Thứ ba, 19/03/2024,


    Một đêm” của nhà thơ Hương Sinh (in trong tập Tri Ân, NXB Hội nhà văn 2012) là bài thơ có tố chất hàn lâm, và đây là bài “đinh” trong tập thơ "Tri ân" của Hương Sinh.

  Bài viết này nằm trong khuôn khổ ghi nhận về các thể thơ căn bản Việt Nam mà các bạn đã từng bắt gặp trên các tạp chí hoặc trong các thi tập, với ước mong giúp các bạn trẻ sính thơ, muốn làm thơ, và muốn trở thành 'thi sĩ' nắm vững luật thơ. Người viết cố gắng viết thật ngắn gọn và trong sáng để các bạn dễ dàng thông suốt. Kèm theo mỗi thể thơ là những câu thơ, đoạn thơ hoặc bài thơ dẫn chứng làm kiểu mẫu.

Lối khép của bài thơ là lối khép - mở, giàu dư ba âm hưởng. Những lời dịu dàng của tác giả không chỉ nói với vợ mà còn nói với tất cả những ai sống vô tình. Đời là thế, “những mộng ảo của vinh hoa phú quý - cũng chỉ là vô nghĩa trước ngày mai”. Hãy xoa dịu cho nhau những nỗi khổ, những phiền muộn của cuộc đời bằng chính vị ngọt lành tình yêu. Hãy biết sống cho tình yêu, biết tận hưởng tình yêu - một đặc ân, một món quà vô giá mà tạo hóa ban tặng để “cứu rỗi thế giới”.

Cái thời xưa ấy...  (28/01/2015)

“Bến sông gió hú lẻ đôi/ Bồng bềnh tóc trắng về nơi tắm truồng”

Chuyện dư thừa thương yêu trong quan hệ vợ chồng ở đây được trân trọng, đề cao biết nhường nào, khi nó được ra đời song hành cùng với cơ chế thị trường hiện tại. Cái cơ chế không khéo dễ làm cho con người vô cảm, “mạnh ai nấy chạy”, tất cả lao theo vật chất mà “lãng quên” tình nghĩa!

Mỗi Nhà thơ đều có một bí quyết riêng. Vậy còn bí quyết của Nhà thơ lục bát nổi tiếng Đồng Đức Bốn là gì? "Hẳn bạn đọc sẽ không tin khi tôi nói rằng "bí quyết" của cây bút chuyên lục bát này là làm thơ khi đang… ngủ gật!

Nỗi lòng ni sư  (11/12/2014)

Ai dám chắc trong sâu thẳm nỗi niềm của người tu hành không còn tiếng đời, để rồi cảm nhận được tiếng tắc lưỡi của thạch sùng trên xà ngang trong gian phòng, với ánh sáng mờ ảo của ngọn đèn bạch lạp, thạch sùng đòi ăn trái sung, mà sao trái ấy chưa già?

  “Cạn chén” với sáu dòng lục bát. chia làm ba cặp đôi thật dịu dàng. Từ cái cớ “Cạn chén” để giãi bày con tim đa cảm. Từ hình ảnh khái quát “Dòng trôi”, “Bến mơ” để nói về hiện thưc “cay đắng” và “Bến mơ” tương lai .Bài thơ là một nét khuát của tâm tình, càng đọc càng ngẫm ta lại càng nhận ra đó là hiện thực của cuộc đời. Cũng là nét trầm tích của bài thơ này.

Thuý Kiều tài sắc vẹn tòan nên được nhiều người khen là điều dễ hiểu. Nhưng với câu hỏi “Ai khen Thuý Kiều nhiều nhất?” thì ngay cả những nhà Kiều học cũng không dễ trả lời ngay, vì nàng từng được nhiều người khen trong những hoàn cảnh khác nhau, và những lời khen đó rải rác từ đầu đến cuối truyện, nếu không có việc thống kê cẩn thận thì khó biết được kết quả.

Làm nghề giáo không gì hạnh phúc bằng học trò cũ đến thăm vào những ngày lễ, tết. Mặc dầu đã bao năm rồi, lớp lớp học trò của cô ra trường nhưng vẫn còn nhớ đến những tác phẩm mà cô dã dạy. Giờ đây, Ngày Hiến chương, cô trò lại quây quần bên nhau để lẫy Kiều. Câu thơ “Ấm lòng - cô vẫn ngân nga lẫy Kiều” là một “nhãn tự” đã làm sáng cả bài thơ.

Nhà thơ Đặng Cương Lăng, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vừa cho ra mắt tập thơ thứ sáu: Vượt dốc. Đặng Cương Lăng đang tách dần khỏi lối viết, kể cảm xúc, thật thà giãi bày cảm nghĩ sang cách nói bằng hình tượng, bằng tứ thơ ôm vào toàn khối của bài. Đây là một thành công, một khuynh hướng phát triển đáng mừng được thấy ở các cây bút vào thơ khi tuổi đời đã lớn, khi họ đã là một cán bộ vững chãi ở nhiều ngành hoạt động khác biệt với thơ.

Tập thơ lục bát: “Cụng Ly” của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội nhà văn năm 2014 có tới 121 bài, với nhiều thi tứ. Thể thơ lục bát truyền thống được thổi vào một hương gió lạ. Chất trữ tình cùng thế sự kết hợp nhuần nhuyễn tạo nên một không gian đa chiều, chuyển tải được bao trăn trở và day dứt về tình người, về thời cuộc. Chỉ điểm qua mấy bài thơ để lại những dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc ta đã thấy rất rõ những điều đó.


 

Trang [1 ,2 ,3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8 ,9 ,10, 11 ,12 ] Tiếp  Cuối cùng