Thứ bảy, 20/04/2024,


Mùa hạ chói chang và nóng bỏng trong nắng và gió, trong cả những tâm tư bộn bề của con người hay trăn trở với thời gian. Đọc "Đi ngang mùa hạ” của tác giả Lê Bá Duy, bỗng thấy một mùa hạ như cháy lên cùng kí ức, cùng kỉ niệm, cùng những vui buồn của đời người...

Đọc Lục bát Thuận Nghĩa càng nên đọc bằng văn bản. Khi ấy, người đọc đối diện với những câu chữ mà dòng sáu, dòng tám tạo ra các bất ngờ hệt như bước trong rừng hoang. Cái gì sẽ xảy ra sau mỗi câu chưa đoán định được. Chữ gì và ý gì đi cùng với câu vừa trôi người đọc khó duy diễn, vì ở đó không có, hoặc chưa tìm thấy dấu vết lối mòn.

“Ngoại quê” của Trịnh Anh Đạt rất chân... quê! Nhưng cũng thật phồn hoa, phong lưu, đài các!...Dấu ấn để lại trong từng thi phẩm của nhà thơ là sự cách tân, khám phá không ngừng nghỉ, mở ra góc quan sát, và sự cảm nhận rất hiện đại, trên một thể loại thơ truyền thống, cũ càng.

 

Nói với con chồng là một bài thơ có những diễn biến tâm lý vừa nhiều chiều vừa là những khúc quanh tâm trạng rất khó nắm bắt. Chỉ với lối độc thoại giãi bày của "dì" , bằng thể thơ lục bát thẫm đẫm hồn vía ca dao, rồi xử dụng ca dao phản ca dao, mang lại thành công không ngờ với một đề tài tưởng dễ mà khó...

Câu hò bổng, nỗi đau chìm
Trăng sao cũng rụng rủ tìm bến mơ
Tìm duyên em chở thuyền thơ
Thả chi giọt mắt dật dờ thuyền nghiêng?

Chỉ có bốn câu thơ thôi mà ta cảm nhận được cả không gian và thời gian của tiếng con gọi mẹ. Không gian là cách xa vời vợi. Thời gian là trong đêm tối. Ôi! Trong đêm mới càng thêm xót xa, tê tái ở cảnh tình mẹ phải xa con, con phải xa mẹ

Trao duyên  (08/06/2012)

"Truyện Kiều" là tuyệt tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du và của văn học Việt Nam. Tác phẩm có thể coi là một bi kịch lớn, chứa đựng những bi kịch nhỏ. Quyết định bán mình chuộc cha của Kiều cũng là một bi kịch. Vì vậy, Kiều đã nhờ cậy Thúy Vân thay mình để trả nghĩa cho chàng Kim. Giây phút trao duyên của Kiều gây cho chúng ta sự xúc động và ấn tượng mạnh.

Cảm xúc thường nằm ở phía sau cái nhìn thấy được, cái nghe thấy được. Thơ Lục Bát bảo ta hãy dành cho nhau, hãy ở lại dòng sông này, dòng sông Lục Bát nở trắng phây phây mà tận hưởng nó và làm cho nó tình tứ hơn, duyên dáng hơn và mẫn cảm hơn.

Bài thơ mang âm hưởng thật buồn. Nhưng ánh ngời tấm lòng thủy chung trong nghĩa phu thê, tình mẫu tử lai láng của người thiếu phụ trước nỗi đau không thể khỏa lấp.

Một vẻ ngoài rất « viên chức » ấy, thế nhưng trong góc lòng lại quặn đấy những dư ba « trăm năm vênh vẹo gánh sầu đa đoan » (Chị tôi) cho những phận người. Đó là nhân văn vậy.

“ Người gì người trắng như trăng/ trăng gì trăng nói lăng nhăng như người/ Trăng đau trăng bạc như vôi/ người đau người khuyết người vơi người mờ”
 

Người nông dân gắn bó với con trâu, cái điếu cày từ muôn thuở. Ngày nay đã được cơ giới hóa nên hình ảnh: "Con trâu đi trước cái cày theo sau" cũng còn rất ít ở đồng bằng Bắc Bộ. NT Quỳnh Trâm đã tìm được cái hình tượng người nông dân hút thuốc lào tinh nghịch thi nhau nhả khói theo hình chữ O mà lại còn: "thả hồn làm thơ". Cũng như NT Lê Vân viết: "Ế thơ! Thi sĩ đi cày/ Kiếm dăm yến thóc "mẹ mày" liếc yêu". Sự vô tư yêu đời, yêu ruộng của người nông dân từ ngàn xưa thật đáng quý, đáng kính, thơ mộng biết bao.

Trước tiên Trước Trang [13 ,14 ,15 ,16 ,17 ,18 ,19, 20 ,21 ,22 ,23 ,24 ] Tiếp  Cuối cùng