về xin có một bài ca, B-T-BB
Gửi chúc đồng bào cả nước ta:T-B-TB
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi, T-B-TT
Tin mừng thắng trận nở như hoa! B-T-BB

Chân câu 1 (ca); câu 2 (ta); câu 4 (hoa) vần; chân câu 3 (giỏi) vần Trắc T; 

Hay ví dụ 3:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn B-T-BB
Bảy nổi ba chìm với nước non 
 T-B-TB
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 
T-B-TT
Mà em vẫn giữ tấm lòng son 
B-T-BB
 Vần chân câu 1 (tròn); 2 (non); 4 (son). Chữ nặn chân câu thứ ba vần Trắc T.
Cách này thường được các cao nhân thời xưa xử dụng nhiều nhất. 

 

 



 

2. Gieo vần chéo: vào tiếng cuối các câu 1-3 (tiếng cuối các câu 2-4 phải là thanh trắc) hay các câu 2-4 (tiếng cuối các câu 1-3 phải là thanh trắc).

 

Ví dụ: 

 
 

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh  T-B-TT
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần B-T-TB
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm B-T-BT
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân T-B-TB

 

Cách này nếu vần như 4 câu cuối thơ Đường thì chỉ có 1 cặp chân câu 2 và chân câu 4 là vần. Cách này thường được Hồ Chí Minh sử dụng. 

3. Gieo vần ôm: Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

 

Ví dụ: 

Tiếng đàn thầm dịu dẫn tôi đi  B-T-BB
Qua những sân cung rộng hải hồ T-B-TB
Có phải A Phòng hay Cô Tô ? T-B-BB
Lá liễu dài như một nét mi  T-B-BT

Cách này ít người sử dụng.
 

Nói chung thơ này giống với thơ thất ngôn bát cú. 

 Nếu mở đầu bài thơ bằng T B T (luật trắc) thì bài thơ sẽ theo luật như sau: 

Bảng 1
câu 1: x T x B x T b (vần) 
câu 2: x B x T x B b (vần) 
câu 3: x B x T x B t 
câu 4: x T x B x T b (vần) 

Bảng 2
câu 5: x T x B x T t 
câu 6: x B x T x B b (vần) 
câu 7: x B x T x B t 
câu 8: x T x B x T b (vần) 

Bảng 3

câu 3: x B x T x B t 
câu 4: x T x B x T b (vần) 

câu 5: x T x B x T t 
câu 6: x B x T x B b (vần) 

Bảng 4

câu 1: x T x B x T b (vần) 
câu 2: x B x T x B b (vần) 

câu 7: x B x T x B t 
câu 8: x T x B x T b (vần) 

Sau khi chia xong 2 Bảng vần, chúng ta tổ hợp lại theo luật bằng riêng và luật trắc riêng. Mỗi bên có ba Bảng vần như sau:

A. Luật trắc

Bảng 1
câu 1: x T x B x T b (vần) 
câu 2: x B x T x B b (vần) 
câu 3: x B x T x B t 
câu 4: x T x B x T b (vần) 
Bảng 2
câu 5: x T x B x T t 
câu 6: x B x T x B b (vần) 
câu 7: x B x T x B t 
câu 8: x T x B x T b (vần) 

Bảng 3
câu 3: x T x B x T t 
câu 4: x B x T x B b (vần) 
câu 5: x B x T x B t 
câu 6: x T x B x T b (vần) 
Bảng 2 giống Bảng 3

B. Luật Bằng

Bảng 1
câu 1: x B x T x B b (vần) 
câu 2: x T x B x T b (vần) 
câu 3: x T x B x T t 
câu 4: x B x T x B b (vần) 

Bảng 2
câu 5: x B x T x B t 
câu 6: x T x B x T b (vần) 
câu 7: x T x B x T t 
câu 8: x B x T x B b (vần) 

Bảng 3
câu 3: x B x T x B t 
câu 4: x T x B x T b (vần) 
câu 5: x T x B x T t 
câu 6: x B x T x B b (vần) 
Bảng 2 giống Bảng 3
Như vậy còn 2 bảng cho mỗi vần trắc hay Bằng. Ta tùy theo thuận thế nào thì gieo thế ấy.
 
Thơ tứ tuyệt vì thế gieo theo mỗi vần đều có 2 Bảng vần nhiều gấp đôi thơ Đường.
 
A. Vần Bằng:
Bảng 1
câu 1: x B x T x B b (vần) Quanh năm buôn bán ở mon sông
câu 2: x T x B x T b (vần) Nuôi đủ năm con với một chồng
câu 3: x T x B x T t           Lặn lội thân cò khi quãng vắng
câu 4: x B x T x B b (vần)  Eo sèo mặt nước buổi đò đông
(Tú Xương)
Bảng 2
câu 5: x B x T x B t             Một con thuyền cũ khơi xa vắng
câu 6: x T x B x T b (vần)   Chẳng muốn gặp ai chẳng muốn đi
câu 7: x T x B x T t             Hỡi bạn đời ơi đừng trắch mắng
câu 8: x B x T x B b (vần)  Chớ giận nhau mà lại đòi đi
(Nguyễn Đông Sơn)
 
B. Vần Trắc:
Bảng 1
câu 1: x T x B x T b (vần) Ta nhớ người xa cách núi sông
câu 2: x B x T x B b (vần) 
Người xa, xa lắm nhớ ta không
câu 3: x B x T x B t           
Sao đương vui vẻ ra buồn bã!      
câu 4: x T x B x T b (vần) Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
(Tú Xương)
 
Bảng 2
câu 5: x T x B x T t            Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
câu 6: x B x T x B b (vần)  
Khi riêng, riêng cả đến tình chung
câu 7: x B x T x B t            
Tương  lọ phải là trai gái,
câu 8: x T x B x T b (vần)   
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
 
Thơ 7 chữ cũng dùng 4 bảng vần như tứ tuyệt được.
Chia sẻ:                  
Các bài khác: