Thứ sáu, 19/04/2024,


Ồn ào chi lắm biển ơi
Lặng yên cho đất gần trời… thăm nhau

Hờn ghen nén ở đáy sâu
Nổi lên chỉ tổ bạc đầu… ích chi?

Sông bao nhiêu nước… sông gầy
Cánh đồng gieo chữ… đợi ngày hoa non
Bao nhiêu viên phấn đã mòn
Bao nhiêu giáo án chẳng còn trẻ trung 

  Từ khi Truyện Kiều ra đời trên cõi nhân gian trong đó có cả Đại thi hào Nguyễn Du đều cho rằng Thúy Vân là người đàn bà có cuộc sống hạnh phúc nhất Có lẽ vì thế nên Đại nthi hào Nguyễn Du đã khắc họa chân dung nàng Thúy Vân với dáng vẻ bề ngoài rất viên mạn tròn đầy

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện tính hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều cũng là đỉnh cao thơ ca cổ điển của dân tộc. Vì vậy, Truyện Kiều luôn được nhân dân ta yêu mến…
Lucbat.vn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  Trong tập Thi đàn Trường Xuân số 8, tôi có đọc và chùm thơ để lại cảm xúc và ấn tượng nhất là chùm thơ của cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Mai—Phó hiệu trưởng Trường THCS Hồng Hà- Đan Phượng – Hà Nội


Chùm thơ Ngọc Mai có 4 bài đó“Bâng khuâng, Bỗng dưng, Vành trăng cong, Em vẫn là” .Bốn bài thơ đều có chủ đề về tình yêu
.

Bùi Giáng (1926-1998), là nhà thơ, dịch giả và là nhà nghiên cứu văn học. Các bút danh khác của ông là: Trung niên thi sĩ, Thi sĩ, Bùi Bàn Dúi, Bùi Văn Bốn, Vân Mồng...Ông nổi tiếng từ năm 1962 với tập thơ “Mưa nguồn”. Tác phẩm của ông viết rất đa dạng, từ thơ cho đến tiểu thuyết dịch, kịch (dịch), khảo cứu, phê bình văn học, triết học. Riêng về thể loại Lục bát, Bùi Giáng đã tạo cho những câu thơ của riêng mình một thứ vía hồn rất đặc trưng không thể trộn lẫn. 

   Tôi đọc thơ Khuất Quang Thảo ngay từ tập đầu tiên in năm 2013, tập Đêm trắng. Tập thơ ấy đã manh nha hơi hướng một gương mặt lục bát. Ngay năm sau, Thảo lại in tiếp Hương mộc lan với 150 bài lục bát. Khuất Quang Thảo làm tôi không khỏi ngạc nhiên về sự “lên đồng lục bát” khi thể thơ truyền thống này giờ chỉ nhặt khoan trong dòng chảy thơ ca đương đại. Bây giờ là tập thơ thứ ba chỉ trong vòng 3 năm, Dưới bóng mây trôi (Nxb. Hội Nhà văn, 2015). Vẫn là lục bát, 86 bài chọn từ 124 bài thơ mới trong bản thảo, hầu hết viết nửa đầu năm 2015. 

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã thể hiện tính hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Truyện Kiều cũng là đỉnh cao thơ ca cổ điển của dân tộc. Vì vậy, Truyện Kiều luôn được nhân dân ta yêu mến…
Lucbat.vn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 

   Một đời người lang thang lắm khi chẳng hết câu lục bát. Cứ xem phong vận thi nhân gắn bó với nó cũng hiểu được đôi phần. Tôi không rõ lục bát xuất hiện từ bao giờ. Nhưng có lẽ là từ lâu lắm rồi, từ trong lịch sử và đời sống tinh thần ngàn năm của người Việt. Ít thể thơ nào có sức sống mãnh liệt, lâu dài và phổ cập như lục bát. Nghẹn ngào câu hát dân ca cổ xưa đi đến Truyện Kiều áng thơ bất hủ để khắc khoải trong niềm vui lẫn tiếng thở dài của thi ca hiện đại. Không hiểu sao lục bát lại ngàn ngạt niềm trắc ẩn về thân phận con người trong hạnh phúc và đắng cay. Ám ảnh người ta đến thế.

   Tập thơ "Ký ức mưa bay" của Nguyễn Ngọc Trìu (NXB Hội nhà văn, 2015) bài nào cũng hay, cũng đẹp nhưng những bài lục bát để lại trong tôi một ấn tượng khó phai, bởi anh kế thừa được nét đẹp vốn có của thể thơ truyền thống, thổi vào mỗi câu, mỗi chữ hơi thở hiện đại làm cho sống động cái hơi, cái hồn của tâm trạng, của cuộc sống. 

       Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của Nguyễn Đình Thi được đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy ở nhiều cấp học, trong nhiều thập niên từ giữa thế kỷ XX đến bây giờ. Lục bát, không phải là thế mạnh của thơ Nguyễn Đình Thi, nhưng với bài thơ này, tác giả đã tạo dựng một hình ảnh kiêu dũng bất khuất của dân tộc Việt thông qua những hình tượng thơ giàu sức khái quát. Đồng thời hơi thở của thi phẩm như truyền cảm hứng tự hào về đất nước yêu dấu cho người đọc… 

   Với thơ. Với Lục bát, từ khá lâu, Lê Đình Cánh đã có riêng vùng công chúng rộng lớn trên thi đàn đất nước.Dọc bến bờ xa chảy, thi sĩ này với mạch nguồn thơ ấy đã làm nên dòng sông thật rờn xanh, thật lung linh, đượm nồng nơi bến bờ lắng thấm.Còn nhớ. Từ những năm 1971, khi bài thơ “Một mình anh đi” viết về Thái Bình trong chùm thơ được giải cuộc thi Báo Văn nghệ của Lê Đình Cánh, câu thơ “Rõ ràng quê gạo là đây/ Lúa vào tận phố, lúa vây tận nhà…” được đẻ ra từ trực giác, từ cái nhỡn tiền đã làm nhiều người viết cảm phục sự phát hiện hết sức điển hình của thi nhân viễn khách.

Trang [1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7, 8 ,9 ,10 ,11 ,12 ] Tiếp  Cuối cùng