Thứ bảy, 20/04/2024,


THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT “TỔ QUỐC VÀ ĐẠO PHÁP” (2012 – 2018) (12/09/2012) 

         Với mục đích góp phần tôn vinh Thơ Lục Bát, đồng thời, giữ gìn và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; phù hợp với sứ mệnh “truyền trì đạo mạch” nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc. Và Đạo Phật mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân; mọi người cùng sống tốt đời đẹp đạo và xây dựng tình đoàn kết dân tộc theo tinh thần ”Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Được sự chỉ đạo, ủng hộ của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam; Website Lục Bát Việt Nam phối hợp với Nhà tổ chức sự kiện Cty QC Báo chí và Truyền hình Việt Nam phát động cuộc thi sáng tác thơ lục bát mang tên "Tổ quốc và Đạo pháp"...

         Đó là một cuộc thi độc đáo, chưa từng có ở Việt Nam. Độc đáo, bởi đây là một cuộc thi Lục Bát đầu tiên dành riêng cho chủ đề về Phật giáo với tình yêu Tổ quốc. Một Hội đồng Cố vấn về Tổ chức và Giám khảo với hàng chục cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông và nhiều nhân sĩ, trí thức có uy tín tham gia. Thời gian của cuộc thi kéo dài kỷ lục tới 6 năm. Càng độc đáo hơn, bởi lần đầu tiên ở Việt Nam, có một bộ giải thưởng dành cho Thơ sẽ được chế tác bằng vàng- bạc thật. Và phát động vào đúng dịp lần đầu tiên Phật hoàng Trần Nhân Tông được cả thế giới tôn vinh...

  
Một buổi làm việc của Ban Chỉ đạo và Ban Tổ chức cuộc thi “Tổ quốc và Đạo pháp” tại Chùa Quán Sứ, từ trái qua: Ông Hà Văn Núi, cựu Phó chủ tịch UBTWMTTQVN; Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Giáo hội PGVN, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học; Nhà thơ Đặng Vương Hưng và Đại đức Thích Đức Thiện, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự TWGHPGVN.
 
Lục Bát từ lâu đã được xem là một thể thơ thuần Việt và gần gũi với truyền thống văn hóa của người Việt Nam nhất. Khi chữ viết còn chưa được phổ biến và thịnh hành trong xã hội ta, thì thơ Lục Bát còn có giá trị như là một trong những phương tiện, công cụ hữu hiệu để lưu giữ, phổ biến kho tàng tri thức, kinh nghiệm sống khổng lồ của dân tộc bằng cách truyền khẩu, thông qua các làn điệu dân ca, ca dao, tục ngữ... qua nhiều thế hệ. Bởi thế, Lục Bát không chỉ là thơ mà còn được xem như một biểu tượng của hồn quê và văn hóa Việt Nam.
Một kiệt tác, niềm tự hào của thi ca Việt Nam là Truyện Kiều, được sáng tác bằng Lục Bát. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã có một câu nói để đời: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn”. Suy rộng ra: Thơ Lục Bát còn thì Văn hóa Việt Nam còn, mà Văn hóa Việt Nam còn thì dân tộc ta sẽ trường tồn!
Các nhà nghiên cứu cho biết: Thơ Lục Bát rất gần gũi với Phật giáo. Có lẽ bởi trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, đến thời Lý - Trần, Phật giáo đã phát triển cực thịnh, được coi là Quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong đời sống xã hội.
Vào thời Lý – Trần, còn có 2 vị vua nổi tiếng, mà cuộc đời các ngài đã gắn chặt với nhà chùa và Đạo Phật: Một người xuất thân từ nhà chùa, được các nhà sư nuôi dưỡng, đã về kinh thành làm vua. Và hơn thế nữa còn tạo nên một vương triều và kinh thành mới. Ngược lại, người kia xuất thân từ kinh thành, Ngài đã từ bỏ ngai vàng để vào chùa đi tu hành. Và hơn thế còn xây dựng thêm chùa chiền và sáng lập ra một thiền phái mới!
Người thứ nhất, là Lý Thái Tổ - Vị vua có công rời thủ đô của nước Việt từ Hoa Lư ra Hà Nội. Khi lên 3 tuổi, đã được mẹ đem cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp ở Bắc Ninh ngày nay làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, cậu bé được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ dạy dỗ. Sư Vạn Hạnh đã tiên đoán: “Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ”. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời, ngài được tôn làm vua...
Người thứ hai, đó chính là Trần Nhân Tông - Vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngài ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ngài cũng là người đã sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Do những công lao to lớn, mà người đời sau đã suy tôn ngài là Phật hoàng Trần Nhân Tông! Thậm chí, bắt đầu từ năm 2012 này, “Sẽ có một Giải thưởng quốc tế mang tên Trần Nhân Tông về Hòa giải, được xét chọn hàng năm cho những người bằng hành động, ảnh hưởng của mình có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp hòa giải và yêu thương nhân loại, xây dựng tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo, giải quyết các mối xung đột, chấm dứt chiến tranh, những người đóng góp to lớn trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường sinh thái trên thế giới” (tin thế giới). Điều thú vị là: Hội nghị và Lễ trao Giải thưởng Trần Nhân Tông đầu tiên sẽ được tổ chức đúng “Ngày tháng Lục Bát” - 6 tháng 8 năm Nhâm Thìn (tức 21/9/2012) tại Boston - Mỹ.
Một trong những văn bản cổ nhất nói về Đạo Phật và Thơ Lục Bát mà chúng ta còn lưu giữ được bằng chữ Nôm, là tác phẩm “Cổ châu Pháp Vân Phật bản hạnh”, có từ thế kỷ XVI, Câu chuyện được kể lại dưới dạng Thơ Lục Bát về sự tích bốn pho tượng Phật: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và đời sống Phật giáo của xã hội Việt Nam hồi đó.
Để giáo lý và kinh Phật dễ hiểu, dễ nhớ và dễ phổ biến, nhiều nhà sư đã có sáng kiến dịch và chuyển thể ra thơ Lục Bát. Hiện nay, Lục Bát vẫn là một thể thơ được nhiều Tăng Ni, Phật tử sử dụng phổ biến hàng ngày, dễ dàng đi vào đời sống xã hội nhất. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam. Theo thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ, từ năm 2005 ở Việt Nam đã có gần 10 triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước ta hiện có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường... Đó là những con số có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tâm linh và xã hội hàng ngày; bởi tất cả đều đã và đang hoạt động trong lòng dân tộc, phát triển đi lên cùng thời đại và thế giới.
Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích góp phần tôn vinh Thơ Lục Bát, đồng thời, giữ gìn và tôn vinh truyền thống văn hóa dân tộc; phù hợp với sứ mệnh “truyền trì đạo mạch” nối tiếp lịch sử truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc. Và Đạo Phật mãi mãi là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và hộ quốc an dân; mọi người cùng sống tốt đời đẹp đạo và xây dựng tình đoàn kết dân tộc theo tinh thần ”Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Được sự chỉ đạo, ủng hộ của Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam (văn bản số 2313/MTTW-BTV, ngày 9-4-2012, V/v Thi sáng tác Thơ Lục Bát “Tổ quốc và Đạo pháp”, do Phó Chủ tịch Hà Văn Núi ký; văn bản số 055/CV.HĐTS-VP1, ngày 19-4-2012, V/v Cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát “Tổ quốc và Đạo pháp”, do Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự - Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu ký; xác nhận ngày 31-7-2012 của Hội Nhà văn Việt Nam, do Chủ tịch Hội, Nhà thơ Hữu Thỉnh ký); Website Lục Bát Việt Nam phối hợp với Nhà tổ chức sự kiện Cty QC Báo chí và Truyền hình Việt Nam đề xuất ý tưởng tổ chức cuộc thi sáng tác Thơ Lục Bát mang tên “Tổ quốc và Đạo pháp” cụ thể như sau:
1-  Chỉ đạo cuộc thi:
Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2- Hội đồng Cố vấn Tổ chức, Giám khảo và Bảo trợ thông tin:
Mời một số cơ quan, thông tấn báo chí, Nhân sĩ, Trí thức, Nhà thơ, Nhà hoạt động Văn hóa, Nhà hoạt động Tôn giáo, Nhà tu hành... có uy tín cao trong xã hội, làm Cố vấn Tổ chức, Bảo trợ thông tin và Giám khảo cho cuộc thi:
- Hội Nhà văn Việt Nam;
- Báo Giác Ngộ - Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh;
- Báo Người cao tuổi - Trung ương Hội Người cao tuổi VN;
- Tạp chí Hữu Nghị - Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị VN;
- Tạp chí Văn hiến Việt Nam – Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc;
- Câu lạc bộ Thi ca Doanh nhân Việt Nam;
- Một số Nhà Sư trụ trì các chùa lớn ở các tỉnh và thành phố;
- CLB Nghệ thuật Phật giáo Liên Hoa – Thủ đô Hà Nội;
3- Đề tài và nội dung:
- Cuộc thi chấp nhận mọi đề tài, nội dung: Quê hương, Đất nước, Con người, Đạo pháp và Phật sự; những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc ta xưa và nay; tình yêu thiên nhiên và lứa đôi; tình cảm gia đình và cộng đồng xã hội…
- Tác phẩm không vi phạm pháp luật, không đi ngược lại đường lối tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, không làm ảnh hưởng tới truyền thống đạo đức, văn hóa và đoàn kết dân tộc.
 
Nhà thơ Đặng Vương Hưng tặng hoa cho Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Hội đồng trị sự TWGHPGVN, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Ninh Bình, trụ trì chùa Yên Phú, nhân dịp CLB Nghệ thuật của chùa được công nhận Kỷ lục Việt Nam.
 
4- Đối tượng tham dự, thể loại và phương thức:
- Tất cả các tác giả, bạn đọc, là tăng ni, phật tử, là công dân Việt Nam, người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài và người nước ngoài biết sử dụng tiếng Việt, không phân biệt tuổi tác, tôn giáo, nghề nghiệp… đều có thể dự thi.
- Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt, dưới dạng Thơ Lục Bát, chưa công bố trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; chưa công bố trên mạng internet (kể cả Blogs, Facebook, Twitter...).
- Mỗi tác giả dự thi được gửi không quá 6 tác phẩm/ năm; (nếu tác phẩm có dung lượng lớn, có thể in thành sách, nhưng phải đề rõ "Tác phẩm tham dự cuộc thi thơ Tổ quốc và Đạo pháp" (2012 - 2018) và được Ban Tổ chức chấp nhận; mỗi tác phẩm thư dự thi phải được đặt một tít bài (tên tác phẩm) riêng, không hạn chế số chữ.
5- Địa chỉ nhận bài dự thi:
Người dự thi có thể gửi bài tới một trong những địa chỉ tiếp nhận sau đây:

- Website Lục Bát Việt Nam: Email: lucbat.com@gmail.com (ghi rõ: Thơ dự thi "Tổ quốc và Đạo pháp");
- Một Nhà Xuất bản có đủ thẩm quyền để in thành sách (cần ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi thơ "Tổ quốc và Đạo pháp", 2012 - 2018);
Lưu ý: Người dự thi phải công khai họ tên, địa chỉ, điện thoại, email (nếu có)... Chủ đề thư gửi qua email đều xin ghi rõ: Dự thi cuộc thi thơ “Tổ quốc và Đạo pháp”.
 6- Thời gian:
Thời gian tổ chức cuộc thi được tiến hành trong 6 năm (2012 - 2018);
- Phát động cuộc thi: Trước Lễ hội Lục Bát năm 2012 và kết thúc vào Lễ hội Lục Bát năm 2018;
- Ban tổ chức tiếp nhận và giới thiệu bài dự thi kể từ ngày công bố 12/9/2012 ;
- Các tác phẩm xuất sắc nhất sẽ được giới thiệu trên website lucbat.vn; hoặc được xuất bản thành sách, nhưng cần ghi rõ "Tác phẩm tham dự cuộc thi thơ Tổ quốc và Đạo pháp" (2012 - 2018).
- Mỗi năm BTC Cuộc thi sẽ sơ kết một lần và trao thưởng vào dịp Lễ hội Lục Bát (6 tháng 8 âm lịch);
- Tổng kết cuộc thi vào Lễ hội Lục Bát năm 2018.
 7- Giám khảo và Giải thưởng:
- Ban Tổ chức sẽ mời một số Nhà thơ, Nhà báo, Nhà tu hành có uy tín làm Giám khảo;
- Mỗi lần Sơ kết, sẽ trao không quá 6 giải biểu tượng “Lục Bát Trăng Vàng”, trị giá mỗi giải là 01 chỉ vàng 999,9; và không quá 8 giải biểu tượng “Lục Bát Trăng Bạc”, trị giá mỗi giải bằng 01 đồng bạc thật. (Có chứng nhận của một Cty Vàng bạc đá quý uy tín);
- Để khuyến khích các cây bút mới, mỗi tác giả chỉ được nhận "Lục Bát Trăng Vàng" một lần. Nếu những năm sau tác giả đó có bài dự thi được lọt vào vòng Chung khảo, thì sẽ được cộng điểm để xét "Lục Bát Kim Cương" khi tổng kết vào năm 2018;
- Tổng kết 6 năm, sẽ trao thưởng Giải đặc biệt biểu tượng “Lục Bát Kim cương”, trị giá tương đương 01 cây vàng 999,9. Và một số tặng phẩm đặc biệt bằng Vàng và Bạc của Ban Tổ chức. (Có chứng nhận của một Cty Vàng bạc đá quý uy tín).
 
8- Kinh phí xã hội hóa:
- Cuộc thi không sử dụng kinh phí của Nhà nước, mà được huy động từ nguồn xã hội hóa, bằng cách mời Tài trợ và Quảng cáo.
- Các Nhà tài trợ sẽ được nhận Bằng khen «Đạo pháp ghi công» được Ban Tổ chức trao trong dịp Lễ hội hàng năm, trước Báo giới và Người yêu thơ.

      Mọi sự tài trợ, ủng hộ cuộc thi "Tổ quốc và Đạo pháp" - Lục Bát Việt Nam, xin gửi về:
      Đặng Vương Hưng, số TK: 17001 48490 34677 EXIMBANK Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội
.
 
Nhà thơ Đặng Vương Hưng
             (Người sáng lập website lucbat.vn
               Tác giả ý tưởng và đề xuất cuộc thi)
 
Chia sẻ:                   Gửi cho bạn bè
Mỗi độc giả cũng là một tác giả
(Mời bạn cho ý kiến, cảm nhận và lời bình sau khi đọc bài viết trên)
Họ và tên  *
Địa chỉ  *
Email  *
Điện thoại  *
Nội dung (bạn cần sử dụng font chữ Unicode, có dấu; ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ, email, điện thoại,... Nếu thiếu các thông tin đó, có thể chúng tôi sẽ từ chối cho hiển thị
 
  Nguyễn Ngọc Đấu  - nguyenngocdau01@gmail.com  - 0942414134 - Đức Cơ - Gia Lai   (Ngày 18/07/2018 10:40:34)

Vì lý do máy vi tính hỏng nên nhờ Ban Quản Trị đăng hộ bài thơ dự thi của Nguyễn Ngọc Đấu nhân sự kiện 10 năm Lục Bát khai hoa nha



LỤC BÁT KHAI HOA



Mười năm Lục Bát khai hoa

Con thuyền chở hạt phù sa dâng đời

Ươm mầm cây đã xanh tươi

Trĩu cành quả ngọt suốt mười năm qua



Cánh cò bay lả bay la

Nắng vàng ươm ngọn tre ngà tình quê

Hương thơm mỗi độ thu về

Đượm tình Lục Bát sử thi ngọt ngào



Đồng xanh sóng lúa lao xao

Đưa nhau về chốn ca dao đầu đời

Mười mùa Lục Bát đẹp tươi

Giữ gìn di sản hồn người Việt Nam..!



Xin cảm ơn Nhà Thơ Đặng Vương Hưng người sáng lập và bảo tồn Lục Bát VM giữ gìn những nhân văn ngày một thêm tươi đẹp đơm hoa kết trái

  Nguyễn ngọc Thiên - nguyenngocthientk.@gmail.com - 01223208117 - Tm kỳ Quảng Nam  (Ngày 02/10/2016 6:51:20)

Tôi nhận thấy sân chơi nầy rất lý thú và bổ ích. Nó sẽ góp phần gìn giữ được hồn thơ Dân tộc. Tôi sẽ gửi bài tham gia. Kính chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.

  Bàn Triều Tình - bảntrieutinh@gmail.com - 0983051857 - Thị Trấn Chợ rã huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn  (Ngày 04/09/2016 18:24:48)

Cuộc thi rất có ý nghĩa , tôi sẽ gửi bài tham gia , chúc cuộc thi thành công tốt đẹp

  Tran thi hoa mai - Hoamaivang8080@gmail.com - 01208489009 - Ap2,xuống thanh ,huyện học mon ,tphcm  (Ngày 27/08/2016 13:33:07)

Xin chúc cho cuộc thi thành công tốt đẹp . Tôi rất yêu thích thơ lục bác và tôi së có tác phẫm gửi đến ban tổ chức

  Phạm Khắc Chư - phamkhacchubcvt@yahoo.com.vn - 0912861019 - nhà 5C12 ngõ 2 Chiến thăng Hà đông Hà nội  (Ngày 16/07/2016 23:22:42)

Các bạn thơ trao đổi nên tôi tìm trang mạng về cuộc thi thơ TỔ QUỐC VÀ ĐẠO PHÁP. Qua đọc nội dung cuôc thi càng nhận thức thêm sự phong phú, lịch sử lâu đời của thơ lục bát, nó tồn tại trên mọi linh vực văn hóa và tâm linh người Việt nam.Tôi nhiệt liệt ủng hộ, cảm ơn và chúc mừng ban tổ chức cuôc thi, chúc cuộc thi thành công rực rỡ. Để góp với mọi người tôi sẽ xin gửi một số bài tới ban tổ chức, xin cảm ơn.

  Nguyễn Huy Khôi - nguyenhuykhoi48@gmail.com. - 0983.264.618 - Cổ Đô Ba VÌ Hà Nội.  (Ngày 06/09/2015 15:47:57)


Do đoảng trí, chỉ xem bài dự thi mà không xem kỹ thể lệ cuộc thi,...nên có thư hỏi ban biên tâp lucbatcom về số lượng bài gửi hàng năm. Nay tôi đã rõ. BBT không phải hồi âm. Xin cảm ơn !

  Hà Thị Minh - Behattieu.ha08@gmail.com - 0974166782 - Đội 3-Nghĩa Hương-Hoằng Xuân-Hoằng hóa-Thanh Hóa  (Ngày 11/08/2015 15:07:50)

Chúc cuộc thi thành công tốt đẹp.Tôi rất yêu thơ và tôi sẽ có tác phẩm thơ của mình gửi đến ban tổ chức.

  nguyễn lê hoàng yến - nguyenyen3115@gmail.com - 01868859268 - 11/1lãnh địa đức bà  (Ngày 13/11/2014 19:07:29)

Người lính

Một vầng trăng sáng mang tên mẹ

Con khắc ghi nó ở trong tim

Thương con mẹ đừng buồn mẹ nhé

Một ngày nào đó con sẽ về

  Bùi Văn Trung  - thienduongthantien90@gmail.com  - 01668812826 - Mai Hùng - Quỳnh Lưu - Nghệ An  (Ngày 23/02/2014 11:05:16)

Chúc cho cuộc thi thành công tốt đẹp
Những nét đẹp của văn hoá dân tộc của đất nước , con người của dân tộc Việt Nam sẽ được gìn giữ và phát huy từ đời này sang đời khác....
Hy vọng mình sẽ được đứng trong hàng ngủ của hội thi ý nghĩa này ' Tổ Quốc và Đạo Pháp ' này

  Lương Duy Niệm - lduyniem@gmail.com - 01657607867 - Thạch Hóa - Tuyên Hóa - Quảng Bình  (Ngày 14/05/2013 11:46:13)

Ngày mồng 6 tháng 8 âm lịch, năm 2010, tôi được lảnh đạo thành phố Hà Nội,Bộ văn hóa thể thao và du lịch, báo Người Cao Tuổi mời ra sân đại lễ số 2 Hoa Lư dự lễ và nhận giải thưởng bài :" Danh nhân Nguyễn Trãi"-(Thơ). Dạo ấy , ban tổ chức có nói thơ Lục Bát là Quốc thơ, hiện nay nó có
được công nhận Quốc thơ chưa ?Thơ Lục Bát có niêm luật :luật thanh và luật vần của một bài lục bát chính tắc và các dạng phá luật. Làm thơ Lục bát thì dễ nhưng để có môt bài Lục Bát hay thì rất khó . Chúc cho cuộc thi thành công rực rỡ. Chuc ban giám khảo và ban biên tập khỏe mạnh hạnh phúc . Tôi sẽ tham gia cuộc thi thơ này . Xin cám ơn

  Đỗ Thị Lan - sunrise020988@gmail.com - 0978.997.860 - xóm; Đằng Ngang, thôn: Chu Xá, xã: Bắc Sơn; huyên: Ân Thi; tỉnh Hưng Yên  (Ngày 30/09/2012 10:39:02)

Lục Bát là một thể thơ dân tộc. Nó ra đời trong thời gian rất xa những con người thời hiện đại chúng ta ngày nay. Khi mới ra đời, Thể thơ này đã được yêu mến và coi đó là hồn của dân tộc Việt chúng ta. Tuy nhên những năm gần đây đã có đôi chút thành phần tuổi trẻ lãng quên những tài sản, tinh hoa của dân tộc vì vậy cuộc thi: Sáng tác thơ lục bát" Tổ Quốc và Đạo Pháp"(2012-2018)thật có ý nghĩa bồi đắp thêm lòng yêu nước, truyền thống dân tôc.Chúc cho cuộc thi thành công rực rỡ. Hi vọng, Tôi cũng sẽ trở thành một thành viên đạt giải thưởng đầy ý nghĩa đó. Xin chân thành cảm ơn............

  Nguyễn Thống - nguyenthongbg@yahoo.com.vn - 0987566559 - 0240 63 - số 360-TK3- Thị trấn Neo- Yên Dũng - Bắc Giang  (Ngày 21/09/2012 23:24:33)

Trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước Dân tộc ta tự hào với truyền thống vẻ vang lịch sử của nước nhà, trong đó có truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam đi cùng Dân tộc - Đất nước được tôn vinh lưu giữ và truyền bá phát triển là tiêu chí cuộc thi: SÁNG TÁC THƠ LỤC BÁT “TỔ QUỐC VÀ ĐẠO PHÁP” (2012 – 2018. Chúc cuộc thi thành công tốt đẹp nhất.

  Trần Định - dinhtx121147@gmail.com - 0972044379 - Phố Đội Cấm BĐ Hà Nội  (Ngày 13/09/2012 22:52:57)

Tôi tin tưởng “TỔ QUỐC VÀ ĐẠO PHÁP” sẽ là nơi lưu trữ
cho Dân Tộc, Đất Nước những thi phẩm lục bát hay nhất trong thập kỷ thứ hai cuả Thiên Niên Kỷ Mới-XXI. Chúc cuộc vận động thành công mỹ mãn.

Các bài khác: