Thứ sáu, 29/03/2024,


“Đọi Tam” là một làng quê nhỏ bé nổi tiếng về nghề làm trống bằng da trâu. Trống Đọi Tam đi khắp nơi trong cả nước. Nghe nói đại lễ hội kỉ niệm ngàn năm Thăng Long cũng dùng trống của làng Đọi Tam. Bài thơ không có chữ nào viết về Đọi Tam nhưng tác giả lại lấy đầu bài là: “Nói ở Đọi Tam” là muốn dẫn người đọc về cái làng nghề truyền thống đó, nơi sinh ra những cái trống làm bằng da trâu. Anh đã có lí khi lấy Đọi Tam làm cái tít cho bài thơ, làm cho bài thơ càng sâu sắc hơn, hiệu quả hơn.

Không rõ ở đâu, tự bao giờ Thơ Lục Bát ra đời và trở thành âm hưởng chủ đạo của thi ca dân tộc. Dù hiện tại có nhiều quan điểm khác nhau về gốc gác của thơ lục bát* , nhưng có thể thống nhất rằng lục bát tồn tại và có sức sống lâu bền nhất trong lịch sử thi ca Việt Nam. Nó từng được mệnh danh là “quốc phong”, “quốc túy” của thi pháp thơ Việt.

Lời thơ trẻ trung, trong sáng mà điêu luyện của nghệ thuật kết cấu chặt chẽ với chủ đề của bài thơ Ý hay Tứ lạ, lý lẽ sắc sảo khiến bạn đọc phải nhâm nhi như thưởng thức ly "cà phê góc phố" mới thấy hết vị đắng tê và ngọt dư có hậu của ngôn từ thơ. Chúc Trương Nam Chi sẽ bội thu với bài thơ Lục Bát “ ANH ƯỚC...”

"Tạm biệt Phong Nha" là một bài thơ tình hay. Lời thơ thật trong sáng, thật dễ hiểu nhưng cũng rất trữ tình. Tác giả cố ý dùng nhiều từ láy như: là đà, bồng bềnh, chênh vênh,… hoặc sử dụng tu từ điệp từ như: Động Tiên tiên ở trên trời (hai từ “tiên” liền nhau), Sông Son son sắt nào quên (hai từ “son” liền nhau) khiến các câu thơ trở nên giàu âm điệu và giàu hình ảnh một cách rất đặc sắc

Gặp tác giả Đặng Vương Hưng ngoài đời thấy anh không phải là người dễ bị khuất phục trước mọi hoàn cảnh cho dù khó khăn đến mấy, thì không dễ gì anh lại dễ bị khuất phục trước tình yêu, có lẽ vì thế anh đã và đang làm được những việc rất có ích cho đời và cho xã hội. Hy vọng rằng Đặng Vương Hưng sẽ không đơn phương trong suốt hành trình của cuộc sống cũng như trong tình yêu!

Bài thơ giống như một bức tranh về biển. Nơi ấy, có một người đang đứng lặng trên bãi cát với tâm trạng dâng đầy:

Bạn đọc đã biết đến Nguyễn Quang Thiều với những truyện ngắn đầy chất thơ, những tiểu thuyết nhiều kịch tính và chính luận, đặc biệt là những bài thơ tự do, đậm tính triết lý hiện đại... Nhưng với “Dâng trà” người yêu thơ Lục bát đã bị chinh phục, bởi cái “hồn quê” rất riêng của anh.

Động từ “thả” được dùng trong câu thơ và cũng được tác giả đặt tên cho bài thơ là một sự khéo léo tinh tế. Tại sao anh không dùng các động từ khác như tung, hất, ném... mà lại dùng động từ “thả”?

Thể lục bát Việt Nam có từ bao giờ, từ đâu, đang là những vấn đề tồn nghi. Thoạt đầu, khi thấy có tới hơn 90% ca dao được sáng tác theo thể lục bát, nhiều người đã nghĩ: lục bát có từ ca dao. Theo cách nghĩ đó, Nguyễn Văn Hoàn đã có bài viết khá công phu nhan đề “Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều”, trong đó dự đoán rằng “thể lục bát, sớm nhất, cũng chỉ xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV”.

Chỉ chừng ấy thôi cũng đủ khái quát cuộc đời của con người đã từng được: lịch sử hôn anh chàng trai chân đất mà nay đang chịu cảnh cơ hàn! Xót xa tê tái biết chừng nào! Đây là số nhiều hay số ít? Ít hay nhiều cũng là một nỗi đau!

Khi người ta xa nhau, sẽ có nhiều thời gian để kiểm nghiệm lòng mình, tình mình. Trong bài thơ này, bốn khổ thơ lục bát là bốn khúc tâm tình ngẫm ngợi về thời gian xa cách, trong đó, ba khổ trên đều mở đầu bằng từ “Xa em…” kèm theo những dấu chấm lửng như kéo dài thời gian bất tận

Nếu thử làm một phép so sánh đối chiếu, hiện nay, thơ tự do đang lên ngôi. Thứ nhất, thơ tự do không bị bó hẹp về dung lượng lẫn tư tưởng, nhà thơ được tự do bay nhảy trong thế giới ngôn từ và cảm xúc của mình.

Trước tiên Trước Trang [13 ,14 ,15 ,16 ,17 ,18 ,19 ,20, 21 ,22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng