Thứ ba, 19/03/2024,


 Ông Bình Vôi "cưỡi gió mây" bay trở về không phải để thực hiện chức phận đựng vôi têm trầu như trước kia mà là để nhắc nhở: hồn dân tộc thiêng liêng chớ bao giờ có quyền được quên lãng!

Những kỉ niệm khó phai của tình người, tình đời … tới lúc hoàng hôn thường bừng thức, hắt nắng vào tâm trí con người. Nhưng rực rỡ nhất là hoài niệm về tình yêu chớm nở đầu đời – Nó bất chợt thắp bùng lên ngọn lửa vốn âm ỉ đáy lòng, soi cho bao con chữ tích tụ nơi đáy tim anh trào ra đầu ngọn bút, cống hiến cho giáo giới, bạn bè và người thân…một “Dáng xưa” xinh xắn, khiêm nhường.

 Sông Đáy huyền tích vẫn con nước ngàn đời liu riu chảy, vẫn những đám bèo tây bị xé ra, nhập vào nhưng đôi bờ đã khác xưa với cây cầu Hồng Phú không cách trở đò giang. Đôi lứa bây giờ không còn ngóng nhau bằng chuyến đò lá tre hay cầu phao ôm oam sóng vỗ. Mà tình yêu lứa đôi bây giờ cũng khác ngày xưa, khác thế hệ Ngọc Tình và tôi.

 Trên đời này có một tình yêu vô điều kiện, có một tình yêu cho không mà chẳng cần đáp trả, đó là tình mẫu tử.

Tiếng chuông giao thừa là tiếng của cuộc đời thật đánh thức những suy tư trầm mặc của thi nhân, dự cảm một "trận mưa chuyển mùa" đầy niềm tin, hy vọng, không hề nông nổi, dễ dãi mà trên cái nền của sự sự chủ động và đằm sâu nhân thế. Bất chấp những nỗi đau cắt cứa như vẫn thường trực và đón đợt trước những khoảnh khắc giao thừa!

 

Đại thi hào Nguyễn Du của chúng ta đã trở thành “Danh nhân văn hóa thế giới” như Nguyễn Trãi (năm 1980) và Hồ Chí Minh (năm 1990). Đó không chỉ là tin vui, mà là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, đặc biệt đối với những người say mê Truyện Kiều và các tác phẩm khác của Nguyễn Du.

Chúng ta vừa kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông; sau Thơ mới, đã có Thơ ca kháng chiến chống Pháp, Thơ chống Mỹ, và thơ của thời kỳ Đổi mới, thì lạ lùng thay, chất hiện đại của thơ Trần Huyền Trân ngày càng được hiện lên một cách rõ nét, đáng khâm phục, đặc biệt trong một thể thơ truyền thống: Thơ lục bát!   

Cảm xúc trữ tình của tác giả đã nhập hồn vào “Lá thư kỷ vật” để bay bổng cùng trăng ở chốn rừng già U Minh. Cùng viết về đề tài thương binh- liệt sĩ, Bùi Văn Bồng còn có bài Lời ru ngọn cỏ rất hay

Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.
Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện đi dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, đó hẳn phải là Lục bát.

 TCNV Online- Phàm việc làm thơ, đã là việc tự hành khổ mình trên cánh đồng mông lung, ám ảnh và cả huyễn hoặc của chữ nghĩa rồi, lại làm thơ lục bát nữa thì quả là một sự "liều”. Liều ở chỗ, thơ lục bát "đứng được" đã khó, nó dễ bị vần điệu vân vi đánh lừa, huống gì trông đợi ở sự mới mẻ, lay thức, cách tân ở một thể loại thơ truyền thống lâu đời bậc nhất trong thi ca Việt, mà trước đó đã có những cây đại thụ về thi pháp và giọng điệu lục bát đứng sừng sững, đất diễn trở nên quá chật hẹp, thì quả là nó khó lắm thay!

 Đến Mùa thiêng dường như chân dung nhà thơ Đặng Cương Lăng đã được định hình rõ nét. Đó là một gương mặt thơ đạo đức - trữ tình. Nếu mỗi người nghệ sĩ đều có một vùng hiện thực để phát sáng thì với cái tạng nghiêm ngắn và một tấm lòng hồn hậu, chân tình như anh, đạo đức chính là vùng khí quyển thiêng liêng, nơi người thơ ấy phát huy được thế mạnh của mình, thoát xác, thăng hoa và lóe sáng.

Trang [1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,9 ,10 ,11 ,12] Tiếp  Cuối cùng